Nghị định 59 về quản lý dự án đầu tư

     

Hướng dẫn mới về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong đó đáng chú ý là việc phân loại dự án được thực hiện như sau: >> Tổng hợp văn bản mới hướng dẫn Luật Xây dựng 2014

MỤC LỤC VĂN BẢN
*

CHÍNH PHỦ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 59/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày17 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

Chính phủ ban hành Nghị định về quảnlý dự án đầu tư xây dựng.

Bạn đang xem: Nghị định 59 về quản lý dự án đầu tư

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạmvi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết mộtsố nội dung thi hành Luật Xây dựng năm 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm:Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa côngtrình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầutư xây dựng.

Đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợphát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài được thựchiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA vàvốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trongnước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ ViệtNam.

Điều 2. Giảithích từ ngữ

1. Công trình, hạng mục công trìnhchính thuộc dự án đầu tư xây dựng là công trình, hạng mục công trình có quy mô,công năng quyết định đến mục tiêu đầu tưcủa dự án.

2. Công trình có ảnh hưởng lớn đếnan toàn cộng đồng được quy định tại Nghị định về quản lý chất lượng và bảo trìcông trình xây dựng.

3. Công trình có ảnh hưởng lớn đếnmôi trường là công trình thuộc dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môitrường có yêu cầu lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4. Công trình xây dựng có ảnh hưởnglớn đến cảnh quan là công trình có yêu cầu phải tổ chức thi tuyển, tuyển chọnthiết kế kiến trúc theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

5. Công trình xây dựng theo tuyếnlà công trình được xây dựng theo hướng tuyến trong một hoặc nhiều khu vực địagiới hành chính, như: Đường bộ; đường sắt; đường dây tải điện; đường cáp viễnthông; đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoátnước; và các công trình tương tự khác.

6. Dự án xây dựng khu nhà ở là dựán đầu tư xây dựng nhà ở theo quy hoạch được duyệt, được đầu tư xây dựng đồng bộhệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và có từ 02 công trình nhà ở trở lên.

7. Giám đốc quảnlý dự án là người được Giám đốc Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dựán khu vực, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn quản lý dự án phâncông là người đứng đầu để thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án một dự án đầu tư xâydựng cụ thể.

8. Giấy phép hoạt động xây dựng làgiấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho nhà thầu nướcngoài theo từng hợp đồng sau khi trúng thầutheo quy định của pháp luật Việt Nam.

9. Giấy phép xây dựng theo giai đoạnlà giấy phép được cấp cho chủ đầu tư để thực hiện xây dựng từng phần của côngtrình xây dựng, như: Móng cọc, phần móng, phần thân; hoặc thực hiện xây dựng từngcông trình xây dựng trong một dự án đầu tư xây dựng.

10. Nhà thầu nước ngoài là tổ chức,cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải cónăng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dânsự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo phápluật của nước mà nhà thầu có quốc tịch. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liêndanh, nhà thầu phụ.

11. Tổng thầu xây dựng thực hiện hợpđồng EPC (Engineering, Procurement and Construction) là nhà thầu thực hiện toànbộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựngcông trình của một dự án đầu tư xây dựng.

12. Tổng thầu xây dựng thực hiện hợpđồng chìa khóa trao tay là nhà thầu thựchiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dựán đầu tư xây dựng.

13. Văn phòng điều hành là vănphòng của nhà thầu nước ngoài được đăng kýhoạt động tại địa phương có công trình xây dựng để thực hiện nhiệm vụ nhận thầusau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng.Văn phòng điều hành chỉ tồn tại trong thời gian thực hiện hợp đồng và giải thểkhi hết hiệu lực của hợp đồng.

14. Vốn nhà nước ngoài ngân sáchlà vốn nhà nước theo quy định của pháp luật nhưng không bao gồm vốn ngân sáchnhà nước.

Điều 3. Nguyêntắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Dự án đầu tư xây dựng được quảnlý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy địnhtại Điều 51 của Luật Xây dựng năm 2014 và phù hợp với quy địnhcủa pháp luật có liên quan.

2. Quy định rõ trách nhiệm, quyềnhạn của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư vàcác tổ chức, cá nhân có liên quan đến thựchiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án.

3. Quản lý thực hiện dự án phù hợpvới loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng:

a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốnngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảođảm mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt đượchiệu quả dự án;

b) Dự án đầu tư theo hình thức đốitác công tư PPP (Public - Private Partner) có cấu phần xây dựng được quản lýnhư đối với dự án sử dụng vốn nhà nướcngoài ngân sách theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của phápluật có liên quan;

c) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốnnhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu,quy mô đầu tư, chi phí thực hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường,an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh và hiệu quả của dự án. Chủ đầu tư tự chịutrách nhiệm quản lý thực hiện dự án theo quy định của Nghị định này và các quyđịnh khác của pháp luật có liên quan;

d) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốnkhác được Nhà nước quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự ánđến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh.

4. Quản lý đối với các hoạt động đầutư xây dựng của dự án theo các nguyên tắc được quy định tại Điều4 của Luật Xây dựng năm 2014.

Điều 4. Chủ đầutư xây dựng

Chủ đầu tư xây dựng theo quy địnhtại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 do người quyếtđịnh đầu tư quyết định và được quy định cụ thể như sau:

1. Đối với dự án do Thủ tướngChính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tưlà cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ đầu tư thực hiệnthẩm quyền của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toánxây dựng công trình.

2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nướcngoài ngân sách do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội,Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầutư, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quảnlý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thành lập theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 hoặc cơ quan, tổ chức, đơnvị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Đối với dự ánsử dụng vốn ngân sách của cấp xã, chủ đầu tư là Ủyban nhân dân cấp xã. Riêng đối với dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, anninh, chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụthể của mình.

3. Đối với dự án sử dụng vốn nhànước ngoài ngân sách do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầutư thì chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quảnlý dự án đầu tư xây dựng khu vực do các doanh nghiệp này quyết định thành lậphoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựngcông trình.

4. Đối với dự án sử dụng vốn khác,chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sởhữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng. Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp,các bên góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tư.

5. Đối với dự án PPP, chủ đầu tưlà doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Phânloại dự án đầu tư xây dựng

1. Dự án đầutư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dựán gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm Ctheo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và được quy định chi tiếttại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. Dự án đầu tư xây dựng côngtrình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

a) Công trình xây dựng sử dụng chomục đích tôn giáo;

b) Công trình xây dựng mới, sửa chữa,cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụngđất).

3. Dự án đầu tư xây dựng được phânloại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dựán sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.

Điều 6. Trìnhtự đầu tư xây dựng

1. Trình tự thực hiện đầu tư xây dựngtheo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014được quy định cụ thể như sau:

a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồmcác công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khảthi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáokinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thựchiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

b) Giai đoạn thực hiện dự án gồmcác công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằngxây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệtthiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quyđịnh phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồngxây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng,thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiệncác công việc cần thiết khác;

c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưacông trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồngxây dựng, bảo hành công trình xây dựng.

2. Tùy thuộc điều kiện cụ thể vàyêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thờiđối với các hạng mục công việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điềunày.

3. Các bản vẽ thiết kế đã được thẩmđịnh, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữtheo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp ứng kịpthời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ đang lưutrữ này. Chủ đầu tư nộp tệp tin (file) bản vẽ và dự toán hoặc tệp tin bản chụp(đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm định) về cơ quan chuyên môn theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 về xây dựng để quản lý.

Chương II

LẬP, THẨM ĐỊNH,PHÊ DUYỆT DỰ ÁN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Mục 1: LẬP, THẨMĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Điều 7. Báocáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chứcđược giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lậpBáo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầutư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã cóquy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này thìkhông phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

2. Nội dungBáo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứutiền khả thi gồm các nội dung sau:

a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quymô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;

b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặtbằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;

c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giảipháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;

d) Sơ bộ về dây chuyền công nghệvà thiết bị công nghệ (nếu có).

Điều 8. Thẩm địnhBáo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư xây dựng

1. Đối với dựán sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vàquyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầutư công.

2. Đối với các dự án nhóm A sử dụngvốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác (trừ các dự án quy định tại Khoản 1 củaĐiều này) chưa có trong quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng được duyệt, chủ đầutư phải báo cáo Bộ quản lý ngành, Bộ Xây dựng hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủtướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập Báo cáo nghiên cứutiền khả thi theo quy định.

Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụchủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi có trách nhiệm lấy ý kiến chấpthuận chủ trương đầu tư xây dựng của Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liênquan để tổng hợp và trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định chủtrương đầu tư. Thời hạn có ý kiến chấp thuận về chủ trương đầu tư xây dựngkhông quá 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Điều 9. Báocáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

1. Chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáonghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 54 của Luật Xây dựngnăm 2014 để trình người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định dự án, quyết định đầutư, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 52 củaLuật Xây dựng năm 2014 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

Riêng đối với dự án PPP, việc lậpBáo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng do cơ quan, tổ chức theo quy định củapháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thực hiện. Nội dung Báo cáonghiên cứu khả thi được lập theo quy định của Nghị định này và Nghị định củaChính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựng sửdụng vốn đầu tư công, chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi sau khiđã có quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy định của LuậtĐầu tư công.

3. Đối với các dự án đầu tư xây dựngchưa có trong quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộquản lý ngành, Bộ Xây dựng hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuậnbổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổsung quy hoạch ngành trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Thời gian xemxét, chấp thuận bổ sung quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng không quá 45 (bốnmươi lăm) ngày.

4. Đối với dự án đầu tư xây dựngcông trình dân dụng, công trình công nghiệp tại khu vực chưa có quy hoạch phânkhu, quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệtthì chủ đầu tư đề nghị cấp giấy phép quyhoạch xây dựng theo quy định tại Điều 47 của Luật Xây dựng năm2014 để làm cơ sở lập Báo cáo nghiên cứu khả thi.

5. Đối với dự án quan trọng quốcgia, dự án nhóm A có yêu cầu về bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cưthì khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, người quyết định đầutư căn cứ điều kiện cụ thể của dự án có thể quyết định tách hợp phầncông việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng và tái định cư để hìnhthành dự án riêng giao cho địa phương nơi có dự án tổ chức thực hiện. Việc lập,thẩm định, phê duyệt đối với dự án này được thực hiện như một dự án độc lập.

Điều 10. Thẩmquyền thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở

1. Đối với dự án quan trọng quốcgia: Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩmđịnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy địnhriêng của pháp luật.

2. Đối với dựán đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tạiĐiều 76 Nghị định này chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại Điều58 của Luật Xây dựng năm 2014 đối với dự án nhóm A, dự án từ nhóm B trở xuốngdo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hộiquyết định đầu tư. Đối với các dự án doThủ tướng Chính phủ giao các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chứcthẩm định thì cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc các Bộ này thực hiện việcthẩm định;

b) Sở Xây dựng, Sở quản lý côngtrình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì thẩmđịnh đối với các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựngnăm 2014 của các dự án quy mô từ nhóm B trở xuống được đầu tư xây dựng trênđịa bàn hành chính của tỉnh, trừ các dự án quy định tại Điểm a, Điểm c Khoảnnày;

c) Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chức năng quảnlý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyệnchủ trì thẩm định dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựngdo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyếtđịnh đầu tư.

3. Đối với dựán đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tạiĐiều 76 Nghị định này chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 58 củaLuật Xây dựng năm 2014 (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự án nhóm A; dựán quy mô từ nhóm B trở xuống do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tậpđoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư. Đối với các dự án do Thủtướng Chính phủ giao cho các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chứcthẩm định thì cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc các Bộ này thực hiện việcthẩm định thiết kế cơ sở của dự án;

b) Sở Xây dựng, Sở quản lý côngtrình xây dựng chuyên ngành quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì thẩm địnhthiết kế cơ sở với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 58 củaLuật Xây dựng năm 2014 (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự án quy mô từnhóm B trở xuống được đầu tư xây dựng trênđịa bàn hành chính của tỉnh, trừ các dự án quy định tại Điểm a, Điểm c Khoảnnày;

c) Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chức năng quảnlý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyệnchủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trừ phần thiết kếcông nghệ) đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựngdo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyếtđịnh đầu tư;

d) Cơ quan chuyên môn trực thuộcngười quyết định đầu tư chủ trì tổ chứcthẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứukhả thi theo quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014và tổng hợp kết quả thẩm định, trình phê duyệt dự án; chủ trì tổ chức thẩm địnhdự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 5 (năm) tỷđồng.

4. Đối với dự án PPP, cơ quanchuyên môn về xây dựng theo quy định tại Khoản 3 Điều này chủ trì thẩm định thiếtkế cơ sở với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Xâydựng năm 2014 (trừ phần thiết kế công nghệ); góp ý kiến về việc áp dụng đơngiá, định mức, đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng côngtrình của dự án; đơn vị đầu mối quản lý về hoạt động PPP thuộc cơ quan nhà nướccó thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án chủ trì thẩm định các nội dung khác của Báocáo nghiên cứu khả thi, thiết kế công nghệ (nếu có) và tổng hợp kết quả thẩm địnhthiết kế cơ sở do cơ quan chuyên môn về xây dựngthực hiện, trình phê duyệt dự án.

5. Đối với dựán đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tạiĐiều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở với các nội dungquy định tại Khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 (trừphần thiết kế công nghệ) của dự án đầu tư xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấpI;

b) Sở Xây dựng, Sở quản lý côngtrình xây dựng chuyên ngành quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chứcthẩm định thiết kế cơ sở với các nội dung quy định tại Khoản 2Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự ánđầu tư xây dựng công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnhquan, môi trường và an toàn của cộng đồng đối với công trình từ cấp II trở xuống được xây dựng trên địa bàn hành chính củatỉnh;

c) Người quyết định đầu tư tổ chứcthẩm định toàn bộ nội dung dự án theo quy định tại Điều 58 củaLuật Xây dựng năm 2014, trừ các nội dung thẩm định thiết kế cơ sở do cơquan chuyên môn về xây dựng thực hiện được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoảnnày.

6. Cơ quan chủ trì thẩm định dựán, thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chứcliên quan về các nội dung của dự án. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến theo chứcnăng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản trong thời hạnquy định về các nội dung của thiết kế cơ sở; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môitrường; sử dụng đất đai, tài nguyên, kết nối hạ tầng kỹ thuật và các nội dung cầnthiết khác.

7. Trong quá trình thẩm định, cơquan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổ chứcthẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ và các nội dung khác của dự án, cụthể như sau:

a) Cơ quan chủ trì thẩm định đượcmời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định từng phần dựán, từng phần thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ và các nội dung khác của dựán;

b) Trường hợp không đủ điều kiệnthực hiện công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết địnhđầu tư được yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức, cá nhân có đủ điềukiện năng lực phù hợp đã đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của BộXây dựng, Sở Xây dựng để chủ đầu tư ký kết hợp đồng thẩm tra phục vụ công tácthẩm định. Trường hợp tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra chưa đăng ký công khaithông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng,Sở Xây dựng thì phải được cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng chấpthuận bằng văn bản. Tổ chức tư vấn lập dự án không được thực hiện thẩm tra dựán do mình lập.

Điều 11.Trình tự thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở

1. Đối với dự án đầu tư xây dựng sửdụng vốn ngân sách nhà nước:

a) Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án đếnngười quyết định đầu tư, đồng thời gửi tới cơ quan chuyên môn về xây dựng quy địnhtại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này để tổ chức thẩm định dự án. Hồ sơ trình thẩmđịnh Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Tờ trình thẩm định dự án theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục II ban hành kèmtheo Nghị định này; hồ sơ dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở; cácvăn bản pháp lý có liên quan;

b) Trong thời gian 5 (năm) ngàylàm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, cơ quan chuyên môn về xây dựng cótrách nhiệm gửi văn bản kèm theo trích lục hồ sơ có liên quan đến các cơ quan,tổ chức theo quy định tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định này để lấy ý kiến về nộidung liên quan đến dự án. Khi thẩm định dự án có quy mô nhóm A được đầu tư xâydựng trong khu vực đô thị, cơ quan chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến của Bộ Xâydựng về thiết kế cơ sở.

2. Đối với dự án sử dụng vốn nhànước ngoài ngân sách, dự án sử dụng vốn khác có yêu cầu thẩm định thiết kế cơ sở:

a) Chủ đầu tư, đơn vị đầu mối quảnlý về hoạt động PPP gửi hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án đến người quyết định đầutư, đồng thời gửi tới cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại Khoản 3, Khoản4 Điều 10 Nghị định này để tổ chức thẩm định;

b) Trong thời gian 5 (năm) ngàylàm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án, cơ quan chuyên môn về xây dựng cótrách nhiệm gửi văn bản kèm theo hồ sơ đến các cơ quan, tổ chức có liên quantheo quy định tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định này để lấy ý kiến về nội dung liênquan đến thiết kế cơ sở của dự án.

3. Thời hạn có văn bản trả lời củacơ quan, tổ chức có liên quan đến dự án, thiết kế cơ sở theo quy định tại Điểmb Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này quy định như sau: Không quá 30 (ba mươi)ngày đối với dự án quan trọng quốc gia; 20 (hai mươi) ngày đối với dự án nhómA; 15 (mười lăm) ngày đối với dự án nhóm B và 10 (mười) ngày đối với dự án nhómC. Nếu quá thời hạn, các cơ quan, tổ chức liên quan không có văn bản trả lờithì được xem như đã chấp thuận về nội dung xin ý kiến về thiết kế cơ sở và chịutrách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình.

4. Thời gian thẩm định dự án theoquy định tại Điều 59 của Luật Xây dựng năm 2014. Thời hạnthẩm định thiết kế cơ sở: Không quá 60 (sáu mươi) ngày đối với dự án quan trọngquốc gia, 30 (ba mươi) ngày đối với dự án nhóm A, 20 (hai mươi) ngày đối với dựán nhóm B và 15 (mười lăm) ngày đối với dự án nhóm C.

Xem thêm: "Cân" Nhan Sắc Chu Chỉ Nhược Xa Thi Mạn

5. Trường hợp cơ quan chuyên môn vềxây dựng yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp đơn vị tư vấn thẩm tra theo quyđịnh tại Điểm b Khoản 7 Điều 10 Nghị định này, trong thời gian 5 (năm) ngày làmviệc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bảnthông báo cho chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn và kýkết hợp đồng với tư vấn thẩm tra; thờigian thực hiện thẩm tra không vượt quá 30 (ba mươi) ngày đối với dự án quan trọngquốc gia; 20 (hai mươi) ngày đối với dự án nhóm A; 15 (mười lăm) ngày đối với dựán nhóm B và 10 (mười) ngày đối với dự án nhóm C. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửikết quả thẩm tra cho cơ quan chuyên môn vềxây dựng, người quyết định đầu tư để làm cơ sở thẩm định dự án, thiết kế cơ sở.

6. Cơ quan chủ trì thẩm định dựán, thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm tổ chức thẩm định theo cơ chế một cửaliên thông đảm bảo đúng nội dung và thời gian theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định này. Mẫu văn bảnkết quả thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở thực hiện theo Mẫu số 02 và 03quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 12. Phêduyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng

1. Dự án đầu tư xây dựng được phêduyệt tại quyết định đầu tư xây dựng. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng thựchiện theo quy định tại Điều 60 Luật Xây dựng năm 2014.

2. Nội dung chủ yếu của quyết địnhđầu tư xây dựng gồm:

a) Tên dự án;

b) Chủ đầu tư;

c) Tổ chức tư vấn lập dự án, khảosát (nếu có), lập thiết kế cơ sở;

d) Mục tiêu, quy mô đầu tư xây dựng,tiến độ thực hiện dự án;

đ) Công trình xây dựng chính, các công trình xây dựng và cấpcông trình thuộc dự án;

e) Địa điểm xây dựng và diện tíchđất sử dụng;

g) Thiết kế cơ sở, thiết kế côngnghệ (nếu có), quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng được lựa chọn;

h) Yêu cầu về nguồn lực, khai thácsử dụng tài nguyên (nếu có), vận hành sử dụng công trình; phương án bồi thường,giải phóng mặt bằng, phương án bảo vệ môi trường (nếu có), phòng chống cháy nổ;

i) Tổng mức đầu tư và dự kiến phânbổ nguồn vốn sử dụng theo tiến độ;

k) Hình thức tổ chức quản lý dự ánđược áp dụng.

2. Bộ Xây dựngquy định chi tiết về hồ sơ trình thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở và mẫuquyết định đầu tư xây dựng.

Điều 13. Báocáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

1. Dự án đầu tư xây dựng chỉ yêu cầulập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5Nghị định này.

2. Hồ sơ trình thẩm định Báo cáokinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

a) Tờ trình thẩm định Báo cáo kinhtế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình theo Mẫusố 04 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹthuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 55 của Luật Xây dựngnăm 2014.

3. Thẩm định, phê duyệt Báo cáokinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng quy định như sau:

a) Thẩm quyềnthẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thiết kế bản vẽ thicông, dự toán xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;mẫu kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Cơ quan chuyên môn thuộc ngườiquyết định đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình hồ sơ dựán đến người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

Điều 14. Điềuchỉnh dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở

1. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốnngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định tại Điểm b, Điểm d Khoản 1 Điều 61 của Luật Xây dựng năm 2014 đượcquy định cụ thể như sau:

a) Chủ đầu tư phải có phương án giảitrình, chứng minh hiệu quả bổ sung do việcđiều chỉnh dự án mang lại gồm: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội đốivới dự án sản xuất, kinh doanh, dự án có yêu cầu thu hồi vốn; hiệu quả tronggiai đoạn xây dựng, hiệu quả kinh tế - xã hội đối với dự án không có yêu cầuthu hồi vốn;

b) Điều chỉnh thiết kế cơ sở của dựán khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí địa điểmxây dựng, hướng tuyến, quy mô, công năng sử dụng các công trình thuộc dự án;

c) Việc điều chỉnh dự án do yếu tố trượt giá xây dựng được thực hiệntheo Nghị định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Việc thẩm định dự án, thiết kếcơ sở điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm trìnhđề xuất điều chỉnh dự án, thiết kế cơ sở để người quyết định đầu tư xem xét,quyết định.

Điều 15. Thituyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng

1. Công trình công cộng quy mô lớn,có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn phương ánthiết kế kiến trúc gồm:

a) Công trình công cộng cấp I, cấpđặc biệt;

b) Trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước,trung tâm hành chính - chính trị, trung tâm phát thanh, truyền hình;

c) Nhà ga đường sắt trung tâm cấptỉnh, nhà ga hàng không dân dụng;

d) Công trình giao thông trong đôthị từ cấp II trở lên có yêu cầu thẩm mỹ cao (cầu qua sông, cầu vượt, ga đườngsắt nội đô);

đ) Các công trình có vị trí quantrọng, có yêu cầu cao về kiến trúc (công trình tượng đài, điểm nhấn trong đô thị);

2. Bộ Xây dựngquy định chi tiết các công trình khác có ý nghĩa quan trọng trong đô thị vàtrên các tuyến đường chính cần tổ chức thi tuyển; quy định cụ thể về hình thứcthi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc xây dựng; quyền, trách nhiệm của cơquan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúcvà chi phí cho việc thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.

Tổ chức, cá nhân có phương án thiếtkế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theokhi có đủ điều kiện năng lực thực hiện theo quy định.

Mục 2: TỔ CHỨCQUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Điều 16. Hìnhthức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Người quyết định đầu tư quyết địnháp dụng hình thức tổ chức quản lý dự án theo quy định tại Điều62 của Luật Xây dựng năm 2014.

2. Đối với dự án sử dụng vốn ngânsách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, hình thức tổ chức quản lý dự án đượcáp dụng là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầutư xây dựng khu vực theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựngnăm 2014 và Điều 17 Nghị định này.

Trường hợp nếu người quyết định đầutư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụngvốn để đầu tư xây dựng công trình là chủ đầu tư dự án thì người quyết định đầutư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê Ban quản lý dự án chuyênngành hoặc Ban quản lý dự án khu vực để thực hiện quản lý dự án theo quy định.

3. Đối với dự án sử dụng vốn ODA,vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án đượcáp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tàitrợ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ khôngcó quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quyđịnh của Nghị định này.

4. Đối với dự án sử dụng vốn khác, người quyết định đầu tư quyếtđịnh hình thức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể củadự án.

5. Đối với dự án PPP, doanh nghiệpdự án lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị địnhnày.

Điều 17. Banquản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực

1. Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủtịch Hội đồng quản trị tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thànhlập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tưxây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dựán khu vực) để thực hiện chức năng chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý đồng thời nhiềudự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.

2. Hình thức Ban quản lý dự ánchuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được áp dụng đối với các trường hợp:

a) Quản lý các dự án được thực hiệntrong cùng một khu vực hành chính hoặc trên cùng một hướng tuyến;

b) Quản lý các dự án đầu tư xây dựngcông trình thuộc cùng một chuyên ngành;

c) Quản lý các dự án sử dụng vốnODA, vốn vay của cùng một nhà tài trợ có yêu cầu phải quản lý thống nhất về nguồnvốn sử dụng.

3. Ban quảnlý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập là tổ chứcsự nghiệp công lập; do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nướcthành lập là tổ chức thành viên của doanh nghiệp.

Ban quản lý dự án chuyên ngành,Ban quản lý dự án khu vực có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng,được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định;thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổchức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật vàngười quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thácsử dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao.

4. Căn cứ số lượng dự án cần quảnlý, yêu cầu nhiệm vụ quản lý và điều kiện thực hiện cụ thể thì cơ cấu tổ chức củaBan quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực có thể được sắp xếptheo trình tự quản lý đầu tư xây dựng củadự án hoặc theo từng dự án.

5. Ban quản lý dự án chuyên ngành,Ban quản lý dự án khu vực được thực hiện tư vấn quản lý dự án cho các dự ánkhác trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án được giao, có đủ điềukiện về năng lực thực hiện.

Điều 18. Tổchức và hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực

1. Người quyết định thành lập Banquản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực quyết định về số lượng,chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý dự ánchuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực, cụ thể như sau:

a) Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ:Các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lậpphù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc theo yêu cầu về xây dựngcơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu vực. Việc tổ chức các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khuvực trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng các Bộ này xem xét, quyết định để phù hợp với yêu cầu đặc thù trongquản lý ngành, lĩnh vực;

b) Đối với cấp tỉnh: Các Ban quảnlý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập gồm Ban quản lý dự án đầu tư xây dựngcác công trình dân dụng và công nghiệp, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cáccông trình giao thông, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nôngnghiệp và phát triển nông thôn. Riêng đối với các thành phố trực thuộc Trungương có thể có thêm Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khucông nghiệp, Ban quản lý dự án phát triển đô thị.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịutrách nhiệm quản lý đối với Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự ánkhu vực do mình thành lập.

c) Đối với cấp huyện: Ban quản lýdự án đầu tư xây dựng trực thuộc thực hiện vai trò chủ đầu tư và quản lý các dựán do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết địnhđầu tư xây dựng;

d) Đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đầu tư thì Ủyban nhân dân cấp xã thực hiện vai trò của chủ đầu tư đồng thời ký kết hợp đồngvới Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của cấp huyện hoặc Ban quản lý dự án đầutư xây dựng quy định tại Khoản 5 Điều 17 Nghị định này để thực hiện quản lý dựán;

đ) Đối với tập đoàn kinh tế, tổngcông ty nhà nước: Các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vựcđược thành lập phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính hoặc theo cácđịa bàn, khu vực đã được xác định là trọng điểm đầu tư xây dựng.

2. Ban quản lý dự án chuyên ngành,Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đượcgiao, số lượng, quy mô các dự án cần phải quản lý và gồm các bộ phận chủ yếusau:

a) Ban giám đốc, các giám đốc quảnlý dự án và các bộ phận trực thuộc để giúp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Banquản lý dự án khu vực thực hiện chức năng làm chủ đầu tư và chức năng quản lý dựán;

b) Giám đốc quản lý dự án của cácBan quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiệnnăng lực theo quy định tại Điều 54 Nghị định này; cá nhân đảm nhận các chứcdanh thuộc các phòng, ban điều hành dự án phải có chuyên môn đào tạo và có chứngchỉ hành nghề phù hợp với công việc domình đảm nhận.

3. Quy chế hoạt động của Ban quảnlý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do người quyết định thành lậpphê duyệt, trong đó phải quy định rõ về các quyền, trách nhiệm giữa bộ phận thựchiện chức năng chủ đầu tư và bộ phận thực hiện nghiệp vụ quản lý dự án phù hợpvới quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và pháp luật có liên quan.

4. Bộ Xây dựnghướng dẫn chi tiết quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quảnlý dự án khu vực.

Điều 19. Banquản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án

1. Chủ đầu tư quyết định thành lậpBan quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để quản lý thực hiện dự án quy mônhóm A có công trình xây dựng cấp đặc biệt, dự án áp dụng công nghệ cao được Bộtrưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản, dự án về quốc phòng, anninh có yêu cầu bí mật nhà nước, dự án sử dụng vốn khác.

2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựngmột dự án là tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân độclập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngânhàng thương mại theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủđầu tư giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quảnlý dự án của mình.

3. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựngmột dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Khoản 3 Điều 64 Nghịđịnh này, được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thựchiện một số công việc thuộc nhiệm vụ quản lý dự án của mình.

4. Chủ đầu tư quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tưxây dựng một dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 của LuậtXây dựng năm 2014.

Điều 20. Thuêtư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vựckhông đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tưxây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theoquy định tại Nghị định này để thực hiện.

2. Đối với các doanh nghiệp làthành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nếu không đủ điều kiệnnăng lực để quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngânsách hoặc vốn khác thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lựctheo quy định tại Nghị định này để thực hiện.

3. Tổ chức tư vấn quản lý dự án cóthể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợpđồng ký kết với chủ đầu tư.

4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án đượclựa chọn phải thành lập văn phòng quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án vàphải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máytrực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.

5. Chủ đầu tư có trách nhiệm giámsát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quangiữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phươngtrong quá trình thực hiện dự án.

Điều 21. Chủđầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án

1. Chủ đầu tưsử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếpquản lý đối với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình xây dựng quy mô nhỏcó tổng mức đầu tư dưới 5 (năm) tỷ đồng, dự án có sự tham gia của cộng đồng vàdự án có tổng mức đầu tư dưới 2 (hai) tỷ đồng do Ủy ban nhân dân cấp xã làm chủđầu tư.

2. Cá nhân tham gia quản lý dự ánlàm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp vớicông việc đảm nhận. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện nănglực để giám sát thi công và tham gia nghiệm thu hạng mục, công trình hoànthành. Chi phí thực hiện dự án phải được hạch toán riêng theo quy định của phápluật.

Điều 22. Quảnlý dự án của tổng thầu xây dựng

1. Tổng thầu xây dựng thực hiện hợpđồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay có trách nhiệm tham gia quản lý thực hiệnmột phần hoặc toàn bộ dự án theo thỏa thuận hợp đồng với chủ đầu tư và phải cóđủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và cácquy định khác của pháp luật có liên quanđể thực hiện công việc do mình đảm nhận.

2. Nội dung tham gia quản lý thựchiện dự án của tổng thầu xây dựng gồm:

a) Thành lập Ban điều hành để thựchiện quản lý theo phạm vi công việc của hợp đồng;

b) Quản lý tổng mặt bằng xây dựngcông trình;

c) Quản lý công tác thiết kế xây dựng,gia công chế tạo và cung cấp vật tư, thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo vậnhành;

d) Quản lý hoạt động thi công xâydựng, các kết nối với công việc của các nhà thầu phụ;

đ) Điều phối chung về tiến độ thựchiện, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môitrường tại công trường xây dựng;

e) Tổ chức nghiệm thu hạng mục,công trình hoàn thành để bàn giao cho chủ đầu tư;

g) Quản lý các hoạt động xây dựngkhác theo yêu cầu của chủ đầu tư.

3. Tổng thầu xây dựng được hưởng mộtphần chi phí quản lý dự án theo thỏa thuận với chủ đầu tư.

Chương III

THỰC HIỆN DỰÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Mục 1: THIẾTKẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 23. Cácbước thiết kế xây dựng

1. Thiết kế xây dựng gồm các bước:Thiết kế sơ bộ (trường hợp lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở,thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có)theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầutư dự án.

2. Dự án đầu tư xây dựng gồm mộthoặc nhiều loại công trình, mỗi loại côngtrình có một hoặc nhiều cấp công trình. Tùy theo loại, cấp của công trình vàhình thức thực hiện dự án, việc quy định số bước thiết kế xây dựng công trìnhdo người quyết định đầu tư quyết định, cụ thể như sau:

a) Thiết kế một bước là thiết kế bảnvẽ thi công được áp dụng đối với công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹthuật đầu tư xây dựng;

b) Thiết kế hai bước gồm thiết kếcơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dựán đầu tư xây dựng;

c) Thiết kế ba bước gồm thiết kếcơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với côngtrình phải lập dự án đầu tư xây dựng, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật và điềukiện thi công phức tạp;

d) Thiết kế theo các bước khác (nếucó) theo thông lệ quốc tế.

3. Công trình thực hiện trình tựthiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp vớicác nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bước trước.

4. Trườnghợp thiết kế ba bước, nếu nhà thầu thi công xây dựng cóđủ năng lực theo quy định của pháp luật thì được phép thực hiện bước thiết kế bảnvẽ thi công.

Điều 24. Thẩmquyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sửdụng vốn ngân sách nhà nước

1. Thẩm quyềnthẩm định thiết kế, dự toán:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tạiĐiều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩmđịnh thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kếbản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trìnhcấp đặc biệt, cấp I; công trình do Thủ tướng Chính phủ giao và các công trìnhthuộc dự án do mình quyết định đầu tư;

b) Sở Xây dựng, Sở quản lý côngtrình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toánxây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng(trường hợp thiết kế hai bước) của công trình từ cấp II trở xuống được đầu tưxây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Thẩm quyềnphê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng:

a) Người quyết định đầu tư phê duyệtthiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiếtkế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế hai bước;

b) Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bảnvẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước.

Điều 25. Thẩmquyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sửdụng vốn nhà nước ngoài ngân sách

1. Thẩm quyềnthẩm định thiết kế, dự toán xây dựng:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tạiĐiều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xâydựng (trường hợp thiết kế ba bước) và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng(trường hợp thiết kế hai bước) của côngtrình cấp đặc biệt, cấp I; công trình từ cấp III trở lên của dự án thuộc chuyênngành do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mìnhquyết định đầu tư; công trình do Thủ tướng Chính phủ giao và các công trình thuộcdự án do mình quyết định đầu tư;

b) Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy địnhtại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toánxây dựng (trường hợp thiết kế ba bước) và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xâydựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình từ cấp III trở lên được đầutư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tạiĐiểm a Khoản này;

c) Người quyết định đầu tư tổ chứcthẩm định thiết kế, dự toán phần công nghệ (nếu có) đối với các công trình quyđịnh tại Điểm a, Điểm b Khoản này; tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựngcác công trình còn lại và công trình lưới điện trung áp.

Người quyết định đầu tư chịu tráchnhiệm về kết quả thẩm định do mình thực hiện và có trách nhiệm gửi kết quả thẩm định (trừ phần công nghệ) đến cơquan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định này đểtheo dõi, quản lý.

2. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế,dự toán xây dựng:

a) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xâydựng trong trường hợp thiết kế ba bước;

b) Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bảnvẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽthi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước;

c) Đối với dự án đầu tư theo hìnhthức PPP, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

Điều 26. Thẩmquyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sửdụng vốn khác

1. Thẩm quyềnthẩm định thiết kế, dự toán xây dựng:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựngthuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76Nghị định này chủ trì tổ chứ