Mới có thai ăn rau muống được không

     
*

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi

Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.

Bạn đang xem: Mới có thai ăn rau muống được không

Đăng ký thành viên Hello Bacsi
*

*
*

*

Rau củ là thứ chẳng thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, nhất là các mẹ bầu thường phải dùng nhiều hơn để đảm bảo dinh dưỡng và tránh táo bón khi mang thai. Vậy bà bầu ăn rau muống được không và ăn như thế nào để tránh ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng?


Giữa hằng hà sa số các món rau thì rau muống lại là món “đưa cơm” của rất nhiều người bởi vị giòn ngọt, dễ ăn mà giá cả lại rất phải chăng. Đành rằng lợi ích là thế nhưng không chắc loại rau này sẽ vô hại với sức khỏe thai phụ. Để rõ hơn, mẹ hãy tham khảo những chia sẻ từ bác sĩ Huỳnh Kim Dung trong bài viết sau của Hello Bacsi nhé!

Bà bầu ăn rau muống được không?

Câu trả lời cho thắc mắc “Có bầu ăn rau muống được không” là “Được” nhưng nhất thiết phải chế biến kỹ và mua rau từ nguồn cung cấp an toàn, đảm bảo vệ sinh.

Xem thêm: Nhìn Lại Cuộc Đời Đầy Bi Đát Của Vũ Nữ Cẩm Nhung Sau Vụ Tạt Axit ‘Rúng Động’

Thực chất, rau muống là nguồn cung axit folic tự nhiên rất tốt. Vì vậy, mẹ bầu nên dùng để bổ sung dưỡng chất này trong tam cá nguyệt đầu tiên nhằm hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nhưng nếu 3 tháng đầu thai kỳ thể trạng của mẹ không được tốt thì tuyệt đối không nên ăn rau muống nhé!

Bà bầu ăn rau muống: 8 lợi ích không thể bỏ qua

*

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho việc bà bầu có được ăn rau muống được không. Tuy chỉ là thứ rau dân giã nhưng ít ai biết rau muống còn được ví như “sâm Nam” của người Việt bởi tác dụng chữa bệnh và có thể dùng làm thuốc bổ. Do đó, bà bầu ăn rau muống điều độ sẽ thu về những lợi ích tuyệt vời sau:


Rau muống rất giàu axit folic giúp hạn chế nguy cơ sinh non và các khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Thành phần rau có nhiều sắt nên rất có lợi cho những người bị thiếu máu đặc biệt là thai phụ. Với hàm lượng chất xơ cao, rau muống hỗ trợ điều trị các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng táo bón khi mang thai gây khó chịu. Theo thống kê, 100g rau muống cung cấp khoảng 100mg canxi. Đây là khoáng chất rất cần cho sự phát triển xương và răng của trẻ, cũng như bảo vệ mẹ khỏi chứng loãng xương sau sinh.

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn rau ngót nấu canh được không? Có nên không?


Bà bầu ăn rau muống có phải đối mặt với hạn chế nào không?

Nhiều mẹ vẫn luôn lo lắng bà bầu có được ăn rau muống không? hoặc bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không? Thực tế thì rau muống tuy dễ dùng và mang lại nhiều giá trị sức khỏe nhưng có khá nhiều lời đồn xoay quanh chuyện bà bầu ăn rau muống sẽ có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch, mệt mỏi nhiều hơn. Vậy sự thật là gì?

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai thực chất là hiện tượng phổ biến xảy ra do tử cung ngày một lớn dần chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới ở bên phải cơ thể; kèm theo sự gia tăng hormone progesterone dẫn đến sưng, giãn tĩnh mạch hơn nữa. Biểu hiện thường thấy là những đường gân xanh, tím xuất hiện chằng chịt trên các vùng da như bắp chân, âm hộ hoặc những vị trí khác. Những yếu tố như thừa cân, mang song thai, đa thai hay bà bầu phải đứng trong thời gian dài dễ đưa đến nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.

Qua đây có thể thấy vấn đề này không liên quan đến việc tiêu thụ rau muống trong thai kỳ. Ngược lại, loại rau này còn cung cấp nhiều dưỡng chất giúp khắc phục tình trạng suy giãn tĩnh mạch như chất xơ, vitamin C và magie.

Những lưu ý quan trọng khi bà bầu ăn rau muống

*

Thực tế, để trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn rau muống được không còn phụ thuộc vào cách sử dụng và chế biến như thế nào. Để tránh “rước họa” vào thân, mẹ nên bỏ túi ngay những lời khuyên sau:

Rau muống hầu hết được trồng tại các ao hồ là môi trường chứa nhiều loài giun sán ký sinh, đặc biệt là sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski) gây đau bụng, khó tiêu khi vào cơ thể. Do vậy tốt nhất là nên ăn rau đã rửa sạch và nấu chín kỹ. Tránh ăn rau muống và uống sữa cùng lúc vì điều này có thể cản trở việc hấp thụ canxi vào cơ thể. Rau muống chứa khá nhiều đạm thực vật nên nó không phải là lựa chọn tốt cho những ai bị bệnh gút. Mẹ bầu đang bị suy nhược cơ thể hoặc có hệ tiêu hóa yếu cũng không nên ăn rau muống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ ăn khoảng từ 2 – 3 lần/tuần.

Mong rằng bài viết trên đã giải đáp rõ thắc mắc bà bầu có được ăn rau muống không. Hãy đảm bảo dinh dưỡng cân đối cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm để có được thai kỳ khỏe mạnh các mẹ nhé!

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn rau tần ô được không? Loại rau này có tốt cho thai kỳ?