Luật trưng dụng tài sản

     

Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc 01 trong 05 trường hợp sau đây(1). Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;(2). Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia; (3). Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;(4) Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.

Bạn đang xem: Luật trưng dụng tài sản

Như vậy để phòng chống Đại dịch Covid-19, Nhà nước được quyền trưng mua, trưng dụng tài sản của tổ chức, của cá nhân, hộ gia đình trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản; khi dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước. Mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được.

Biện pháp huy động

Điều 55 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 “Điều 55. Huy động các nguồn lực cho hoạt động chống dịch 1. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và quy mô của bệnh dịch đe dọa đến sức khỏe nhân dân, người có thẩm quyền được huy động người, huy động cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch. Các phương tiện giao thông tham gia chống dịch được ưu tiên theo pháp luật về giao thông.

Khoản 8 Điều 14 của Luật Công an nhân dân số 54/2005/QH11“8. Trong trường hợp cấp thiết, được ra quyết định hoặc kiến nghị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và huy động phương tiện giao thông, thông tin, các phương tiện kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện đó theo quy định của pháp luật.”

Trưng mua tài sản và Trưng dụng tài sản, giống và khác nhau như thế nào, trình tự thủ tục thực hiện ra sao:

Trưng mua, Trưng dụng tài sản đều được thông qua quyết định hành chính. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản và không phân biệt đối xử, đồng thời Người có tài sản trưng mua, trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản của người có thẩm quyền.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng 1. Người có tài sản trưng mua, trưng dụng có các quyền sau đây:a) Được thanh toán tiền trưng mua tài sản; được hoàn trả tài sản trưng dụng và bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra;b) Được khen thưởng về thành tích và đóng góp trong hoạt động trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật;c) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về trưng mua, trưng dụng tài sản theo quy định của pháp luật.2. Người có tài sản trưng mua, trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản.

Trưng mua tài sản và Trưng dụng tài sản là hai biện pháp khác nhau

Về thẩm quyền: Trưng mua tài sản thuộc quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trưng dụng tài sản thuộc quyền của Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Về đối tượng Trưng mua tài sản nhà nước không mua tài sản của tổ chức là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân. Trưng dụng tài sản: nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản của cả tổ chức là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân

Về tài sản Tài sản thuộc đối tượng trưng mua: Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác. Tài sản thuộc đối tượng trưng dụng không có Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác

Về thủ tục Trưng mua tài sản phải có Quyết định. Trưng dụng tài sản có thể bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng phải có giấy xác nhận, trong trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản.

Trưng mua tài sản theo giá phổ biến trên thị trường địa phương, giá trưng mua tài sản được tính theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán; giá do hội đồng định giá xác định, giá thỏa thuận theo nguyên tắc quy định. Trưng dụng tài sản có thời hạn, tối đa 45 ngày bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành, người có tài sản trưng dụng, được nhà nước hoàn trả, được bồi thường thiệt hại khi a) Tài sản trưng dụng bị mất;b) Tài sản trưng dụng bị hư hỏng; c) Người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra.

Xem thêm: Các Đề Thi Chuyên Văn Vào Lớp 10 Chuyên Văn Trường Chuyên Khoa Học Xã

Điều 6. Hình thức và hiệu lực của quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản

1. Quyết định trưng mua tài sản phải được thể hiện bằng văn bản.2. Quyết định trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp đặc biệt không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản được quyết định trưng dụng tài sản bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng phải có giấy xác nhận.3. Quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ký ban hành

Điều 14. Thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định trưng mua tài sản quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này.2. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng mua tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 13 của Luật này.3. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này không được ủy quyền hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản.

Điều 24. Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này.

Điều 13. Tài sản thuộc đối tượng trưng mua 1. Nhà và tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này. 2. Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác.3. Phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.

Điều 23. Tài sản thuộc đối tượng trưng dụng 1. Nhà,đấtvà tài sản khác gắn liền với đất. 2. Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.

Điều 18. Giá trưng mua tài sản1. Việc xác định giá trưng mua tài sản được quy định như sau:a) Giá trưng mua tài sản được xác định căn cứ vào giá phổ biến trên thị trường địa phương của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và xuất xứ tại thời điểm quyết định trưng mua tài sản;b) Trường hợp tại thời điểm thanh toán tiền trưng mua tài sản, giá thị trường của tài sản trưng mua cao hơn so với giá thị trường tại thời điểm quyết định trưng mua thì giá trưng mua tài sản được tính theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán;c) Đối với tài sản là bất động sản, phương tiện kỹ thuật hoặc tài sản khác mà việc xác định chính xác giá khó thực hiện ngay tại thời điểm trưng mua tài sản thì người có thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản có thể thành lập hội đồng để xác định giá trưng mua tài sản.2. Giá trưng mua tài sản do người có tài sản trưng mua và người có thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản thỏa thuận theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và được ghi vào quyết định trưng mua tài sản. Trường hợp không thỏa thuận được thì người có thẩm quyền quyết định trưng mua tài sản quyết định giá trưng mua tài sản; nếu người có tài sản trưng mua không đồng ý với giá này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại.

Điều 34. Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra1. Người có tài sản trưng dụng được bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:a) Tài sản trưng dụng bị mất;b) Tài sản trưng dụng bị hư hỏng;c) Người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra.2. Mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do người quyết định trưng dụng tài sản thỏa thuận với người có tài sản trưng dụng theo nguyên tắc quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Luật này. Trường hợp không thỏa thuận được thì người quyết định trưng dụng tài sản quyết định mức bồi thường; nếu người có tài sản trưng dụng không đồng ý với mức bồi thường này thì vẫn phải chấp hành nhưng có quyền khiếu nại. Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản có thể thành lập hội đồng để xác định mức bồi thường.3. Trường hợp người có tài sản trưng dụng không nhận bồi thường thì được ghi vào biên bản hoàn trả tài sản.4. Trường hợp tài sản trưng dụng là tài sản nhà nước giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị mất hoặc bị hư hỏng thì được bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để mua mới hoặc sửa chữa.

Tóm lại, để phòng chống Đại dịch Covid-19, Nhà nước ta được quyền Trưng mua tài sản, trưng dụng tài sản theo Luật định; tổ chức, của cá nhân, hộ gia đình trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản phải nghiêm chỉnh thực hiện./.
*
Nguồn internet: Đại dịch Covid-19