Dương văn minh tuyên bố đầu hàng

     

Vành đai Pusan và mưu đồ lật ngược thế cờ

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), sau khi quân đội Bắc Triều Tiên vượt qua Vĩ tuyến 38 tiến công Hàn Quốc, chỉ sau một thời gian ngắn, đã đẩy quân đội Hàn Quốc xuống phía Nam. Tại Pusan, Hàn Quốc đã thiết lập vành đai phòng thủ cuối cùng và đứng vững tại đây. Trên cơ sở đó, Mỹ và đồng minh đã đổ quân vào, tiến hành phản công và từng bước giành lại thế chủ động. Cuối cùng, hai bên trở lại trạng thái giằng co và Hiệp ước đình chiến được ký kết.

Bạn đang xem: Dương văn minh tuyên bố đầu hàng

Tại sao họ lại có mưu đồ như vậy ?

Tình hình miền Nam trong những ngày tháng 4 năm 1975 hết sức phức tạp.

Giữa lúc các cánh Quân giải phóng đang thần tốc tiến về Sài Gòn thì Tướng tình báo Pháp Francois Vanussème đã tới gặp Tổng thống Dương Văn Minh và đề nghị Việt Nam Cộng hòa kêu gọi nước ngoài đem quân can thiệp để cứu Việt Nam Cộng hòa đang trong cơn nguy kịch. Nhân viên ngoại giao nước ngoài đề nghị quân lực Việt Nam Cộng hòa hãy cố thủ, án ngữ Vùng 4 chiến thuật, hứa hẹn sẽ đem quân giải vây, cứu Việt Nam Cộng hòa đang trong cơn nguy khốn.

Như vậy là đến phút chót, các nước lớn vẫn không từ bỏ âm mưu chia cắt đất nước ta và đó là cơ sở cho những viên tướng và đơn vị quân lực Việt Nam Cộng hòa hô hào chiến đấu đến cùng, nhằm lật lại thế cờ.

Ngoài ra, lực lượng bất tuân lệnh Dương Văn Minh cho rằng, trong phút nguy biến cuối cùng, nếu Việt Nam Cộng hòa giữ được Đồng bằng Sông Cửu Long, Hoa Kỳ và đồng minh có thể sẽ biến nó thành một Pusan thứ hai, đổ quân vào cứu nguy và thiết lập thế trận phản công.

Xem thêm: Soạn Bài Quan Âm Thị Kính Ngắn Nhất, Soạn Bài Quan Âm Thị Kính

Phòng tuyến Pusan, nơi quân đội Hàn Quốc trụ lại, được Hoa Kỳ và

đồng minh giúp thiết lập thế trận phản công (Ảnh Internet)

Cố gắng cuối cùng và cái kết

Trong trường hợp không giữ được Cần Thơ, tướng Nguyễn Khoa Nam còn có phương án dựa vào tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia với dãy núi Thất Sơn và các vùng có đông tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, có nhiều hang động hiểm trở để cầm cự lâu dài và chờ thời cơ phản công. Trong tháng 4 năm 1975, một số công trình kiên cố dự định sử dụng cho Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút về đây đã được xây dựng. Các tướng Lê Minh Đảo và Lê Văn Hưng cũng đặt nhiều hy vọng vào kế hoạch này khi từ chối lời mời của tướng Nguyễn Hữu Hạnh đề nghị các hai ông này quay về Sài Gòn hợp tác với tướng Dương Văn Minh, nhằm bàn giao chính quyền trong trật tự cho Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Không chỉ tướng Lê Minh Đảo mà tất cả những ai trung thành với chế độ Việt Nam Cộng hòa đều coi Quân đoàn IV là hi vọng cuối cùng. Nếu phòng thủ thành công đồng bằng sông Cửu Long, hy vọng sẽ vận động được Hoa Kỳ và đồng minh “quốc tế hóa” trở lại cuộc chiến tranh Việt Nam,tái hiện trận vành đai Pusan trong chiến tranh Triều Tiên .

Tuy nhiên, tại Quân khu IV, một số đơn vị quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn quyết liệt kháng cự. Lực lượng này tập trung tại An Giang, Long Xuyên, Chương Thiện, Phong Dinh. Do chưa có lực lượng chủ lực quân Giải phóng chi viện, nên bộ đội địa phương chưa thể làm chủ tình hình ở các địa phương này.

Ở Long Xuyên, sau khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, quân địch tan rã nhanh chóng. Tuy vậy, lực lượng bảo an quân Hòa Hảo vẫn ngoan cố kêu gọi “tử thủ”.

Trước thế thắng lợi của cách mạng, tàn quân địch từ các nơi đổ dồn về Tây An Cổ tự lên tới trên 5.000 lính, hô hào quyết “tử thủ” đến cùng.

Nhân dân An Giang chào đón quân giải phóng ngồi trên xe bọc thép

chiến lợi phẩm M113, tháng 5/1975 (Ảnh tư liệu)