Đàn ông nông nổi giếng khơi

     

Từ xa xưa ông bà ta đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ về cuộc sống sâu sắc và nó vẫn được áp dụng rất phổ biến cho đến ngày nay. Trong đó câu tục ngữ “Đàn ông nông nổi giếng khơi đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” được rất nhiều người áp dụng trong các tình huống của cuộc sống xã hội hiện nay. Vậy đây có phải là một câu tục ngữ có ngụ ý tốt? Ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của nó ngay sau đây nhé.

Bạn đang xem: Đàn ông nông nổi giếng khơi

*


Dịch nghĩa thông thường

Như chúng ta được biết giếng là một nơi phục vụ lấy nước sinh hoạt và được đào rất sâu, rộng xuống lòng đất, xung quanh là những bờ thành vững chắc. Trong khi đó cơi đựng trầu lại là một đồ dùng để đựng cau trầu, có hình dạng như một cái hộp nhỏ và có đáy rất nông, cạn cùng với một chiếc nắp ở trên. Giếng được ẩn dụ cho người đàn ông có chí lớn và sâu sắc nhưng trong câu văn lại đi cùng với cụm từ nông nổi. Trong khi đó cơi đựng trầu được ví như tấm lòng của người đàn bà, nông cạn nhưng lại sử dụng cụm từ sâu sắc. Đây chính là một ngụ ý mỉa mai, châm biếm của người xưa đối với xã hội thế thời trọng nam khinh nữ.

*

Ý nghĩa sâu xa 

Câu tục ngữ “Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” chính là một câu tục ngữ được sử dụng rất phổ biến của người xưa với ý nghĩa châm chọc, biểu hiện hàm ý trọng nam khinh nữ trong xã hội cũ. Họ châm biếm rằng đàn ông dù nông nổi, nhẹ dạ thì cũng chín chắn và sâu sắc hơn so với đàn bà. Đây cũng được xem là một cách nhìn nhận con người lỗi thời của người xưa đã truyền dạy lại cho hậu thế và đặt ra nhiều mâu thuẫn trong xã hội hiện đại như ngày nay.

Xem thêm: Chi Phí Cấp Biển Số Xe Máy Năm 2021 Là Bao Nhiêu? Phí Cấp Mới Biển Số Xe Máy Năm 2021 Là Bao Nhiêu

Tuy nhiên một số người lại cho rằng đây chỉ là một câu nói như muốn gửi gắm thông điệp tốt đẹp vào cuộc sống khi lấy cơi đựng trầu so sánh với giếng khơi. Giếng khơi dù có sâu rộng đến đâu cũng chỉ sử dụng để tích trữ nước còn cơi đựng trầu tuy nhỏ bé những cất giữ rất nhiều vật dụng, đại diện cho nền văn hóa Việt Nam. Trong mỗi chiếc cơi đựng trầu là đa dạng sắc màu cùng với các mùi vị cay, đắng, ngọt, nồng. Bên cạnh đó nó còn có nhiều vật dụng đi kèm như bình vôi, ống vôi, chìa vôi, âu, giỏ, tráp, … Mỗi miếng trầu gói trọn đầy đủ tinh hoa từ đất và đem đến cho người thưởng thức những cảm xúc đặc biệt.

*

“Đàn ông nông nổi giếng khơi đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” trong đời sống

Bên cạnh đó theo văn hóa của người xưa cơi đựng trầu là một món đồ không thể thiếu trong những dịp quan trọng như giỗ chạp, đám hỏi, đám cưới, … Nó thể hiện một nét đặc trưng của bản sắc dân tộc và cho đến nay nó vẫn được gìn giữ, bảo tồn cẩn thận. Vậy cớ sao câu nói này lại được giải thích theo nghĩa tiêu cực, châm biếm.

Hiện nay câu tục ngữ “Đàn ông nông nổi giếng khơi đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu’ vẫn được nhiều cánh đàn ông sử dụng trong giao tiếp hàng ngày như một cách vỗ ngực xưng tên, châm biếm phẩm chất, sự suy nghĩ, lo toan của người phụ nữ. Nhưng họ không hiểu được rằng chính cách nói này đã đánh giá bản chất của một người đàn ông không biết thông cảm, luôn tự cho mình là đúng và là một người đàn ông thiếu trách nhiệm trong cuộc sống. 

Với xã hội hiện đại, bình đẳng nam nữ như hiện nay câu nói này vẫn có thể được sử dụng nhưng chúng ta nên giải thích nghĩa theo cách tích cực hoặc cho nó chỉ là một câu tục thể hiện phong cách sống của xã hội xưa cũ. Không nên vận dụng câu tục ngữ này vào những tình huống của cuộc sống để tránh làm tổn thương người phụ nữ và biết đâu đấy bạn sẽ bị giải nghĩa ngược lại đấy. 

*

Do đó dù là giếng khơi hay cơi đựng trầu, dù sâu sắc hay nông cạn chúng ta cũng không thể dùng một câu nói để đánh đồng tất cả. Chỉ nên hiểu đây là một câu tục ngữ, ca dao nổi tiếng của người xưa và nó đã quá lạc hậu ở thời nay. Hãy trân trọng và yêu thương, thấu hiểu nhau hơn là việc bạn so đo giữa đàn ông, đàn bà, giữa nam và nữ. Hy vọng những ai đọc được câu tục ngữ này chúng ta sẽ biết vận dụng nó vào ngữ cảnh thích hợp và không sử dụng nó để châm biếm, phân biệt tính cách, suy nghĩ của người khác thông qua giới tính. 

Kết luận

Trên đây là những cách giải nghĩa khác nhau của câu tục ngữ Đàn ông nông nổi giếng khơi đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của câu nói này, từ đó bạn có thể cân nhắc kỹ hơn khi sử dụng câu tục ngữ này trong cuộc sống và các mối quan hệ xã hội của bạn. Hoặc bạn cũng có thể hiểu thêm về văn hóa Việt Nam xưa thông qua những câu ca dao, tục ngữ đậm chất xã hội cũ như câu tục ngữ này. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!