Cỏ nhọ nồi có tác dụng gì

     

Theo Y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi là cây thải dược không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, ích âm, bổ thận thường được dùng trong điều trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, mẩn ngứa, chảy máu cam, mề đay...

Bạn đang xem: Cỏ nhọ nồi có tác dụng gì


Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực, mặc hán liên, hạn liên thảo. Đây là loại cây cỏ, kích thước 30 - 40cm. Thân cây có màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. Lá mọc đối, gần như không cuống lá, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông.

Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất của cây nhọ nồi. Khi sử dụng để làm thuốc có thể dùng cây tươi, hoặc cây khô. Nếu dùng khô, trước khi cây ra hoa, bạn cần cắt lấy hết toàn bộ bộ phận trên mặt đất, phơi khô. Khi dùng thì rửa sạch lại, để ráo nước, cắt đoạn 3 – 5 cm, phơi khô. Tùy theo yêu cầu sử dụng có thể sao qua hoặc sao cháy để tăng tác dụng cầm máu của vị thuốc.

Cỏ nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận....

Theo tài liệu cổ của Ấn Độ, cỏ nhọ nồi được dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến gan, vàng da và làm thuốc bổ tổng quát, choáng váng, chữa đau răng, chữa chứng lâu tiêu, giúp lành vết thương.

Tại Trung Quốc, toàn cây cỏ nhọ nồi được dùng làm chất cầm máu, trị đau mắt, ho ra máu, tiểu ra máu, gan to, vàng da, đau lưng.

Xem thêm:

Tại nước ta, theo Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực cơ tử cung... Vị thuốc này còn được dùng trong điều trị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị chứng gan to, sưng bàng quang, sưng đường tiểu, trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương... hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.


2. Uống nhọ nồi có hạ sốt không?


Theo đông y, cây cỏ nhọ nồi có tác dụng hạ sốt. Bài thuốc hạ sốt như sau: Cỏ nhọ nồi kết hợp với sài đất, 16g cây cối xay, củ sắn dây mỗi vị 20g, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang thuốc.


Cây nhọ nồi
Bạn có thể uống nhọ nồi hạ sốt hiệu quả khi dùng đúng cách

3. Một số bài thuốc khác từ cây nhọ nồi


Thuốc giảm béo: Cỏ nhọ nồi 15g hãm với nước sôi, uống hàng ngày thay cho trà.Thuốc bổ âm điều kinh nguyệt: Cỏ nhọ nồi 12g, thanh hao 10g, nguyên sâm 10g, sinh địa 15g, bạch thược 10g và đan sâm 10g. Sắc mỗi ngày uống ngày một thang thuốc.Trị bệnh eczema ở trẻ em: Cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ vết đau. Thường 2 - 3 ngày sau khi bôi là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi. Theo y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu có nguyên nhân do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi thì da trẻ không bị kích ứng.Hỗ trị điều trị ung thư: Theo tài liệu của Trung Quốc, để hỗ trợ chữa ung thư, cỏ nhọ nồi được dùng phối hợp với những vị thuốc khác trong điều trị bệnh ung thư cổ tử cung, xương, bạch huyết, họng và dạ dày. Trong đó, tác dụng để hỗ trợ chữa ung thư họng, chỉ cần dùng mỗi vị cỏ mực 50g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.

4. Lưu ý khi sử dụng cây nhọ nồi


Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Mytiengtrungquoc.edu.vn để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!