Xã tân nhựt huyện bình chánh

     
Tân Nhựt là 1 xã của huyện Bình Chánh TP Hồ Chí MinhXã có tổng số diện tích theo km2 tự nhiên là 2.344,07haDân số có 6.640 hộ với 21.317 nhân khẩu Vị trí địa lýNằm ở vị trí nằm ở phía Tây – Tây Nam huyện Bình Chánh, xã Tân Nhựt cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 15km.

Bạn đang xem: Xã tân nhựt huyện bình chánh

Phía Đông: giáp với xã Tân Kiên; phía Tây: giáp với xã Bình Lợi và xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; phía Nam: giáp Thị trấn Tân Túc và xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; phía Bắc: giáp với xã Lê Minh Xuân và một phần phường Tân Tạo, quận Bình Tân. Lịch sử hình thành
Cách đây ba thế kỷ, cuộc phân tranh Trịnh- Nguyễn kéo dài hàng trăm năm đã gây bao nhiêu tang thương cho người dân. Nhiều người ở miền Bắc và miền Trung đã từ bỏ quê hương, di cư vào Nam dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, nhưng được sống tự do. Lần theo các kênh rạch lớn lưu dân đã cập bến theo bờ sông chợ Đệm và rạch Cái Tâm lần lượt khai hóa đất hoang, lập xóm làng. Trải qua nhiều biến động về chính trị, kinh tế và xã hội, bộ máy chính quyền Tân Nhựt có nhiều thay đổi. Theo “Gia Định Thành Thông Chí” của Trịnh Hoài Đức năm 1918 Tân Nhựt thôn thuộc tổng Long Hưng, huyện Tân Long, Phủ Tân Bình, Trấn Phiên An thuộc Gia Định thành.Đến năm 1836, tổng Long Hưng được chia thành ba tổng mới: Long Hưng Thượng, Long Hưng Trung, Long Hưng Hạ. Tân Nhựt thuộc Tổng Long Hưng Thượng có 4 thôn: Tân Nhựt thôn, Tân Nhựt Đông thôn, Tân Tạo thôn, Tân Xuân thôn. Khi Pháp đánh chiếm Nam Bộ thành lập hai thành phố mới là Sài Gòn và Chợ Lớn. Tân Nhựt vẫn nằm trong tổng Long Hưng Thượng thuộc tỉnh Sài Gòn. Năm 1956, xã Tân Nhựt được cắt về huyện Bình Chánh thuộc khu Sài Gòn- Gia Định.

Xem thêm: Gương Mặt Thân Quen Tập 6: Ngân Quỳnh Chiến Thắng, Gương Mặt Thân Quen 2013

Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện lập ấp chiến lược dồn dân làm 6 ấp. Về phía chính quyền cách mạng Trung Huyện thuộc tỉnh Gia Định Ninh, nhưng đến năm 1956 lại nhập một phần Trung Quận về Long An để thuận lợi cho việc chỉ đạo kháng chiến. Đến tháng 3/1960 Long An mới giao huyện Bình Chánh cho khu Sài Gòn – Gia Định. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, năm 1976 thực hiện chủ trương về cơ chế xã của chính quyền cách mạng, Tân Nhựt trở thành xã của huyện Bình Chánh thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc, nhân dân Tân Nhựt đã đổ biết bao xương máu, mồ hôi, nước mắt, đã có nhiều đóng góp to lớn và lập nhiều chiến công xuất sắc. Ghi nhận những công lao to lớn đó, Đảng và Nhà nước đã phong tặng xã Tân Nhựt danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Kinh tế
Cơ cấu kinh tế của xã là: Nông nghiệp chiếm 75,42%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 10,82%, ngành thương mại, dịch vụ chiếm 13,76%. Thu nhập bình quân 15 triệu đồng/người/năm..Hiện tại trên địa bàn xã có tuyến đường Cao tốc TP.HCM – Trung Lương đi qua xã Tân Nhựt với chiều dài 1.984 m. Đây là tuyến đường giao thông quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội. xã có hệ thống điện hạ thế dài khoảng 65 km, chủ yếu nằm dọc theo các tuyến đường, 100% hộ dân sử dụng trực tiếp từ lưới điện quốc gia. Địa danh nổi tiếngĐịa danh Láng Le - Bàu Cò nổi tiếng gắn liền với xã Tân Nhựt đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công nhận di tích lịch sử cấp thành phố.Tại xã Tân Nhựt còn có Trường THCS Tân Nhựt, trường THCS đầu tiên của huyện Bình Chánh được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia.
*
Một góc xã Tân Nhựt huyện Bình Chánh TP HCM
*
Trường tiểu học xã Tân Nhựt huyện Bình Chánh
*
Trường THCS xã Tân Nhựt huyện Bình Chánh