Hồi ức về quãng đời không thể nào quên ở hongkong

     

“Bat lau dung laai” (tiếng Trung Quốc 不漏洞拉 hoặc 北漏洞拉) là một câu người Hong Kong dùng để ám chỉ người Việt Nam, và phổ biến ở Hong Kong cho tới nay. Bản thân cụm từ này trong tiếng Hoa là vô nghĩa. Nếu nói theo âm Hán Việt là “bất lậu động lạp” cũng không mang ý nghĩa gì. Nhưng căn nguyên của nó là một câu chuyện dài. Khởi nguồn từ làn sóng tị nạn của “thuyền nhân” Việt Nam ở Hong Kong, mà những biến cố và hệ lụy của nó vẫn còn ảnh hưởng lâu dài đối với người dân và xã hội Hong Kong.

Bạn đang xem: Hồi ức về quãng đời không thể nào quên ở hongkong

Kể từ sau tháng 4 năm 1975, làn sóng vượt biên của người Việt Nam bắt đầu ngày càng lan rộng. Chỉ vài ngày sau ngày giải phóng, ngày 4 tháng 5 năm 1975, chiếc tàu buôn chở hàng của Đan Mạch –Clara Maersk tiếp nhận 3628 ngườiViệt từ chiếc tàu gặp nạn Trường Xuân. Vàđưa họ đến Hong Kong. Chính quyềnHong Kong coi đây là nhập cư bất hợp pháp,nhưng vì nhân đạo, họ đãchấp nhận cho những thuyền nhân trên con tàu này tạm trú. Và đưa họ vào những trại tị nạn ở Tây Cống, Phấn Lãnh và Thạch Cương. Đây sẽ là điểm khởi đầu để mang đến chodân Việt Nam tại Hong Kong cái tên mới nổi tiếng cho đến ngày hôm nay: “Bat lau dung laai”.

*

Sau chiếc tàu Clara, nhữngtàu khác chở thuyền nhân Việt Nam cập bến Hong Kong ngày càng nhiều, như tàu Hối Phong, tàu Thiên Vận, tàu nối tiếp tàu … Số lượng thuyền nhân tị nạn Việt Namtăng lên một cách nhanh chóng. Gâyđau đầu cho hòn đảo nhỏ bé này. Rồinhững người từ phía Bắc vĩ tuyến cũng bắt đầu vượt biên. Tàu lớn, tàu nhỏ, tàu đánh cá, thuyền buồm đủ loại từ miền Bắc cũng bắt đầu cập bến Hong Kong. Các tàu từ cảng Hải Phòng, cảng Quảng Ninh đổ về Hong Kong. Chính quyền Hong Kong bắt đầu mất kiênnhẫn khi phải tiếp nhận lượng ngườiồ ạt đổ vào. Theo thống kê cho tớitháng 9 năm 1979, Số lượngngười tị nạn tại Hong Kong đã lên đến con số 68.700 người.

Điềukiện sinh hoạt chật chội và thiếu thốn trong các trại. Trong lúc chờ nước thứ 3 đón đi, các người tị nạn bắt đầu xung đột lẫn nhau. Mà nhiều vụ phải giải quyết bằng vũ lựchoặc bạo loạn. Điển hình như vụđêm giao thừa năm 1992, giữa haiphe tị nạn miền Nam và miền Bắc. Màkết cuộc làm cho 24 người chết vàhàng trăm người bị thương. Vụ nàyđược xem là vụ án gây chết nhiều người nhất trong lịch sử Hong Kong. Với hàng trăm người sau đó phải ra tòa. Và một số trong số này vẫn còn ngồi tùtại Hong Kong cho tới ngày hôm nay. Vớinguyên nhân là dân Nam và dân Bắc tị nạn lôilãnh đạo của hai bên ra thoá mạ. Dẫntới chính quyền sở tại sau đó phải tách trại cho dân Nam và dân Bắc.

Chính quyền Hương Cảng lúc đó lâm cảnh, “Bỏ thì thương, vương thì tội”, “Tứ diện Sở ca”. Người dân thì vô cùng bấtbình, khi hòn đảo nhỏ bé này phải liên tục tiếp nhận người tị nạn mà theo họ nhậnxét là rất mất trật tự. Còn người tị nạn thì kêu gào thiếu thốn và đòi hỏi đủthứ. Dư luận thế giới chỉ trích chính quyền Hương Cảng liên hồi, đưa mắt sămsoi, nhất cử, nhất động. Trước tình thế ép buộc, chính quyền Hương Cảng phải tựcứu mình.

Xem thêm: Những Lợi Ích Của Việc Tắm Biển Có Tác Dụng Gì ? ​Biển Rất Có Lợi Cho Sức Khỏe Con Người

*

Trước ngày 16 tháng 6 năm 1988, bất kỳ người Việt vượt biênnào tới Hương Cảng cũng đều được tự động coi là người tị nạn. Họ được hưởngchính sách tị nạn để sau đó được sắp xếp cho đi định cư ở nước thứ 3. Từ saungày kể trên, người nhập cư bất hợp pháp tới Hương Cảng phải được phỏng vấn vàsàng lọc trước khi được công nhận là người tị nạn. Những người không được côngnhận sẽ bị trả về Việt Nam.

Để thông báo chính sách mới này, chính quyền Hương Cảng dùngđài truyền thanh quốc gia Hương Cảng Điện Đài để thông báo đến các người Việtnhập cư vào Hương Cảng biết, là nếu họ nhập cư vì lý do kinh tế thì sẽ không đượctiếp nhận, trước hay sau gì cũng bị trả về Việt Nam. Vậy nếu ai thuộc diện nhưvậy thì nên cân nhắc kỹ. Đừng tới Hương Cảng chi cho mất công. Và thông báo lịchsử đó như sau:


香港<政府>對越南船民已經實施甄別政策。跟住嗰段越南話廣播,就係向佢哋講述呢個政策嘅內容。

Bắt đầu từ nay, một chính sách mới về thuyền nhân Việt Nam đã được chấp hành tại Hồng Kông. Từ nay về sau, những thuyền nhân Việt Nam kiếm cách nhập cảnh Hồng Kông với thân phận những người di tản vì vấn đề kinh tế sẽ bị coi là những người nhập cảnh phi pháp. Là những người nhập cảnh phi pháp, họ sẽ không có chút khả năng nào để được đi định cư tại nước thứ ba, và họ sẽ bị giam cầm để chờ ngày giải về Việt Nam.

剛才嗰段越南話廣播,係向企圖進入香港嘅越南船民,講述香港對佢哋實施嘅甄別政策㗎。


Khi đoạn thông báo này được phát thanh liên tục, cứ cách một tiếng một lần. Dân Hong Kong bắt đầu thuộc lòng phần tiếng Việt. với bốn chữ đầu tiên: “Bắt đầu từ nay”, nhưng họ không hiểu ý nghĩa, và đọc theo giọng của dân bản xứ là “Bat lau dung laai”. Vì không hiểu ý nghĩa nên họ nghĩ bốn chữ này có nghĩa là “Xin chào các bạn”, hay “Xin mời chú ý!”.

Theo một số ý kiến của người Hong Kong, họ chưa từng chứngkiến cảnh loạn lạc nào như vậy, trước khi bắt đầu mở cửa đón người Việt tị nạn.Trước tình hình mất an ninh trật tự và quấy rối của một số thành phần vượtbiên. Càng lâu dài về sau, họ càng bất mãn, và lôi bốn chữ này ra nói khi ám chỉngười Việt kèm theo cái lắc đầu, lè lưỡi.

Và cuối cùng vào năm 2000, dân Hong Kong đã thở phào nhẹ nhõm khi trại tị nạn cuối cùng ở đây đóng cửa. Những dân vượt biên cuối cùng cũng được đưa về hồi hương tại Việt Nam. Cao ủy Tị nạn LHQ từ năm 1979 cho đến năm 1998 đã nợ Hong Kong số tiền là 1 tỷ 162 triệu đô la Hong Kong (HK$ 1.162.000.000) chưa thanh toán.

Đã gần 20 năm kể từ sau ngày đóng cửa trại tị nạn, và ngưngtiếp nhận dân tị nạn Việt Nam. Nhưng dân Hong Kong vẫn dùng cụm từ, “Batlau dung laai” Cho thấy ấn tượng của họ với người tị nạn Việt Nam, dù tốtdù xấu, dù ít dù nhiều, vẫn còn rất sâu đậm!