Vụ án trần dụ châu

     
TP - Căn nhà ọp ẹp tạm bợ được kêu bằng cái tên khá sang Chòi ngắm sóng mạn bắc Hồ Tây, nơi gia đình nhà thơ Phùng Quán cư ngụ luôn diễn ra những cuộc tụ bạ của đám viết chúng tôi.

Chuyện của nhà thơ Phùng Quán

Chiều muộn một ngày khá nực, nhà thơ Phùng Quán uể oải dựa cái xe đạp cà tàng vô chỗ dậu tre, trật cái mũ lá vén vạt áo nâu lau khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi. Chất giọng nhà thơ cũng uể oải cho biết vừa đi đám tang nhà thơ Đoàn Phú Tứ ở mạn bãi An Dương về.

Tài thơ cùng dịch thuật của Đoàn Phú Tứ thì ai cũng biết,… nhưng trong số chúng tôi chưa ai biết mặt Đoàn Phú Tứ cả!

Chủ nhân Phùng Quán cất giọng đọc thơ Đoàn Phú Tứ thoắt trở lại vẻ ma mỵ như mọi lần.

... Màu thời gian không xanh/Màu thời gian tím ngát/Hương thời gian không nồng/Hương thời gian thanh thanh...

Bạn đang xem: Vụ án trần dụ châu

Màu thời gian từng được ít nhất là 2 nhạc sĩ danh giá phổ nhạc: Nguyễn Xuân Khoát (phổ năm 1942), Phạm Duy (phổ năm 1971).

Nhưng Đoàn Phú Tứ không chỉ để lại cho hậu thế màu thời gian.

Ông là ĐBQH khóa I. Nam Định có 2 đơn vị bầu cử. Tỉnh Nam Định và thành phố Nam Định. Thành phố Nam Định có 2 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là cụ Nguyễn Văn Tố và Trần Huy Liệu. 15 ĐBQH trúng cử. Bên cạnh Nguyễn Tấn Gi Trọng, Nguyễn Văn Trân… có nhà thơ Đoàn Phú Tứ lúc này đã nổi danh trong thi đàn Xuân Thu nhã tập với Màu thời gian.

Cái hôm thi sĩ Đoàn Phú Tứ mất. Nhà bần bách không có thứ gì bán ra đồng tiền, thi sĩ Phùng Quán chợt nhớ ra, Đoàn Phú Tứ từng là ĐBQH khóa I.

Ông đã viết thư rồi trực tiếp đi gặp Chủ tịch QH Lê Quang Đạo để xin… chút tiền làm lễ tang cho nguyên ĐBQH Đoàn Phú Tứ!

Nhưng không gặp được ông chủ tịch QH. May xin được cái vòng hoa có dòng chữ Kính viếng nhà thơ nổi tiếng Đoàn Phú Tứ - Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.

Chuyện của một thời hiện về...

Mùa đông năm 1950, Đoàn Phú Tứ ở chiến khu Việt Bắc. Ông có chân trong tòa soạn tạp chí Văn nghệ, trong Ban chấp hành Đoàn Sân khấu Việt Nam.

Là nhà thơ, ông còn là ĐBQH khóa I. Ông cùng với một đoàn nhà văn đi thăm và úy lạo các đơn vị bộ đội vừa đánh giặc trở về. Tận mắt chứng kiến các chiến sĩ bị thương thiếu thuốc men, bông băng, và hầu hết chiến sĩ đều rách rưới, “võ vàng đói khát”, “chỉ còn mắt với răng”, mà mùa đông năm đó tiết trời chiến khu lạnh tới mức nước đóng băng…

Trở về cơ quan chân ướt chân ráo thì ông nhận được thiệp mời của Trần Dụ Châu, đến dự lễ cưới mà ông ta đứng ra tổ chức cho cán bộ cấp dưới đặc biệt thân cận, phụ trách công tác vật tư, tên là Lê Sĩ Cửu.

Trần Dụ Châu? “Màn Trần Dụ Châu”, vì mỗi cái màn bị ăn cắp mất hai tấc vải, nên hễ ngồi lên là đầu đụng trần màn; “Áo mền trấn thủ Trần Dụ Châu” vì mỗi cái mền bị rút bông lót trong áo, trong mền và thay vào bằng bao tải… Hình ảnh chuyến thực tế như đang váng vất, hiển hiện…

Đoàn Phú Tứ bước vào phòng cưới. Hội trường dựng bằng tre nứa, lợp lá gồi, sáng trưng những dãy bạch lạp to bằng cổ tay. Trên những dãy bàn dài tít tắp, xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, nấm hương, giò chả, thịt bê thui, rượu tây, cốc thuỷ tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng. Ban nhạc sống của nhạc sĩ Canh Thân được mời từ khu 3 lên tấu nhạc réo rắt…

Trần Dụ Châu quân phục đại tá choáng lộn, cưỡi ngựa đến dự cưới, theo sau là một vệ sĩ cao lớn, súng “côn bạt” xệ hông. Tân khách ngồi chật kín hội trường. Rượu vang đỏ đầy các cốc. Vị chủ hôn Trần Dụ Châu oai phong, đỏ đắn, đầy quyền uy bước ra tuyên bố làm lễ thành hôn cho đôi vợ chồng mà hắn đỡ đầu, trịnh trọng mời tân khách nâng cốc… trong tiếng nhạc vang lừng.

Nhìn thấy Đoàn Phú Tứ ngồi ở bàn đầu, Châu liền tươi cười giới thiệu: “Đám cưới hôm nay có một vị khách đặc biệt là ông Đoàn Phú Tứ, nhà thơ cự phách cửa nhóm Xuân Thu Nhã Tập. Xin mời nhà thơ nổi tiếng lên đọc một bài thơ mừng cô dâu chú rể và quý vị tân khách”.

Đoàn Phú Tứ đứng lên, mắt đăm đăm nhìn cốc rượu vang đỏ như máu đầy tràn trước mắt… Ông bỗng thấy giận run, ngẩng lên, nhìn thẳng vào mặt Trần Dụ Châu, nói lớn, nhấn mạnh từng từ một cho tất cả những người dự tiệc cưới đều nghe thấy: “Tôi xin đọc tặng vị chủ hôn, cô dâu chú rể và tất cả các vị có mặt hôm nay, một câu thơ hay nhất mà tôi vừa chợt nghĩ ra”… Khắp các bàn tiệc dậy lên tiếng xì xào tán thưởng: “Hoan hô Xuân Thu Nhã Tập! Hoan hô thi sĩ Đoàn Phú Tứ!”.

Chờ cho tiếng xì xào im hẳn, nhà thơ nói tiếp: Câu thơ đó như sau: “Bữa tiệc cưới chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng xương máu của chiến sĩ! - “Láo”, Trần Dụ Châu mặt vụt tái nhợt, quát to. Tiếp liền theo đó là tên vệ sĩ của hắn xông tới tát bốp vào mặt nhà thơ. Nhà thơ lặng lẽ rút khăn tay lau mặt, ném khăn xuống đất, rồi nhổ vào cốc rượu đỏ như máu đầy tràn trước mặt, đĩnh đạc bước ra khỏi phòng cưới.

Ngay đêm hôm đó, ĐBQH, nhà thơ Đoàn Phú Tứ viết một bức thư dài gửi lên Hồ Chủ tịch, trình bày toàn bộ sự việc.


*

Lá thư và bài báo tố giác

Nội dung bài báo cũng trùng hợp với khung cảnh đám cưới mà nhà thơ Đoàn Phú Tứ bộc bạch trong lá thư gửi Cụ Hồ. Và cả chuyện xô xát của nhà thơ Đoàn Phú Tứ với chủ hôn.

Sau Cách mạng Tháng Tám, cụ được cử làm chánh văn phòng Ủy ban lâm thời tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1955 đến lúc nghỉ hưu cụ công tác tại Bộ Văn hóa. Đã viết hàng chục bài báo được dư luận chú ý trên các báo Hà Nội Mới, Sài Gòn Giải Phóng...).

Độ một tuần sau, có công an đến chơi thăm ông Tốn và hỏi ông về chi tiết đám cưới này. Và họ đã đến tòa báo để khai thác tên thật và địa chỉ của ông Tốn.

Rồi sau đó, một công văn do ông trưởng Ty Công an tỉnh ký mời ông Tốn lên Ty để khai nhân chứng về đám cưới. Ông Tốn được đón tiếp lịch sự, ngủ lại một đêm sau khi đã viết mấy trang tường thuật mọi sự mắt thấy tai nghe trong đám cưới.

“…Cô dâu ăn mặc lộng lẫy, áo gấm Thượng Hải màu nhạt, tay đeo hai ba nhẫn kim cương, dây chuyền ngọc thạch, đi hài công chúa. Chú rể mặc bộ comlê títso xoa, tay đeo đồng hồ Long-din. Bề ngoài cặp này rất đẹp đôi!

Vào tiệc là những tiếng bốp bốp của rượu sâm banh và cốt-nhát (cô nhắc) khiến cho nhiều quan khách giật mình. Các món ăn nhậu thì có chim, gà, vây bóng, tôm, cua bể…

Để có được bữa tiệc rượu sơn hào hải vị này, ban tổ chức đã phải thuê một tốp đầu bếp giỏi ở Hà Nội ra phục vụ với giá công rất cao.

Cứ độ một giờ họ lại thay đổi món, xen kẽ hoa quả quí như lê, táo Trung Quốc và bánh ngọt Bôđêga.

Thuốc lá thì toàn loại hảo hạng. Quan khách vừa ăn uống vừa nghe nhạc sống của tốp nhạc gánh xiếc Long Tiên ở khu Ba vừa lên do ông L.X.T làm nhóm trưởng. Ông T đã được trả một số tiền khá lớn về công phục vụ đêm liên hoan này.

Ban tổ chức lại rất tâm lý, đã cho bê cà phê sữa lên lúc nửa đêm do đó khách lại tỉnh như sáo và trò chuyện hát hò, ngâm thơ, nghe nhạc đến gần 2 giờ sáng mới giải tán. Trong tiệc có xảy ra xô xát giữa nhà văn Đ.P.T với một đại biểu bạn thân của ông chủ hôn.

Sáng hôm sau tôi được ban tổ chức nhờ tiêm pênixilin cho vài người, có cả nữ giới. Trong khi chờ cơm sáng, tôi cứ thấy họ xì xào mời người này người khác sang nhà hàng xóm làm gì không biết. Tự nghĩ tại sao mình cũng là khách mà không được mời, họ phân biệt đối xử bất lịch sự ! Để dò la, tôi giả vờ đi tiểu để nhìn qua khe cửa thì té ra bọn này kéo nhau luân phiên sang hút thuốc phiện. Mấy người vừa được tôi tiêm hộ sau đó mới biết đó là mấy chàng và nàng trong băng buôn lậu dan díu với nhau mắc bệnh kín.

Ra về, tôi cảm thấy nhức nhối vì thấy đấy là một ổ sa đọa, trụy lạc, tham ô, hủ hóa móc ngoặc được ô dù cao cấp che chở.


*
Con trai trưởng nhà thơ, ông Đoàn Phú Tuấn trong một hội thảo về Đoàn Phú Tứ của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2014

Vào cuộc của Thanh tra Quân đội

Một đêm hè 1950, tại Chiến khu Việt Bắc, Thiếu tướng Trần Tử Bình, một yếu nhân trong thanh tra quân đội được triệu lên gặp Bác. Bác trao cho ông lá thư của đại biểu Quốc hội Đoàn Phú Tứ: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi lên cho Bác. Bác đã đọc kỹ lá thư này và rất đau lòng!”.

Ngay hôm sau, Tổng Thanh tra quân đội Lê Thiết Hùng triệu tập cuộc họp “Điều tra vụ tham ô của Đại tá Cục trưởng Quân nhu Trần Dụ Châu”. Tới dự có ông Xuân Thủy và nhà báo Hồng Hà. Thiếu tướng Trần Tử Bình đọc lại bức thư. Cả hội nghị im lặng. Ông nói tiếp, Bác yêu cầu chúng ta phải điều tra gấp, làm rõ từng vụ việc”.

Ngay hôm sau, người của Thanh tra quân đội tỏa về các liên khu. Trực tiếp ông Bình khoác ba lô xuống đơn vị, gặp gỡ từng cán bộ, chiến sĩ để trò chuyện về đời sống của bộ đội, về cấp phát quân nhu của Châu.

Tài liệu từ Khu Bốn gửi ra, từ Khu Ba gửi lên, rồi Chiến khu Việt Bắc... Trần Dụ Châu hiện nguyên hình một kẻ gian hùng, trác táng.

Xem thêm: Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Y Tây Nguyên Tuyển Sinh 2020

Theo hồi ức của cụ Phạm Trịnh Cán (1912 - 2003), từng học Luật ở Hà Nội, lúc bấy giờ là đại tá Cục trưởng Cục Quân pháp: “Là Cục trưởng Quân nhu, Châu lo ăn mặc, thuốc men cho bộ đội. Quần áo, thuốc men được thu mua từ nội thành, vì thế đơn vị quân nhu đóng ở Thái Nguyên, để ra vào thành cho dễ. Cục phó Phạm Toàn, trưởng phòng tiếp liệu Lê Sĩ Cửu là đệ tử thân tín của Châu.

Trần Dụ Châu tác oai tác quái từ 1949 đến mùa hè 1950… Thời gian này, bộ đội toàn ăn gạo hẩm phải vào rừng lấy măng thay rau. Nhiều đơn vị chủ lực phải ăn cháo để đánh địch. Áo trấn thủ và “chăn chiên kháng chiến” chỉ là lớp bông mỏng. Thuốc men thiếu thốn.

Anh Trần Tử Bình đã tìm tôi, nói luôn “Trung ương chỉ thị phải mở cuộc điều tra về vụ tham nhũng này. Đây là chỉ thị tối mật. Ngoài mấy ông Trung ương, chỉ có tôi và anh biết. Nếu để lộ, Trần Dụ Châu mà chạy trốn vào thành thì chúng mình mất đầu”. Rồi anh Bình giao nhiệm vụ cho Quân pháp vào cuộc”.

Cục Quân pháp cử cán bộ xuống các đơn vị. Tôi biết tiến hành việc này không chỉ xin chỉ thị Trung ương mà còn phải xin chỉ thị của Bác. Việc này phải hết sức thận trọng vì là lần đầu xử lý cán bộ cao cấp, lại là cán bộ hoạt động trước cách mạng...”.

Bộ Tổng tư lệnh cho bắt Phạm Toàn trước để lấy lời khai. Ông Phạm Trịnh Cán trực tiếp hỏi cung. Đêm ấy, Toàn dùng lựu đạn ăn cắp được cho nổ dưới bụng tự sát.

Cửu bị bắt sau đó, tạm giam cạnh nhà Cục Quân pháp. Mấy ngày sau, Cửu cũng lấy que nứa cắt mạch máu cổ tay, định tự vẫn.

Và đây là hồi ức của nhà báo Hồng Hà.

Trần Dụ Châu khai trước các cơ quan pháp luật. Sinh năm 1906 tại một tỉnh miền Trung, Châu bước vào đời bằng đi làm thư ký toà sứ Pháp.

Cách mạng Tháng Tám, Châu hiến cho Nhà nước một phần tài sản của mình, rồi hoạt động trong Ủy ban Công sở Nha Hỏa xa Việt Nam. Toàn quốc kháng chiến, Châu ra Bắc, được giao việc chạy một kho hàng lớn hơn ngàn tấn gạo, muối ở Vân Đình, Hà Đông, đưa lên Việt Bắc cho bộ đội.

Là người tháo vát, năng động, có đầu óc kinh doanh, Châu được vào làm ở Cục Quân nhu. Sau một thời gian làm tốt việc cung cấp lương thực, trang bị cho bộ đội, Châu được phong quân hàm đại tá, làm giám đốc Nha Quân Nhu. Có địa vị cao, quyền hành rộng, nắm trong tay hàng trăm triệu đồng, cơ chế kiểm tra, kiểm soát lại lỏng lẻo, không biết tự kiềm chế, Châu đi dần vào con đường sa ngã.

Châu lấy cắp của công quỹ, các tài sản khác trị giá 143.900 đồng Việt Nam. Châu còn nhận hối lộ khá nhiều tiền, chuyên quyền, độc đoán, sống sa đọa, đồi truỵ. Tuyển người, thải người theo sở thích cá nhân, vung tiền bao gái; Châu dan díu với một nữ nhân viên xinh đẹp, bổ nhiệm làm “bí thư văn phòng” của Nha, làm việc cùng buồng, ăn ở cùng nhà với Châu.

Tiếng tăm ăn chơi của Châu nổi như cồn ở Hanh Cù, Phú Thọ. Cũng tại thị trấn này, Châu tổ chức đám cưới cho thuộc hạ, tiêu tốn hàng vạn đồng. Báo Cứu Quốc đã có bài phê bình kịch liệt đám cưới này mà nhân dân Phú Thọ thì nói rằng “đã làm váng đục cả một khúc sông Thao”.

Tay chân đắc lực nhất của Châu là Lê Sỹ Cửu. Cửu quê miền Trung, kém Châu 10 tuổi. Cửu mồ côi cha mẹ từ năm 8 tuổi. Năm 12 tuổi, hắn ra Móng Cái, tham gia buôn thuốc phiện lậu trên đường Móng Cái - Hải Phòng. Sau Cách mạng tháng Tám, Cửu trở về miền Trung, vào làm công an, nhưng được ít lâu thì bị đuổi. Kháng chiến toàn quốc, Cửu gặp và được Châu giới thiệu vào làm ở Ban Vận tải quân giới. Một thời gian sau, lại bị đuổi việc, Cửu lần mò lên Cao Bằng kiếm ăn. Tại đây, tháng 8/1947, gặp lại Châu, Cửu được Châu đưa vào Cục Quân nhu, làm nhân viên tiếp liệu ở Cao Bằng. Được Châu che chở, Cửu lộng hành, lấy cắp tiền công, ăn tiêu bừa bãi.

Nghe được nhiều tiếng xấu về Cửu, Châu vội rút Cửu về Nha, lập ra một tổ chức mới gọi là “Ban Thế phẩm Đay” cho Cửu làm trưởng ban. Lấy ba phần tư số tiền cấp trên phát cho Ban Thế phẩm Đay, Châu giao cho Cửu đi buôn lậu.

Lê Sỹ Cửu khai trước Ban Kiểm tra của Bộ Quốc phòng, đã tham ô 4 vạn đồng.

Cửu cho khắc một con dấu giống dấu của Nha quân nhu để cấp cho một số người buôn lậu, mỗi lần được 2 vạn đồng. Cửu giàu lên nhanh chóng, ăn chơi sa đoạ, sắm được một chiếc thuyền đẹp để gia đình du ngoạn và tổ chức những cuộc dạ hội trên sông. Cửu hối lộ đều đặn theo từng vụ cho Châu, tổng cộng khoảng 40 vạn đồng và nhiều tài sản có giá trị.

Phơi mặttrước tòa án binh

Đúng 8 giờ, tòa khai mạc.

Thiếu tướng Trần Tử Bình, đại diện Chính phủ, ngồi ghế Công cáo ủy viên. Đại biểu quân đội, đại diện các đoàn thể nhân dân và các nhà báo. Tiếng gọi các bị cáo vang trong phòng họp. Bị cáo Lê Sỹ Cửu vắng mặt vì ốm nặng.

Trần Dụ Châu bước ra trước vành móng ngựa, nói nhiều về công lao với cách mạng và đổ cho lính làm bậy, còn mình không kiểm soát được! Nhưng trước chứng cứ rành rành, Công cáo ủy viên Trần Tử Bình đứng lên đọc bản cáo trạng.

Trần Dụ Châu tái mặt, cất giọng yếu ớt xin tha tội. Thiếu tướng Chu Văn Tấn, Chánh án tuyên bố: “Toà nghỉ 15 phút để nghị án”.

Khi Toà trở ra tiếp tục làm việc, Thiếu tướng Trần Tử Bình đọc công lệnh của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp: Tước quân hàm đại tá của Trần Dụ Châu. Sau đó, Thiếu tướng Chánh án đứng lên tuyên án: - Trần Dụ Châu can tội biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến:Tử hình, tịch thu ba phần tư tài sản.

Lê Sỹ Cửu, can tội biển thủ công quỹ, thông đồng với bọn buôn bán lậu giả mạo giấy tờ:Tử hìnhvắng mặt.

Hai chiến sĩ công an dẫn Châu rời nơi xử án trở về nhà giam.

Theo luật, án tử hình được quyền đệ đơn lên Chủ tịch nước xin ân giảm. Khi Tòa án binh tối cao tuyên án, Thiếu tướng Chu Văn Tấn hỏi: “Có xin ân giảm không?” thì Trần Dụ Châu nói: “Có”.

Nhưng Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin tha tội chết của Trần Dụ Châu.

Đúng 6 giờ chiều hôm sau, Trần Dụ Châu được đưa ra trường bắn trước sự có mặt của đại diện Bộ Tư pháp, Nha Công an, Cục Quân nhu và một số cơ quan.


*
Ảnh Thiếu tướng Chu Văn Tấn, Chánh án phiên tòa và Thiếu tướng Trần Tử Bình, đại diện Chính phủ, ngồi ghế Công cáo ủy viên

Lưu Quang Hà, tác gia kịch cùng họ nhưng không dây mơ rễ má anh em gì với Lưu Quang Vũ. Sinh năm 1927 quê gốc ở Nam Định. Vốn là lính Đại đoàn Quân Tiên phong, Lưu Quang Hà từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Từng là Hiệu trưởng trường Mỹ thuật công nghiệp sau này. Sự kiện tử hình Cục trưởng Trần Dụ Châu khiến anh lính Vệ quốc đoàn Lưu Quang Hà vốn có máu văn nghệ rất lưu tâm và ấn tượng mạnh. Ấn tượng ấy bám riết ông thôi thúc ông. Mãi năm Bác mất 1969, Lưu Quang Hà viết vở kịch có cái tên Đêm trắng về sự kiện này. Trong số năm tác phẩm viết về Bác Hồ, thành công hơn cả, ghi dấu ấn hơn cả vẫn là vở “Đêm trắng” nhất là thời điểm nhân kỷ niệm 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đêm trắng đã được các đoàn kịch danh tiếng nhất trong Nam ngoài Bắc dàn dựng đỏ đèn hàng trăm đêm diễn. Từng đoạt Huy chương vàng tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1990.