Ví dụ về một bài thuyết trình

     

Kỹ năng đầu tiên của quá trình thuyết trình là trình bày lập luận, luận điểm luận cứ một cách đơn giản, dễ hiểu và đi thẳng vào vấn đề để giúp người nghe hiểu được chủ đề cũng như mục đích truyền tải một cách dễ nhất.

Bạn đang xem: Ví dụ về một bài thuyết trình


Trong quá trình sống và làm việc, chúng ta sử dụng tới hoạt động thuyết trình rất thường xuyên và thuyết trình trở nên vô cùng có ý nghĩa đối với cuộc sống. Tuy nhiên hiện nay không phải ai cũng nắm rõ được các kỹ năng để kiến bài thuyết trình trở nên thành công.

Để giúp độc gải hiểu hơn về thuyết trình là gì cũng như các kỹ năng thuyết trình. Chúng tôi xin gửi tới độc giả Thuyết trình là gì?

Thuyết trình là gì?

Thuyết trình là trình bày một cách hệ thống và sáng rõ một vấn đề trước đông người, nghiên cứu khái niệm thuyết trình là gì và dựa trên định nghĩa của từng chữ thì ta có thế hiểu “Thuyết” là Nói, “Trình” là trình bày.

Thuyết trình là chia sẻ, trình bày về một chủ đề cụ thể nào đó trước nhiều người. Thuyết trình nhằm mục đích truyền đạt thông tin, chia sẻ, giới thiệu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể nào đó.

Như vậy ta có thể hiểu đơn giản: Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện.

Yêu cầu cơ bản của thuyết trình

– Mục tiêu rõ ràng

Một bài thuyết trình thành công không thể không kể đến yếu tố mục tiêu. Bài thuyết trình nhằm cung cấp kiến thức, hay thuyết phục, hay định hướng… Ngay từ những chia sẻ đầu tiên bạn cần cho người nghe thấy rõ mục đích của bài thuyết trình là gì. Chủ đề, thông điệp mà bạn muốn truyền tải là gì Điều gì bạn đang thực sự muốn nhấn vào.

– Phù hợp với đối tượng

Yếu tố đầu tiên cũng là yếu tố cơ bản nhất dẫn đến sự thành công của một bài thuyết trình là tính phù hợp.Một bài thuyết trình luôn hướng tới những đối tượng cụ thể. Việc định hướng đối tượng giúp bạn có nội dung, phong cách chia sẻ, cấu trúc phù hợp.

– Có cấu trúc nhất quán

Đặc điểm của một bài thuyết trình nữa đó là có cấu trúc logic và nhất quán. Một bài thuyết trình có mục tiêu rõ ràng và được gắn với một đối tượng phù hợp thì phải được thể hiện trong một cấu trúc loggic và nhất quán. Khi mở đầu bài thuyết trình bạn cần thể hiện được chủ để của bài thuyết trình và triển khai các nội dung gắn liền với chủ đề ban đầu bạn chia sẻ.

– Sử dụng ngôn ngữ hành động phù hợp

Để tạo ra sức ảnh hưởng thì đặc điểm lớn nhất tạo ra bài thuyết trình hiệu quả được sử dụng ngôn ngữ, hành động phù hợp. Âm vực giọng nói, tốc độ nói. Cử chỉ, hành động tạo thành yếu tố quyết định. Ngôn ngữ trong thuyết trình được chia làm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể. Không phải đối tượng nào cũng sử dụng chung một ngôn ngữ để giao tiếp và thuyết trình cũng như vậy

Vai trò của thuyết trình trong công việc và cuộc sống

– Trong công việc

Trong công việc, việc trình bày một bài thuyết trình tốt sẽ giúp người thuyết trình truyền đạt quan điểm, ý kiến của bản thân cho người nghe. Ví dụ: Thuyết trình về chiến lược phát triển công ty, phát triển sản phẩm mới, kết quả nghiên cứu thị trường ….Cấp trên đồng tình và đầu tư triển khai kế hoạch cấp dưới thông qua vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển và hành động hướng đến mục tiêu chung.

Thuyết trình còn được diễn ra tại các buổi huấn luyện chuyên môn để bồi dưỡng kiến thức cũng như tìm ra những sai sót để rút kinh nghiệm. Thuyết trình trong những buổi hội thảo quảng bá sản phẩm thu hút khách hàng: thuyết trình sẽ có nhiệm vụ thu hút sự chú ý và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty.

– Trong xã hội

Thuyết trình trong xã hội được thực hiện thông qua các hoạt động như: Tuyên truyền phòng an toàn giao thông, kế hoạch hóa gia đình. Trong gia đình thuyết trình cũng được thể hiện thông qua: các buổi họp mặt gia đình, cha mẹ, ông bà truyền dạy những điều hay lẽ phải, cách sống tốt đẹp và thuyết phục con cháu noi gương.

Xem thêm:

*

Một số kỹ năng thuyết trình hiệu quả

– Đơn giản

Kỹ năng đầu tiên của quá trình thuyết trình là trình bày lập luận, luận điểm luận cứ một cách đơn giản, dễ hiểu và đi thẳng vào vấn đề để giúp người nghe hiểu được chủ đề cũng như mục đích truyền tải một cách dễ nhất. Nếu chúng ta trình bày vấn đề một cách phức tạp, bạn có thể sẽ làm họ mất tập trung và cảm thấy chán nản khi nghe bài thuyết trình phức tạp.

– Ngắn gọn

Khi thuyết trình nên tránh tình trạng nói lan man, dài dòng khó hiểu. Điều đầu tiên cần làm là loại bỏ những từ thừa. Nếu bạn đi quá xa trọng tâm chính của vấn đề, câu cú bạn sử dụng sẽ bị lộn xộn và rắc rối. Hơn nữa, đôi khi những điều khó thực hiện nhất đối với người thuyết trình đó là không biết có nên bỏ bớt những phần mà bạn thích không.

Tuy nhiên, nếu không đi trực tiếp vào chủ đề chính của bài thuyết trình thì bạn đang đánh mất dần sự chú ý của mọi người và bài thuyết trình của bạn sẽ không có chủ đề.

– Nhấn mạnh

Hãy để cho người nghe nhớ được chủ đề của bạn và cách tốt nhất để họ có thể nhớ được bài thuyết trình của bạn là hãy trình bày chủ đề bằng cách nhấn mạnh và lặp đi lặp lại chủ đề đó trong suốt bài thuyết trình. Tập trung nhấn mạnh vào tất cả những luận điểm xung quanh của chủ đề.

Chắc chắn rằng bạn không bao giờ mong đợi những mọi điều bạn nói sẽ gặp phải những rắc rối do giọng nói hoặc do sự thiếu quan tâm của thính giả. Tuy nhiên việc lặp đi lặp lại vấn đề cũng dễ dẫn đến tình trạng làm cho bài viết dài dòng, dễ gây tình trạng khó chịu đối với người nghe nên cần cân đối nhấn mạch để vừa truyền đạt được nội dung vừa gây chú ý với người nghe.

– Đừng nói không hãy dùng hành động

Để trình bày những điều bạn nói, bạn không chỉ sử dụng lời nói đơn thuần mà còn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Cách thể hiện này sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả và mọi người có thể dễ dàng hiểu những điều bạn trình bày. Cũng làm cho phần trình bày trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn.

– Cách trình bày bài thuyết trình của cá nhân

Một điều quan trọng nữa khi thuyết trình đó là thuyết trình thế nào, đó là cách chúng ta thể hiện ngôn ngữ, lời nói của bạn. Giảm thiểu lời nói trong khi thuyết trình sẽ khiến cho luận điểm của bạn dễ nhớ hơn. Hãy quan sát, để ý đến những thính giả của bạn.

– Đừng chỉ chú ý đến bài thuyết trình hãy tạo sự liên kết của bài thuyết trình với thính giả

Hãy để cho người nghe xuất hiện trong bài thuyết trình của bạn bằng cách đưa họ vào các ví dụ. Điều đó không có nghĩa là tập trung vào từng cá nhân, mà bạn hãy lấy ví dụ về cả nhóm, sử dụng từ “chúng ta” nhiều hơn là dùng từ “tôi”.

Sử dụng từ “chúng ta” trong bài thuyết trình sẽ khiến cho người nghe cảm thấy họ trở nên quan trọng. Từ đó tạo sự kết nối giữa thính giả và bài thuyết trình cũng như tạo sự chú ý của thính giả.

– Trình bày rõ ràng, trình bày tự tin

Khi tiến hành quá trình thuyết trình cần tự tin trong lời nói cũng như các trình bày. Trành tình trạng lúng túng, nói vấp dễ gây mất thiện cảm đối với người nghe.

Các bước thuyết trình?

Thuyết trình sẽ được thực hiện hiện qua 6 bước sau đây:

– Xác định mục tiêu cụ thể;

– Gây sự chú ý của người nghe;

– Thể hiện sự nhiệt tình đối với vấn đề mà bạn đang trình bày;

– Đi thẳng vào câu kết luận;

– Làm thử thuyết trình;

– Phân tích sau thuyết trình

Lợi ích của việc thuyết trình là gì?

Thuyết trình mang lại lợi ích và vai trò như sau:

– Học được cách trò chuyện với đám đông;

– Học được kỹ năng ứng dụng trong các đoạn hội thoại;

– Nâng cao kỹ năng giao tiếp khi phỏng vấn tuyển dụng;

– Có nhiều cơ hội tích lũy kinh nghiệm;

– Tăng thêm sự tự tin

Thuyết trình cần tránh những điều gì

– Trang phục thuyết trình không được chỉn chu

– Không tự tin trong quá trình thuyết trình như: Lẩn tránh tiếp xúc mắt với khán giả, bồn chồn, lo lắng