Ví dụ phủ định của phủ định

     

Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy diễn ra thông qua những sự thay thế, trong đó có sự thay thế chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật. Những sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vất thì gọi là phủ định biện chứng.

Bạn đang xem: Ví dụ phủ định của phủ định


Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.

Để hiểu rõ hơn về quy luật phủ định của phủ định việc tìm hiểu các Ví dụ về quy luật phủ định của phủ định là vô cùng cần thiết. Vậy hãy cùng tìm hiểu ngay về quy luật này thông qua các nội dung và ví dụ mà bài viết chia sẻ.

Tìm hiểu khái quát phép biện chứng duy vật là gì?

Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin; là “khoa học về mối liên hệ phổ biến” và cũng là “khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. “Theo quan niệm của Mác, cũng như của Hêghen thì phép biện chứng bao gồm cái mà ngày nay người ta gọi là lý luận nhận thức hay nhận thức luận”.

Với tư cách là một khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Đó là: quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại: quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập; quy luật phủ định của phủ định.

Quy luật phủ định của phủ định là gì?

Trước khi đưa ra các Ví dụ về quy luật phủ định của phủ định hãy cùng tìm hiểu qua về quy luật phủ định của phủ định là gì?

+ Quy luật: là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

+ Phủ định: là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.

Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ định tự thân, là mắt khâu của quá trình dẫn đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.

Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy diễn ra thông qua những sự thay thế, trong đó có sự thay thế chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật. Những sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vất thì gọi là phủ định biện chứng.

Như vậy có thể hiểu, Quy luật phủ định của phủ định là quy luật nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc.

*

Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định

Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật – giữa mặt khẳng định và phủ định.


+ Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình.

Cái phủ định => Phủ định cái bị phủ định, trong đó cái bị phủ định: là tiền đề, là cái cũ; cái phủ định: là cái mới xuất hiện sau cái phủ định, là cái đối lập với cái bị phủ định.

Cái phủ định sau khi=>phủ định cái bị phủ định, cái phủ định định lại tiếp tục biến đổi và tạo ra chu kì phủ định lần thứ hai.

Xem thêm: Học Trung Cấp Là Gì - Học Trung Cấp Nghề Là Gì

+ Sự phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối lập với cái được sinh ra ở lần phủ định thứ nhất. Nó dường như lập lại cái ban đầu nhưng nó được bổ sung nhiều nhân tố mới cao hơn, tích cực hơn.

Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong những lần phủ định tiếp theo. Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ định có nội dung toàn diện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định bạn đầu và kết quả của sự phủ định lần thứ nhất.

Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục phủ định biện chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn.

Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật – xu hướng phát triển. Song phát triển đó không theo hướng thẳng mà theo đường “xoáy ốc”.

Sự phát triển “xoáy ốc” là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường xoáy ốc dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường “xoáy ốc”.

Tính chất của phủ định gồm tính khách quan và tính kế thừa:

+ Tính khách quan: Nguyên nhân của phủ định nằm trong bản thân sự vật, hiện tượng, nó là quá trình đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn tất yếu bên trong bản thân sự vật, tạo kả năng ra đời cái mới thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật.

+ Tính kế thừa: Tính kế thừa của Phủ định được thể hiện mà trong đó cá mới hình thành và phát triển tự thân thông qua quá trình chọn lọc, loại bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những nội dung tích cực.

Ví dụ về quy luật phủ định của phủ định

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu qua lý thuyết về quy luật phủ định của phủ định. Các ví dụ về quy luật phủ định của phủ định dưới đây sẽ giúp dễ hiểu và hình dung rõ hơn về quy luật này.


Ví dụ 1: Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng) => Phủ định lần 1 tạo ra cây lúa => Phủ định lần 2, cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.

Có thể hiểu ví dụ này thông qua giải thích của Engles:“Hãy lấy ví dụ một hạt thóc. Có hàng nghìn triệu hạt giống nhau được xay ra, nấu chín và đem làm rượu rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt thóc như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó nếu nó rơi vào một miến đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm trong mình nó sẽ xảy ra một sự biến hóa riêng. Nó nẩy mầm, hạt thóc biến đi, không còn là hạt thóc nữa, bị thay thế bởi một cây do nó đẻ ra, đó là sự phủ định hạt thóc. Nhưng cuộc sống thường ngày của cây này thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt thóc đó chín thì cây chết đi, nó bị phủ định. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt thóc ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt thóc mà là nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần”.

Ví dụ 2: Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp) => Phủ định lần 1 tạo ra gà mái con => Phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên) sinh ra nhiều quả trứng.

Ví dụ 3: Vòng đời của con tằm: trứng là sự khẳng định ban đầu – tằm (phủ định lần 1) – nhộng (phủ định lần 2) – ngài (phủ định lần 3) – trứng (phủ định lần 4). Ở đây vòng đời của tằm trải qua bốn lần phủ định.

Ví dụ 4: Con gà (1) => Quả trứng (1) => Con gà (2) => Quả trứng(2)

Quả trứng (1) phủ định con gà (1)

Con gà (2) phủ định quả trứng (1)

=> Con gà (2) là phủ định của phủ định với con gà (1).

Trên đây là các nội dung liên quan đến Ví dụ về quy luật phủ định của phủ định. Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.