Uống rau ngót sống có tác dụng gì

     
TPO - Rau ngót không chỉ là một loại rau dùng để ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, khi ăn rau ngót, bạn cần chú ý những điều này để tránh rước họa vào thân.

Bạn đang xem: Uống rau ngót sống có tác dụng gì

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, rau ngót có tính mát lạnh, vị ngọt, khi được nấu chín sẽ bớt đi tính lạnh. Lá rau ngót có tác dụng lợi tiểu, giảm độc, hoạt huyết… Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, lượng chất đạm trong rau ngót có thể so sánh với những loại đậu xưa nay nổi tiếng giàu đạm, là loại đạm thực vật quý, hiếm có, còn vitamin C trong rau ngót thậm chí được cho là có hàm lượng cao hơn cả trong cam hay ổi. Những tác dụng chữa bệnh của rau ngótThanh nhiệt, giải độc: Rau ngót có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giúp hạ sốt, tăng tiết nước bọt,… Hạ huyết áp: Trong rau ngót có chứa papaverin, chất này có tác dụng gây dãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Vì vậy có tác dụng giảm huyết áp hữu hiệu. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.
Trong rau ngót có chứa papaverin, chất này có tác dụng gây dãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Vì vậy có tác dụng giảm huyết áp hữu hiệu. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch. Ảnh minh họa: Internet
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz – huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo. Táo bón, đổ mồ hôi trộm ở trẻ: Lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống… không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh. Giúp giảm cân: Nước ép rau ngót là một cách sử dụng rau ngót để giảm béo khá tốt, đặc biệt là giảm béo tại vùng bụng. Cách dùng: Mỗi ngày uống khoảng 200ml nước ép rau ngót sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, với phụ nữ sau sinh không nên uống loại nước ép này vì rau ngót có tính hàn, dễ gây hại cho sức khỏe phụ nữ sau sinh. Sau sinh khoảng 2-3 tháng, sản phụ mới được uống loại nước ép này.
*
Bạn cần chỉ dùng 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước cho trẻ uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút. Ảnh minh họa: Internet

Xem thêm: Làm Truyền Thông Là Làm Gì, Gồm Những Chuyên Ngành Nào

Trị đái dầm ở trẻ em: Bạn cần chỉ dùng 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước cho trẻ uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút. Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bả gói vào vải đặt lên mũi. Chữa sót nhau thai: Lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: Lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Trị nám da: Trong rau ngót có chứa hàm lượng vitamin A, C rất cao, giúp nuôi dưỡng và chăm sóc da hiệu quả, đồng thời có khả năng đẩy lùi các sắc tố khiến cho da mịn màng, trắng sáng hơn. Những người "đại kỵ" với rau ngót:Người cao tuổi, người hay bị mất ngủ, ăn kém Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Theo nghiên cứu, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của rau ngót. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ, nếu muốn ăn phải ăn loại rau được nấu chín hoàn toàn, không được ăn sống, uống nước ép.
*
Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Theo nghiên cứu, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của rau ngót. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ, nếu muốn ăn phải ăn loại rau được nấu chín hoàn toàn, không được ăn sống, uống nước ép. Ảnh minh họa: Internet
Người bị thiếu canxi, còi xương Rau ngót gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, phốt pho. Nguyên nhân là trong loại rau này có chứa glucocorticoid có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Do đó, những đối tượng bị coi xương, thiếu canxi không nên ăn rau ngót nhiều. Tốt nhất mỗi tuần chỉ ăn một lần để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tránh tác dụng phụ đáng tiếc. Phụ nữ mang thai Trong rau ngót lại có chứa chất Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau và hạ huyết áp. Nếu bạn tiêu thụ một lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể làm co thắt tử cung và rất dễ dẫn đến sảy thai. Vì vậy, đối với những phụ nữ đang mang thai được cảnh báo là khá nguy hiểm nếu ăn quá nhiều rau ngót. Đặc biệt là với những người có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, hay là thụ tinh trong ống nghiệm.
*
Trong rau ngót lại có chứa chất Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau và hạ huyết áp. Nếu bạn tiêu thụ một lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể làm co thắt tử cung và rất dễ dẫn đến sảy thai. Ảnh minh họa: Internet
Người khó ngủ Ở một số trường hợp, do tiêu thụ rau ngót quá nhiều đã xảy ra hiện tượng mất ngủ hoặc khó ngủ. Tuy nhiên triệu chứng mất ngủ sẽ hết sau 1 ngày ngừng ăn loại rau này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người già, người có tiền sử bị mất ngủ hay khó ngủ thì tuyệt đối không nên ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ không đáng có. Rau ngót ăn bao nhiêu là đủ? Các bác sĩ khuyến cáo đối với người dân khi sử dụng rau ngót chỉ nên ăn với số lượng nhỏ, vừa phải, tối đa là 50g/1 ngày và không ăn liên tục trong 3 tháng để đảm bảo sức khỏe. Rau ngót tốt cho các bà mẹ sau sinh nhưng cũng không nên ăn quá nhiều Lưu ý: Trước khi nấu nên rửa sạch rau ngót, ngâm nước muối khoảng 15 - 20 phút, sau đó vò sơ và cho vào nấu chín để rau được mềm hơn.