Tục ngữ về thiên nhiên thời tiết

     

❤ Nước ta có nền văn minh lúa nước là nền văn minh đã thành và phát triển qua hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang. Chính nghề nông, nghề đi rừng, nghề đi biển đánh cá, bằng kinh nghiệm sống từ nhiều thế hệ mà trong dân gian đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ về thiên nhiên thời tiết cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.❤

*

“Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa” Hòn Đỏ là tên một hòn đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cách đất liền khoảng 500m. Đảo này cùng với Hòn Chồng được xem là biểu tượng du lịch của Nha Trang. Đây là câu ca dao dự báo thời tiết ở tỉnh Khánh Hòa.

Bạn đang xem: Tục ngữ về thiên nhiên thời tiết


“Bao giờ trời kéo vảy tê Sắp gồng sắp gánh ta về kẻo mưa” “Vẩy tê”là đám mây có dạng như vẩy con tê tê. Con tê tê. Mây vẩy tê tê. Tua rua: Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Khi người ta thấy đám mây này thì trời sẽ sắp mưa.


“Bầu nắng, mướp đắng mưa, dưa đại hạn” Câu tục ngữ ám chỉ những củ quả dự báo được trước thời tiết.


“Chóp chài đội mũ, mây phủ đá bia Ếch nhái kêu lia, trời mưa như trút” Chóp chai là một ngọn núi cao 391 mét, nổi lên giữa đồng bằng Tuy Hòa, thuộc địa phận xã Bình Kiến, ngoại ô thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Núi Chóp Chài có hình dáng khá vuông vức, trông tựa như một kim tự tháp. Đứng trên đỉnh núi sẽ có được tầm nhìn bao quát tới biển và vùng đồng bằng dưới chân núi. Lấy hình ảnh núi Chóp chai và ếch nhái kêu để dự báo được trời mưa ở tỉnh Phú Yên.


“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” Khi trời nắng, ko khí khô, nên thân và cánh chuồn chuồn rất nhẹ, có thể bay cao đc.Khi trời sắp đổ mưa, độ ẩm ko khí tăng cao, làm đôi cánh của chuồn chuồn trở nên ẩm và nặng. Vì thế lúc này chuồn chuồn bay cao không đc. Nên phải bay là là dưới thấp.Quan sát đc đặc điểm này của chuồn chuồn mà dân gian có thể dự đoán đc khi nào trới sắp mưa.


Đêm trời tang, trăng sao không tỏ, Ấy là điềm mưa gió tới nơi. Đêm nào sao sáng xanh trời, Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày. Những ai chăm việc cấy cầy, Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm.


“Ếch kêu uôm uôm Ao chuôm đầy nước” Đây là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa


“Kiến đen tha trứng lên cao, Thế nào cũng có mưa rào rất to.” Loài kiến có khả năng dự đoán trước mưa bão do đó khi thấy kiên tha trứng tức là mưa vì khi cảm nhân nguy hiểm đến tổ thì nó sẻ tìm nơi an toàn cho tổ, còn việc mưa rất to là do kiến cảm thấy mưa to đến mức có thể tiêu diệt hết gióng nòi mình nên phải di chuyển đến cây cao thật cao để có thể tránh dược mưa to


“Lập lòe trời chớp Vũng Rô Mây che Hòn Yến gió vô Chóp Chài” Vũng Rô, Hòn Yến, Chóp Chài là những địa danh nổi tiếng ở Phú Yên, đây là câu ca dao dự báo thời tiết ở vùng đất “Hoa vàng cỏ xanh”.

Xem thêm: Land Rover Autobiography 5, Range Rover Autobiography Black Edition Lwb 5


“Mưa tháng bảy gẫy cành trám Nắng tháng tám rám trái bưởi” Trám gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Bưởi thì chắc ai ai cũng biết rồi. Hai câu ca dao dự báo thời tiết về mưa và nắng.


Tục ngữ về thiên nhiên thời tiết 2

*


“Ông tha mà bà chẳng tha Làm nên cái lụt hăm ba tháng mười” Câu này là tục ngữ của người dân miền Trung nghĩa là, dù có mưa gió, bão bùng trước đó bao nhiêu trận đi nữa, nhưng người dân vẫn chưa yên tâm nếu như chưa qua ngày 23 tháng 10 âm lịch.


“Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng Sao ló trời nắng, sao vắng trời mưa” Đây là 2 câu ca dao ông cha ta đúc kết lại kinh nghiệm dự báo thời tiết bằng cách nhìn sao trên trời.


Tháng Giêng động dài Tháng Hai động tố Tháng Ba nồm rộ Tháng Tư nam non Tháng Sáu nam dòn Tháng Bảy mưa bãi Tháng Tám mưa giông Tháng Chín mưa ròng Tháng Mười lụt lớn


“Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân” Đó là ba đợt rét đầu năm ở miền Bắc. Rét dài là đợt rét cho cây trổ hoa đấy. Sau đó là rét lộc tức là đợt rét khi cây nẩy mầm non. Rét Nàng Bân hay còn gọi rét muộn.


“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Đó là một câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Với ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm. Còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.


“Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão” Heo may là gió bấc thổi nhẹ đầu thu. Tháng bảy âm lịch sẽ có gió bấc thổi và chuồn chuồn bay ra nhiều là trời sắp có bão.


“Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ” Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc trong đó có Việt Nam nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao trở thành khu áp thấp hút gió khối khí ẩm từ Thái Bình dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuât hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc bộ và Bắc trung Bộ