Tư duy phản biện của người việt nam

     
Chọn nghề gì? Các công cụ khám phá bản thân Quản trị sự nghiệp trọn đời TIN TỨC Học bổng
*

Vậy tư duy phản biện là gì? Làm thế nào nó giúp chúng ta đưa ra lựa chọn thông minh hơn? Và liệu nó còn có lợi ích gì khác không? Hãy cùng Hướng nghiệp tiengtrungquoc.edu.vn tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

1. Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện là một khái niệm phong phú đã được phát triển trong suốt 2.500 năm qua. Chắc chắn rất nhiều người đã nghe về tư duy phản biện, nhưng rất có thể họ không hoàn toàn chắc chắn về ý nghĩa thực sự của nó, và điều đó hoàn toàn lý giải được bởi vì tính đến hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác cho thuật ngữ này.

Bạn đang xem: Tư duy phản biện của người việt nam

Nói một cách khái quát, tư duy phản biện chính là quá trình phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin để đưa ra một nhận định của riêng cá nhân về vấn đề nào đó. Thông tin này được thu thập thông qua việc quan sát, tìm hiểu, qua kinh nghiệm và được đánh giá dựa trên lập luận khách quan, logic, có bằng chứng của bản thân mỗi người. Hay nói một cách đơn giản, tư duy phản biện chính là quá trình phân tích vấn đề từ nhiều khía cạnh một cách cẩn thận, có hệ thống để đưa ra kết luận.

*

Tư duy phản biện có 2 loại:– Tư duy tự phản biện: tự bản thân mỗi người phản bác lại những hành động, ý nghĩ và những bằng chứng mà mình đưa ra về sự vật, sự việc.– Tư duy phản biện ngoại cảnh: xảy ra trong hoạt động tranh luận hoặc tranh biện khi nhiều người đưa ra những quan điểm lập luận riêng về một vấn đề chung nào đó. Sau đó mỗi người sẽ cùng nhau phân tích, đánh giá và phản bác để đưa ra kết luận chính xác nhất.

2. Học sinh và sinh viên Việt Nam có tư duy phản biện tốt hay không?

Theo đánh giá chung, không chỉ riêng học sinh - sinh viên mà người Việt nói chung không giỏi tư duy phản biện. Nó phần lớn là kết quả từ cách giáo dục xưa nay của Việt Nam. Đối với cách học truyền thống, tư duy phản biện hầu như không được chú ý tới. Tại trường lớp và ngay cả tại nhà, hệ thống giáo dục Việt Nam bao trùm chủ nghĩa giáo điều. Thầy cô luôn cho mình là người nắm vững nội dung chuyên môn còn học sinh là những cái đầu rỗng tuếch. Còn trong gia đình, quyết định luôn thuộc về bề trên. Các bậc cha mẹ hay cho mình cái quyền quyết định mọi chuyện của con cái. Điều này dần dần làm hạn chế khả năng tư duy và tìm tòi của đứa trẻ, nó dạy chúng không nên thắc mắc mà chỉ chấp nhận rằng những điều người lớn nói là đúng.

Mặc dù hiện nay kỹ năng tư duy phản biện đang được dần dần chú trọng trong văn hóa và giáo dục Việt Nam, cụ thể là dần có nhiều cuộc thi tranh biện nổ ra như Trường Teen; ở cấp 3 và Đại học cũng bắt đầu thành lập các câu lạc bộ tranh biện. Đối với nhiều gia đình hiện nay, bố mẹ cũng lắng nghe ý kiến và chia sẻ với con cái nhiều hơn. Tuy nhiên, xét cho cùng, kỹ năng tư duy phản biện vẫn còn yếu kém đối với người dân Việt Nam.

3. Tại sao cần nâng cao kỹ năng tư duy phản biện?

Giúp đưa ra quyết định tốt hơn

*

Như ngay từ đầu tôi có đề cập, tư duy phản biện giúp chúng ta đưa ra những lựa chọn thông minh hơn nhờ vào quá trình xem xét, so sánh, đánh giá giữa nhiều yếu tố và rút ra kết luận cho vấn đề một cách kỹ càng, thấu đáo. Mỗi ngày chúng ta có thể đưa ra hàng trăm quyết định, có thể đó là những vấn đề quan trọng hoặc không. Nhưng chắc chắn những quyết định quan trọng sẽ đòi hỏi nhiều suy nghĩ, chẳng hạn như nên chọn trường nào, ngành nghề nào để học, khi nào nên thay đổi công việc,… Để đưa ra một quyết định khôn ngoan, chúng ta cần tính toán kỹ lưỡng chứ không chỉ xét về 1-2 khía cạnh. Bằng cách đó, tư duy phản biện giúp ta đối phó với các vấn đề một cách hiệu quả hơn.

Thúc đẩy sự tìm tòi, học hỏi

Như chúng ta đã biết, việc học là việc cả đời của mỗi con người, bởi vì kiến thức xã hội là vô cùng vô tận. Kỹ năng tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta cần phải có một khối lượng kiến thức lớn vì để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và ra quyết định đúng đắn trong lĩnh vực gì, trước hết chúng ta phải am hiểu rất rõ những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đó. Do đó, tư duy phản biện khích lệ chúng ta tìm kiếm đến các nguồn tri thức mới, nâng cao tầm hiểu biết. Chúng ta cũng vì thế mà mỗi ngày một hoàn thiện, hiểu biết và trưởng thành hơn.

Thúc đẩy tính sáng tạo

*

Kỹ năng tư duy này cũng quyết định mức linh hoạt của sức tưởng tượng con người khi tiếp cận một vấn đề. Bằng cách thực hành tư duy phản biện, chúng ta không chỉ cho phép mình giải quyết vấn đề mà còn đưa ra những ý tưởng mới và sáng tạo để thực hiện. Nó đồng thời cũng cho phép chúng ta phân tích những ý tưởng này và điều chỉnh chúng cho phù hợp. Khi thực hành lối tư duy này càng nhiều, chúng ta càng có khả năng đưa ra những ý tưởng khác biệt, đột phá, vượt qua những suy nghĩ tư duy bình thường.

Xem thêm: Ra Mắt Phim “Vết Dầu Loang”: 8 Năm Cho Một Chuyên Án Lên Màn Ảnh

Chìa khóa để thành công trong sự nghiệp

Nền kinh tế tri thức toàn cầu ngày càng được thúc đẩy bởi thông tin, công nghệ và sáng kiến mới. Ngày nay, tư duy phản biện là cần thiết cho các nền kinh tế đang phát triển để giải quyết các vấn đề nhanh và hiệu quả nhất có thể. Tư duy phản biện là rất quan trọng cho con đường sự nghiệp bởi vì nó rèn luyện cho chúng ta khả năng tư duy độc lập và sáng tạo để giải quyết các vấn đề công việc. Đối với bất kỳ công ty nào, họ muốn có những nhân viên có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng, nhưng quan trọng hơn, họ muốn những người có thể giải quyết chúng một cách hiệu quả.

Trên thực tế, vào đầu năm 2016, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tư duy phản biện (critical thinking) được dự đoán là một trong những kỹ năng cần có nhất đối với lực lượng lao động ngày nay.

*

Nâng cao bản lĩnh và sự tự tin

Tư duy phản biện giúp con trở nên tự tin và bản lĩnh hơn do có thể độc lập trong suy nghĩ và dũng cảm bày tỏ quan điểm cá nhân. Đồng thời, luyện tập lối tư duy này cũng dạy chúng ta sắp xếp các ý có bố cục và nhanh nhẹn hơn trong giao tiếp. Nhờ có khả năng tư duy phản biện, chúng ta sẽ trở nên tự tin hơn khi đưa ra những ý kiến của cá nhân mình.

4. Các cách để rèn luyện tư duy phản biện

Như Daniel Willingham, một giáo sư tâm lý học tại đại học Virginia, cho rằng: ”Tư duy phản biện không phải là một tập hợp các kỹ năng có thể được triển khai bất cứ lúc nào, trong bất kỳ bối cảnh nào. Đó là một kiểu suy nghĩ mà ngay cả đứa trẻ 3 tuổi cũng có thể sử dụng - và ngay cả các nhà khoa học được đào tạo cũng có thể thất bại”. Dưới đây là một số phương pháp giúp nâng cao lối tư duy này:

Dùng sơ đồ tư duy (Mind map)

*

Để rèn luyện tư duy phản biện, chúng ta cần có một bộ não khỏe, phát triển toàn diện 2 bán cầu não. Đây là một quá trình rèn luyện lâu dài, và cần được bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ. Một trong những công cụ hữu ích để giúp phát triển cả 2 bán cầu não là sơ đồ tư duy, đặc biệt là đối với những ai còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc đang tự học, tự nghiên cứu. Sơ đồ này do tác giả Tony Buzan, người Anh, tìm ra từ những năm 1970. Ưu điểm của nó là chúng ta nhìn vấn đề một cách toàn diện hơn và cải thiện kỹ năng tư duy của mỗi cá nhân khi xây dựng bản đồ dựa trên cách hiểu riêng của mình.

Rèn luyện kỹ năng viết

Theo Jordan Peterson, một giáo sư tâm lý học tại đại học Toronto, nói rằng: “Cách tốt nhất để dạy bất kỳ ai kỹ năng tư duy phản biện, đó chính là dạy họ làm thế nào để viết”. Việc áp dụng tư duy phản biện vào việc tranh luận là một quá trình cần học hỏi và rèn luyện. Một trong những khó khăn chính là người nói không sắp xếp được các ý tưởng và diễn giải không thuyết phục. Rèn luyện khả năng viết mỗi ngày giúp chúng ta nhanh nhẹn hơn trong việc xây dựng bố cục cho lập luận của mình, từ đó giúp diễn tả một cách trôi chảy và tránh làm bài nói mơ hồ.

Giữ thái độ khách quan

*

Một trong những rào cản khiến chúng ta không thể tư duy phản biện chính là quá bám víu vào những thành kiến chủ quan của mình mà không tiếp thu ý kiến của người khác. Lắng nghe quan điểm của người khác cũng là một cách để ta học hỏi, quan trọng hơn hết giúp chúng ta biết được cách nhìn và lập luận của họ, từ đó cải thiện kỹ năng thuyết phục của bản thân trong bất cứ cuộc trò chuyện nào.

Thực hành trong cuộc sống hằng ngày

Dù có rèn luyện bằng hình thức nào nhưng nếu không vận dụng liên tục thì sẽ khó đạt được hiệu quả nhanh chóng. Hãy tập thói quen đặt câu hỏi trong mọi trường hợp, qua một thời gian chúng ta sẽ sẽ trở nên nhạy bén hơn trong việc phân biệt đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy, đâu là nguồn thông tin cần phải chất vấn và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Đồng thời, hãy vận dụng lối tư duy này vào giao tiếp với bạn bè, chủ động đăng ký tham gia các câu lạc bộ, cuộc thi…

Tạm kết

Chúng ta cần hiểu rằng tư duy phản biện là một kỹ năng chứ không phải một khả năng, do đó muốn trau dồi và thành thục lối tư duy này thì cần phải rèn luyện và áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Đây là một trong một số kỹ năng sống mà chúng ta nên cố gắng phát triển khi còn đi học. Học cách thành thạo các kỹ năng tư duy phản biện có thể có tác động tích cực sâu sắc đến gần như mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta.