Trường tiểu học hồng hà

     
(GDVN) - Cô Hương cho rằng, mình bị trù dập, không phân lớp chủ nhiệm do có các hành động chống tiêu cực, nhưng Hiệu trưởng trường Hồng Hà khẳng định không có việc đó.

Bạn đang xem: Trường tiểu học hồng hà


Báo điện tử Giáo dục Việt Nam vừa nhận được phản ánh của cô Nguyễn Thị Hương (SN 1970, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh) về việc mình không được lãnh đạo trường tiểu học Hồng Hà phân công làm chủ nhiệm lớp, do mình phản ánh những tiêu cực xảy ra tại chính ngôi trường này.

Cụ thể, cô Hương cho biết, từ năm học 2013 – 2014 cho tới nay, Hiệu trưởng trường tiểu học Hồng Hà – thầy Đỗ Thế Phương đã không bố trí cho cô Hương làm chủ nhiệm, vì nhiều lý do không chính đáng.

Trong khi đó, thực tế thì tại trường tiểu học Hồng Hà đang thiếu giáo viên, phải đưa giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm, giáo viên có sức khỏe yếu để đôn lên để làm chủ nhiệm.

Theo cô Hương cho biết, chỉ vì trong năm học 2013 – 2014, cô Hương có làm đơn tố thầy Phương – Hiệu trưởng với nhiều sai phạm: tuyển học sinh trái tuyến, bao che cho giáo viên khối 2 vi phạm đạo đức nghề giáo là bằng cách sửa bài thi của học sinh, dẫn đến đánh giá sai lệch kết quả học tập của học sinh năm học 2012 – 2013…

Chính vì thế trường tiểu học Hồng Hà đã hạ thành tích bằng cách đánh trượt danh hiệu lao động tiên tiến, không bố trí cho cô Hương làm chủ nhiệm.

*
Một số bài thi của khối 2 mà cô Hương cho rằng đã bị chỉnh sửa, nâng điểm (ảnh: T.Q)

Năm học 2014 – 2015, cô Hương đã nỗ lực hết mình trong công tác dạy và học, đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không có bất kỳ sai phạm nào.

Trong bối cảnh thiếu nhiều giáo viên làm chủ nhiệm, Hiệu trưởng trường Hồng Hà vẫn cố tình không bố trí cho cô Hương làm chủ nhiệm theo đúng nguyện vọng, cũng như đúng với chuyên môn và nghiệp vụ vì những lý do hết sức vô lý và bịa đặt.

Chính vì vậy, qua tiếp xúc với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Hương cho rằng, việc thầy Đỗ Thế Phương không bố trí cho cô làm chủ nhiệm là không công bằng, có biểu hiện trù dập với người đấu tranh với tiêu cực.

*
Danh sách một số học sinh khối 1 trái tuyến mà cô Hương cho rằng Hiệu trưởng nhận ồ ạt (ảnh: T.Q)

Cho dù, vụ việc cô Hương tố cáo đã được lãnh đạo TP.HCM chỉ đạo giải quyết nhiều lần, nhưng cho đến nay, tình trạng cô lập, trù dập người tố cáo tiêu cực là cô Hương vẫn tiếp tục diễn ra tại trường tiểu học Hồng Hà – quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Hiệu trưởng trường Hồng Hà nói gì về khiếu nại của cô Hương?

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam vào sáng ngày 11/8, thầy Đỗ Thế Phương – Hiệu trưởng trường tiểu học Hồng Hà khẳng định: Những vấn đề mà cô Hương phản ánh đã kéo dài qua rất nhiều năm, đã được nhiều cấp có thẩm quyền giải quyết, nhưng cô Hương vẫn luôn cho rằng, mình không có lỗi và lại khiếu nại lên cấp trên.

Cụ thể, đi sâu hơn vào những vấn đề mà cô Hương đã nêu, thầy Phương đã giải thích chi tiết từng vấn đề một cho chúng tôi được rõ.

Xem thêm: Chăm Sóc Gà Đông Tảo Lai 1 Tháng Tuổi Chính Gốc 100%, Gà Đông Tảo Lai

Đầu tiên, về những bài thi của các cháu học sinh khối lớp 2, môn chính tả tại kỳ thi giữa học kỳ 2 của năm học 2012 – 2013, cô Hương cho rằng các giáo viên của trường khi đó đã làm việc là sửa chữa bài thi, nâng điểm nhằm làm sai lệch kết quả đánh giá của học sinh.

Thay mặt cho trường Hồng Hà, thầy Phương khẳng định: Bài thi giữa học kỳ, theo đúng thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hoàn toàn không có giá trị gì, chỉ để tham khảo, theo dõi sức học của học sinh.

Nhà trường hoàn toàn không căn cứ theo những bài thi này để đánh giá sức học của học sinh, mà chỉ để tham khảo, nên không thể nói đánh giá sai lệch về chất lượng học tập của học sinh.

*
Thầy Đỗ Thế Phương - Hiệu trưởng trường tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh (ảnh: T.Q)

Trong các biên bản chấm thẩm định của giáo viên khối 3, chấm thẩm định khối 2, mà chính cô Hương cũng là một thành viên của tổ chấm, đã đồng ý ký vào biên bản đồng ý giáo viên chấm đúng theo đáp án, mà sao giờ lại đi khiếu nại?

Ngoài ra, trong kết quả thanh tra của lãnh đạo ngành giáo dục quận Bình Thạnh vào năm học đó cũng đã xác định có một số giáo viên cộng sai, chấm sai điểm, dẫn tới việc sai lệch kết quả xếp loại học tập, và phản ánh không đúng thực tế với chất lượng học tập của học sinh.

Kết quả là những giáo viên có sai sót đã bị kỷ luật là phê bình, hạ bậc thi đua, lãnh đạo trường lúc đó cũng đã bị điều chuyển đi trường khác.

Về phản ánh của cô Hương cho rằng, Hiệu trưởng đã nhận quá nhiều học sinh trái tuyến khối 1, năm học 2014 – 2015, thầy Phương trả lời: Nhằm đảm bảo đúng tiêu chí 100% học sinh trên địa bàn được vào học lớp 1, đồng thời đáp ứng được nhu cầu cho học sinh được học chương trình tiếng Anh tăng cường, ngoài việc nhận học sinh đúng tuyến, thì trường còn có một số chỉ tiêu nhận trái tuyến.

Việc nhận số học sinh này phải đáp ứng theo một số tiêu chí nhất định, và tất nhiên là phải được lãnh đạo quận Bình Thạnh thông qua, như: là con em của cán bộ, nhân viên trong ngành giáo dục, căn cứ vào vị trí địa lý cư trú trên địa bàn quận, có anh chị em đang học tại trường, có nhu cầu học chương trình Anh văn tích hợp…

Việc nhận thêm số học sinh trái tuyến này hoàn toàn không làm cho sĩ số học sinh của mỗi lớp quá đông, mà vẫn đảm bảo là 45 học sinh/lớp, chứ theo như cô Hương nói 35 học sinh/lớp là chỉ tiêu phấn đấu, mà gọi là phấn đấu thì hiện vẫn chưa trường công lập nào đạt được.

Đối với các phản ánh của cô Hương cho rằng, việc không phân công cô làm chủ nhiệm là có biểu hiện trù dập của người tố cáo tiêu cực, thầy Phương đã bác bỏ nhận định này.

Thầy Phương giải thích: Sở dĩ có việc này là do vào năm học 2012 – 2013, cô Hương bị rất nhiều phụ huynh lên tiếng, tố cáo có những hành động thiếu kiềm chế, thiếu chuẩn mực của người giáo viên đối với học sinh.

Cụ thể, thầy Đỗ Thế Phương đã nêu như: dọa bắt học sinh ăn kẹo bẩn, phạt học sinh đứng một thời gian trước lớp, răn đe và dọa dẫm xếp loại hạnh kiểm yếu cho học sinh khiến phụ huynh bức xúc, bắt học sinh phải chép phạt nhiều lần khi học sinh không thuộc bài…

Nói tóm lại, theo thầy Phương, trong phương pháp giáo dục, dạy học cho học sinh của cô Phương còn nhiều hạn chế, khuyết điểm nhất định, nhưng khi xảy ra sự việc, lãnh đạo nhà trường đã đề nghị cô Hương viết bản kiểm điểm, để tự xem xét lại hành động của mình, nhưng cô Hương nhất quyết không chấp hành, mà cho rằng mình không có gì sai phạm.

Chính vì vậy, trong các thông báo kết luận về đơn thư khiếu nại của cô Hương, lãnh đạo TP.HCM đã nhấn mạnh: Việc không giao cho cô Hương làm chủ nhiệm lớp là đúng, nhằm để cô Hương tự nghiêm túc nhìn nhận lại sự việc, khắc phục các khuyết điểm trong thời gian vừa qua.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – ông Hứa Ngọc Thuận đã từng lên tiếng, khẳng định: “Nếu bà Nguyễn Thị Hương không sửa chữa các khuyết điểm để tiến bộ, tiếp tục tái phạm, vi phạm các quy định của ngành thì kiên quyết xử lý đúng các quy định của pháp luật”.

Bên cạnh những vấn đề cũ, một số các vấn đề mới theo phản ánh của cô Nguyễn Thị Hương vẫn sẽ được các ban ngành chức năng của TP.HCM, quận Bình Thạnh xem xét, giải quyết theo đúng trình tự pháp luật.