Trường đại học an giang khoa kinh tế

     

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.75 KB, 6 trang )


Bạn đang xem: Trường đại học an giang khoa kinh tế

Giới thiệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANGLịch sử hình thànhNăm 1970, trường được thành lập với tên Trường Sư Phạm Long Xuyên với vỏn vẹn 4 lớp và 260giáo sinh. Sang đến năm 1976, trường Cao Đẳng Sư Phạm An Giang được Bộ Giáo Dục cho thành lập, sau đóđến năm 1985 thì giao lại cho Tỉnh An Giang quản lý. Đến năm 1995, Tỉnh quyết định sát nhập hai trường Trung Học Sư Phạm và Cao Đẳng Sư Phạmthành một, và lấy tên mới là Cao Đẳng Sư Phạm An Giang đào tạo giáo viên nhiều ngành và nhiềuhệ. Cuối năm 1999, Chính Phủ đáp ứng đề nghị thiết tha của các tỉnh ĐồngBằng Sông Cửu Long, nhằm từng bước cải tiến tình trạng xuống cấp của giáo dục Việt Nam, và đỡbớt gánh nặng của Đại Học Cần Thơ trước áp lực của hơn 40.000 học sinh tốt nghiệp trung họchàng năm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, Chính Phủ ký quyết định cho phép thành lập Trường Đạihọc An Giang tháng 12 năm 1999. Tháng 1 năm 2001, Thủ Tướng Chính Phủ ký quyết định cho phép xâydựng trường Đại Học An Giang trên khu đất 40 hecta với tổng kinh phí đầu tư lên đến 35 triệu USD(xem chi tiết). AGU được xem là trường Đại học trẻ nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, và là trường Đạihọc công lập thứ hai ở khu vực này (sau Đại Học Cần Thơ). Trường được sự quản lý và hỗ trợ tài chính của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang và chịu sự giámsát chuyên môn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Ngoài việc đào tạo đại học, trường còn tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên trong trường nghiên cứukhoa học và chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng nguyện vọng của từng cá nhân, đồng thời góp
phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội và văn hoá của khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long. Trường Đại học An Giang hiện có 10,695 sinh viên và 738 cán bộgiảng viên và công nhân viên. Trường có 6 khoa: Khoa Sư phạm, Khoa Nông nghiệp và Tài nguyênThiên nhiên, Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường, Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, KhoaVăn hóa nghệ thuật và Khoa Lý luận chính trị. Trường Đại học An Giang cũng đã thành lập Trung tâm Tin học, Trung tâm Ngoại ngữ, Trungtâm Nghiên cứu Phát triển Nông thôn, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trungtâm Tạo nguồn nhân lực Phát triển Cộng đồng triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụngkhoa học công nghệ. Trường đang cộng tác và tăng cường các mối quan hệ với các trường đại học,tổ chức và trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiệm vụ của trường là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và thấp hơn cho tỉnh An Giangvà các tỉnh lân cận. Đồng thời nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ việc pháttriển kinh tế, xã hội trong tỉnh An Giang và các vùng lân cận. Trường Đại học An Giang được thành lập theo Quyết định số 241/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và khai giảng năm học đầu tiên ngày 09 tháng 9 năm 2000.Xây dựng trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang, Trường Đại học An Giang là cơ sở đàotạo công lập trong hệ thống các trường đại học Việt Nam, chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Giáodục và Đào tạo, và quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang . Trường có nhiệm vụ đàotạo trình độ đại học và thấp hơn phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang vàkhu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời Trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng vàchuyển giao công nghệ trong vùng. Đây cũng là sứ mệnh của nhà trường. Năm học 2000 - 2001 nhà trường tuyển sinh khóa đầu tiên. Trong năm đầu tiên này chỉ có 5 ngànhhệ đại học. Nhưng đến nay, Trường có 28 ngành đại học, ngoài ra mỗi năm Trường còn đào tạokhoảng 7 ngành hệ cao đẳng Sư phạm và 7 ngành hệ trung cấp (tổng số có hơn 40 ngành đào tạo hệchính quy). Thí sinh dự thi tuyển sinh hàng năm tăng dần, có năm trên 21.000 (năm 2008). Đây là
tín hiệu đáng mừng của một trường mới được thành lập, cho thấy sự ra đời của Trường Đại học AnGiang là một nhu cầu thật sự ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm học 2005 - 2006, nhà trườngchính thức tuyển sinh đào tạo hệ không chính quy với hình thức vừa làm vừa học, đến nay trườngđã có sinh viên hệ này tốt nghiệp. Trường Đại học An Giang ra đời trong giai đoạn thế giới sắpchuyển sang thế kỷ 21. Giáo dục thế kỷ 21 có những chuyển biến to lớn, đó là lấy “Học thườngxuyên, học suốt đời” làm nền tảng, dựa trên tiêu chí chung là “Học để biết, học để làm, học để cùngchung sống với nhau và học để làm người”. Là một trường có tuổi đời còn khá trẻ, đó cũng là thuậnlợi để sớm bắt nhịp với yêu cầu của thời đại và lựa chọn ngành nghề mũi nhọn để đào tạo như Côngnghệ sinh học, Kinh doanh nông nghiệp, Phát triển nông thôn, Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinhdoanh, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin, tiếng Anh...Từ tháng 8 năm 2004, Trường đãcó sinh viên hệ đại học tốt nghiệp, đến nay được 6 khóa tốt nghiệp với trên 5.500 sinh viên. Giờđây, sinh viên do Trường đào tạo đã có mặt khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ở Thành phố HồChí Minh và một số tỉnh thành khác, mỗi người một vị trí công tác khác nhau, nhiều người đã hoànthành chương trình sau đại học và đang tiếp tục phát huy. Năm học 2009 - 2010 đánh dấu một bước phát triển mới của Trường Đại học An Giang sau 10 nămthành lập. Đây là năm học đầu tiên chuyển đổi toàn bộ hệ đào tạo chính quy từ niên chế sang họcchế tín chỉ, bắt đầu triển khai đào tạo chương trình sau đại học (liên kết đào tạo), Trường Phổ thôngThực hành Sư phạm khai giảng năm học đầu tiên, khu trường mới (40 ha) đã đưa vào sử dụng, hoànthành cơ bản các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 416 lô nền nhà tại khulàng giáo viên. Đủ điều kiện về pháp lý và cơ sở hạ tầng để tiến hành xây dựng nhà ở vào cuối năm2009. Đáp ứng nhu cầu công tác đào tạo, đội ngũ cán bộ, giáo viên công nhân viên của Trường đã khôngngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong những ngày đầu thành lập chỉ có 190 cán bộ,công chức, gần 40 người có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ, sau 10 năm đã có 769 cán bộ, công chức,trong đó trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ là 226 người, 145 người đang theo học các lớp sau đại học trongvà ngoài nước (bình quân mỗi năm có từ 35 - 40 cán bộ, giáo viên hoàn thành chương trình sau đạihọc), 54 giảng viên chính. Như vậy, đến cuối năm 2010, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học đạttrên 50% so với giảng viên trực tiếp giảng dạy.
Nhà trường có đầy đủ các tổ chức chính trị, chính trị xã hội. Đảng bộ với 21 chi bộ trực thuộc (371đảng viên); 13 Công đoàn bộ phận trực thuộc Công đoàn cơ sở; tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinhviên, Hội Cựu Chiến binh, Hội Cựu Giáo chức. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể đóng góp mộtphần đáng kể cho sự phát triển nhà trường trong thời gian qua. Phong trào Đoàn trong sinh viên tácđộng tích cực đến tư tưởng tình cảm và rèn luyện của sinh viên, được dư luận xã hội đánh giá caovà lôi cuốn sự ủng hộ về vật chất, tinh thần của các tầng lớp trong xã hội. Những năm gần đây, mỗinăm Trường nhận gần 1 tỷ đồng học bổng tài trợ cho sinh viên nghèo, vượt khó học tốt. Nhàtrường duy trì tốt phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nhiều năm liền đạt thứ hạng caoqua hội thi, hội thao cấp khu vực và quốc gia. Thực hiện có hiệu quả phong trào xã hội hóa giáodục. Đã có 5 huyện xây dựng ký túc xá trong khuôn viên trường, một Công ty tư nhân đầu tư xâydựng khu ký túc xá 2.800 chỗ trong khuôn viên trường mới, đầu tháng 10/2009 đưa vào khai thácblock 1 (700 chỗ) tháng 1/2010 khai thác block 2. Lãnh đạo nhà trường luôn tạo mọi điều kiệnthuận lợi để cán bộ, công chức và học sinh-sinh viên phát huy dân chủ, lấy “Lợi ích tập thể” làmmục tiêu để phấn đấu; đảm bảo đối xử bình đẳng, công bằng; nhận xét, đánh giá chính xác, kháchquan và đúng khả năng từng đối tượng trong trường. Xác định được tầm quan trọng của quan hệ quốc tế, hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước đểthực hiện công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, đầu tư phát triểncơ sở vật chất. Trong những năm qua, nhà trường có nhiều cố gắng mở rộng quan hệ quốc tế, đếnnay đã thiết lập ban giao và ký kết nhiều bản ghi nhớ với các trường đại học, các tổ chức nướcngoài khu vực Đông Nam Á, châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Phi... Tính đến nay, nhà trường tiếp589 đoàn khách quốc tế với 1.910 người. Từ quan hệ hợp tác quốc tế nhà trường đã thực hiện đượcnhiều dự án, chương trình nghiên cứu phát triển, tạo điều kiện cho nhiều cán bộ, giáo viên thamquan, hội thảo, học tập nâng cao chuyên môn tại nước ngoài. Sự hỗ trợ nhiệt tình và có hiệu quả củacác Viện, Trường trong khu vực thời gian qua đã giúp nhà trường vượt qua những khó khăn banđầu về lực lượng giảng viên, cơ sở thực hành thí nghiệm, kinh nghiệm quản lý...Nhà trường ghinhận tình cảm quí báu của cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước thời gian qua đã dành cho trường. Nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ quan trọng được nhà trường quan tâm nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Ngay từ khi thành lập, nhà trường đã áp dụng hàng loạt chế độchính sách ưu đãi cho cán bộ, giáo viên và sinh viên để khuyến khích nghiên cứu khoa học, chuyểngiao công nghệ. Đến nay, nhà trường thực hiện được 271 đề tài nghiên cứu khoa học (240 đề tài cấptrường), tham gia thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo đề nghị của một số huyệntrong và ngoài tỉnh. Từ năm 2004 đến nay mỗi năm có trên 300 đề tài nghiên cứu khoa học của sinhviên hệ đại học ở loại hình khóa luận tốt nghiệp. Trong một thời gian ngắn (27 tháng) khởi công xây dựng cơ sở mới, tháng 3/2009, nhà trường đãđưa vào sử dụng phục vụ công tác giảng dạy và học tập, với thiết kế hiện đại, phù hợp với xu thếphát phát triển trong tương lai, nơi học, nơi làm việc, khu thí nghiệm, khu giảng đường... khá đầyđủ trang thiết bị, đảm bảo cơ bản nhu cầu đào tạo. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản để nhà trườngthực hiện sứ mệnh và mục tiêu phát trển trong tương lai. Hiện tại, Trường có 3 cơ sở với tổng diện tích 56,4 ha (tại Long Xuyên cơ sở cũ 8,9 ha, cơ sở mới40 ha và cơ sở 2 Châu Phú 7,5 ha). Đến năm 2012, cơ sở hạ tầng tại các cơ sở sẽ hoàn chỉnh, Thưviện mới được hình thành theo tiêu chí thư viện điện tử với 1.200 máy tính nối mạng, thực hiện xãhội hóa khu liên hợp thể dục, thể thao tại khu trường mới, xây mới 1 ký túc xá tại cơ sở Châu Phú,bổ sung máy móc thiết bị khu thí nghiệm, tiếp tục bổ sung trang thiết bị dạy học tiên tiến, đẩy mạnhứng dụng công nghệ thông tin... Đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cán bộ giảng dạy được chuẩnhóa trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định Điều lệ trường đại học; thực hiện đổi mới nộidung chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp dạy - học, đa dạng hóa loại hình đào tạo, thực hiệnkiểm định chất lượng, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, hòa nhập với xu thế phát triển chungcủa các trường đại học trên phạm vi quốc gia; không ngừng tăng cường và mở rộng quan hệ hợptác trong nước, ngoài nước, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ... Trường Đạihọc An Giang sẽ là địa chỉ tin cậy trong công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh và khu vực.RECTOR BOARD Hiệu trưởng

*
Nghiên cứu hành vi của sinh viên khoa Kinh Tế-QTKD trường Đại Học An Giang khi đến mua sắm tại siêu thị Vinatex An Giang 31 790 5
*
Giới thiệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 4 693 0

Xem thêm: Giải Sgk Tiếng Anh 3 Mới - Big, Large, Spacious, Huge, Giant, Great

*
Các tiêu chí lựa chọn Laptop của sinh viên kho nông nghiệp trường đại học An Giang 25 1 5
*
Thái độ của sinh viên trường Đại Học An Giang về thẻ liên kết giữa thẻ ATM của ngân hàng Đông Á-thẻ sinh viên của trường Đại Học An Giang 17 625 0
*
Đánh giá mức độ đáp ứng với Chuẩn giáo viên trung học phổ thông của Cử nhân Sưphạm do Trường đại học An Giang đào tạo 165 670 1
*
Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ 119 909 11
*
Giới thiệu Trường Đại học An Giang 6 523 0
*
Báo cáo hóa bảo vệ thực vật - Trường Đại Học An Giang Khoa Nông Nghiệp ppt 46 1 7
*
Chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học ở Trường Đại học An Giang – Thực trạng và giải pháp 28 2 0