Trường cao đẳng nghề hà nam

     
*

*

*

Thời sự Lao động Xã hội Kinh tế Pháp luật Văn hóa - Thể thao
Trường Cao đẳng nghề Hà Nam: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với công tác quản lý, bảo vệ môi trường
(LĐXH)- Với những nỗ lực trong đổi mới giáo dục dạy nghề, những năm qua, Trường Cao đẳng nghề Hà Nam đã tạo được những chuyển biến căn bản về chất lượng đào tạo, từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và nhu cầu học của người lao động.

Bạn đang xem: Trường cao đẳng nghề hà nam


Chất lượng đào tạo được nâng cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệpTriển khai nhiệm vụ trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid – 19 song Trường Cao đẳng nghề Hà Nam đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Năm học 2019-2020, nhà trường tổ chức thi tốt nghiệp cho 921 học sinh, sinh viên, tỷ lệ đạt tốt nghiệp 96,7%, 100% học sinh,sinh viên đã có việc làm ngay sau tốt nghiệp, 02 học sinh, sinh viên được cử tham gia kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia do Tổng cục GDNN tổ chức, kết quả đạt 01 giải khuyến khích.
Năm 2020 nhà trường đã tuyển sinh được 1.100 HSSV, trong đó: 2 lớp Cao đẳng, 16 lớp Trung cấp và Văn hóa - nghề, 15 lớp Sơ cấp. Đồng thời Nhà trường đã xây dựng kế hoạch cho từng học kỳ và năm học, tìm mọi biện pháp tổ chức phục vụ tốt công tác dạy và học. Đặc biệt công tác đào tạo đã tuân thủ nghiêm túc những quy định của Bộ Lao động - TB&XH, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp theo đúng quy chế; Luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên cả về phẩm chất và năng lực hoạt động chuyên môn. Xây dựng được đội ngũ giáo viên đoàn kết, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức nhà giáo, hiện nay có 100% giáo viên đạt chuẩn theo quy định.
Song song với việc xây dựng đội ngũ giáo viên, công tác đầu tư, xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng được quan tâm, đảm bảo các phòng học chuyên môn cho các nghề đào tạo; mua sắm trang thiết bị đồng bộ đảm bảo theo yêu cầu của thực tế sản xuất. Triển khai thực hiện các dự án: Đầu tư mở rộng Trường Cao đẳng nghề Hà Nam từ nguồn vốn ODA của Ả rập-Xê út; Dự án phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất tại tỉnh Hà Nam Việt Nam do chính phủ Nhật Bản tài trợ.
Trong công tác đào tạo, Nhà trường đã chú trọng việc gắn kết 3 nhà: Nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp nhằm bảo đảm đầu ra cho người học. Doanh nghiệp không chỉ tham gia vào quá trình xây dựng chương trình, giáo án giảng dạy với nhà trường mà còn liên kết tổ chức cho sinh viên thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Sinh viên chưa ra trường đã được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc.

Nhà trường đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường với việc quy hoạch các hạng mục công trình đầu tư quy mô, đáp ứng nhu cầu dạy nghề
Ông Đặng Xuân Hải, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng: Chúng ta cần làm tốt công tác dự báo nhu cầu lao động, xây dựng và cập nhật dữ liệu mở về lao động có kỹ năng nghề theo từng lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là những ngành nghề, kỹ năng mới, như: điện, điện tử, cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ… Thúc đẩy thực thi cơ chế gắn kết 3 nhà trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: 'Cho Con Bu' Search, 'Cho Con Bu Sua' Search


Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nam dự kiến đào tạo cao đẳng nghề cho 4.100 người, tập trung vào các ngành nghề công nghiệp phụ trợ, dịch vụ. Muốn khắc phục những khó khăn trong công tác tuyển sinh hệ cao đẳng cần làm thật tốt công tác hướng nghiệp ở các cơ sở giáo dục, các địa phương nhằm thay đổi nhận thức của nhân dân về "sự học", sự nghiệp của con em mình trên cơ sở nhìn nhận đánh giá đúng năng lực bản thân học sinh.
Không chỉ làm tốt công tác đào tạo, Trường Cao đẳng nghề Hà Nam còn chú trọng đến công tác quản lí và bảo vệ môi trường góp phần phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy. Từng khu sinh hoạt như: khu ký túc xá, nhà bếp; phòng ăn; khu vệ sinh, tắm giặt; phòng sinh hoạt chung; phòng nghỉ... đều được bố trí một khoa học, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng đủ ánh sáng. Trong khuôn viên nhà trường, được bố trí trồng cây xanh, quy hoạch lối đi, đường nội bộ, tạo cảnh quan, bóng mát.
Công tác vệ sinh môi trường và phòng dịch bệnh cũng được lãnh đạo đơn vị đặc biệt quan tâm, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng. Các chất thải sinh hoạt đều được phân loại riêng chất thải rắn, lỏng, chất thải hữu cơ. Hệ thống nước thải sinh hoạt cũng được xây dựng, cải tạo phù hợp với quy định, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Hàng năm đều tổ chức phun thuốc diệt muỗi toàn đơn vị. Định kỳ hàng năm, nhà trường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định các yếu tố môi trường để có các biện pháp kịp thời giúp bảo vệ môi trường...
Đặc biệt khi xây dựng các khu ký túc xá 5 tầng và tòa nhà điều hành 2 tầng trong khuôn viên, nhà trường đều thẩm định đánh giá tác động môi trường, đảm bảo không ảnh hưởng đến công tác dạy và học.
Theo đánh giá của Trường Cao đẳng nghề Hà Nam, nếu ngay từ lúc xây dựng, trường học không được quy hoạch tốt, dẫn đến tình trạng bất cập trong sử dụng về sau. Cơ sở vật chất trường học thiếu thốn, nguồn nước sạch không đảm bảo, không có chỗ tập kết và xử lý rác thải… vẫn luôn là vấn đề nan giải của ban giám hiệu các trường. Đặc biệt, nhà vệ sinh trường học trở thành nỗi ám ảnh của học sinh. Nhiều em không dám sử dụng vì nhà vệ sinh bốc mùi hôi, không sạch sẽ. Các em thường sẽ nhịn đi vệ sinh, lâu dần sẽ ảnh hưởng không tốt đến đường bài tiết. Tình trạng vệ sinh môi trường học đường không đảm bảo ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và công tác học tập, giảng dạy của học sinh, giáo viên và cán bộ nhân viên nhà trường. Do vậy, nhà trường khu xây mới các hạng mục cơ sở vật chất đều phải đảm bảo được các quy định về vệ sinh trường học liên quan đến địa điểm xây dựng, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất lớp học. Bố trí thùng rác ở nhiều nơi, tránh tình trạng xả rác bừa bãi; đảm bảo nguồn cung nước sạch và nhà vệ sinh sạch sẽ cho sinh viên bằng việc sửa sang lại cho sạch đẹp hơn. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức về việc bảo vệ môi trường nói chung và môi trường học đường nói riêng cho học sinh, sinh viên thông qua việc xây dựng nội quy vệ sinh trường học cụ thể, có giám sát thực thi; tổ chức các buổi vệ sinh trường lớp học định kỳ, các ngày hội vệ sinh trường học; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh, dựng tiểu phẩm về vệ sinh môi trường; đưa các vấn đề về vệ sinh môi trường học đường vào công tác giảng dạy, các buổi ngoại khóa./.