Trung quốc và triều tiên

     

Tổng thống Moon Jae In, sắp mãn nhiệm, đang cố đạt được một số điểm thuận lợi cho tiến trình chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Nghị Viện Hàn Quốc sắp bỏ phiếu về « Tuyên bố chấm dứt chiến tranh », được ông Moon tái đề xuất khi phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 09/2021.

Bạn đang xem: Trung quốc và triều tiên

Ngoài ra, chính quyền Seoul cũng muốn có thêm sự ủng hộ từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Ngày 23/12, hai thứ trưởng Ngoại Giao của Hàn Quốc và Trung Quốc đã tổ chức hội đàm trực tuyến về nhiều chủ đề, trong đó có tuyên bố chấm dứt chiến tranh Liên Triều, Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022, cũng như quan hệ Mỹ-Trung và vấn đề Đài Loan.

Cuộc họp trên có ý nghĩa như thế nào ? Hàn Quốc có thể trông đợi gì từ phía Trung Quốc ? tiengtrungquoc.edu.vn Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp.

*****

Antoine Bondaz : Cuộc họp này mang ý nghĩa quan trọng vì quy tụ hai thứ trưởng ngoại giao. Và dù có phần rập khuôn truyền thống, nhưng đã không một cuộc họp nào như vậy được tổ chức từ hai năm qua. Vì thế “Đối thoại Chiến lược” là sự tái lập các cuộc thảo luận ở cấp cao, nhưng phải nhắc lại rằng các bộ trưởng Ngoại Giao hai nước vẫn tiếp tục gặp nhau.

Tuy nhiên, cuộc họp cấp cao này không phản ánh được sự cải thiện hay sự xuống cấp trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Điều quan trọng đối với Seoul, từ nhiều năm nay và đặc biệt là kể từ khi tổng thống Moon Jae In nhậm chức, là phải tìm được thế cân bằng, rất khó, giữa một bên là quan hệ với Washington, bên kia là với Bắc Kinh, trong khi Trung Quốc giữ một vai trò vô cùng quan trọng, vì không những là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, mà còn là một quốc gia không thể thiếu trong hồ sơ Bắc Triều Tiên.

Do đó, đối với tổng thống Moon Jae In, tìm cách đạt được điều gì đó trong cuối nhiệm kỳ và chỉ vài tuần trước kỳ bầu cử tổng thống mang ý nghĩa quan trọng về hồ sơ Bắc Triều Tiên. Và ở điểm này, Seoul cần đến Trung Quốc.

tiengtrungquoc.edu.vn : Ông vừa nhắc đến Trung Quốc trong hồ sơ Bắc Triều Tiên. Cụ thể, Bắc Kinh đóng vai trò như thế nào ?

Antoine Bondaz : Dĩ nhiên là Trung Quốc đóng vai trò vô cùng quan trọng khi nói đến giả định một hiệp định hòa bình, hay thậm chí là một bản tuyên bố chấm dứt chiến tranh. Đây là văn bản mà Nghị Viện Hàn Quốc sắp bỏ phiếu trong những ngày hoặc những tuần tới. Cần phải nhắc lại Trung Quốc cũng là một bên tham gia ký hiệp định ngừng bắn Bàn Môn Điếm (Panmunjeom). Trong trường hợp cần ký kết một thỏa thuận hòa bình chính thức, Trung Quốc, cũng như Hoa Kỳ và dĩ nhiên là Bắc Triều Tiên chắc chắn sẽ cùng ký vào đó.

Thế nhưng trước mắt chưa phải là hiệp định hòa bình, mà mới chỉ là tuyên bố đơn phương chấm dứt chiến tranh từ phía Hàn Quốc. Vì thế, mục tiêu của Seoul là phải nhận được sự ủng hộ ngoại giao nếu như tuyên bố chấm dứt chiến tranh được Nghị Viện thông qua. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng như các nước châu Âu lại cho rằng một tuyên bố như vậy lại “khá vô ích” trên thực tế, nhất là rơi vào cuối nhiệm kỳ của tổng thống Moon Jae In và vài tuần trước kỳ bầu cử tổng thống.

Xem thêm:

Không chắc là Hàn Quốc sẽ nhận được sự ủng hộ hoàn toàn và rõ ràng từ đồng minh chính là Mỹ hoặc từ châu Âu. Vì thế điều quan trọng đối với Seoul là tìm cách có được ủng hộ từ những nước khác. Nếu như Trung Quốc công khai ủng hộ tuyên bố chấm dứt chiến tranh của Hàn Quốc, thì rõ ràng đó là điểm tích cực và được ngành ngoại giao Hàn Quốc nhấn mạnh.

tiengtrungquoc.edu.vn : Có thể thấy là Seoul cần Bắc Kinh. Có phải vì lý do này mà Hàn Quốc đã không ủng hộ lời kêu gọi tẩy chay ngoại giao Olympic Mùa Đông 2022 được Washington đưa ra, trái với nước láng giềng Nhật Bản, cũng như hủy lời mời bộ trưởng Kỹ Thuật Số Đài Loan tham dự một hội thảo ở Seoul ?

Antoine Bondaz : Đúng là có rất nhiều mâu thuẫn, thậm chí là nghịch lý trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với Trung Quốc. Trái với Nhật Bản hoặc các nước phương Tây, Hàn Quốc rất ít khi công khai chỉ trích Trung Quốc, dù là vấn đề Hồng Kông, hay là vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Thế nhưng, người dân Hàn Quốc lại có ý kiến khác và có cái nhìn cực xấu về Trung Quốc, thậm chí có thể hơn nhiều hơn cả ở châu Âu, nếu nhìn vào khảo sát công luận hồi đầu năm 2021. Vào thời điểm đó xảy ra một loạt các bất đồng song phương nghiêm trọng liên quan đến chiếm đoạt văn hóa, viết lại lịch sử…

Tóm lại, có thể thấy phần nào nghịch lý, giữa một bên là công luận ngày càng chỉ trích và phản đối việc xích gần với Trung Quốc và bên kia là ngành ngoại giao muốn thân thiện hơn để giữ thế cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhất là Bắc Kinh lại đóng vai trò quan trọng trong hồ sơ Bắc Triều Tiên. Chính vì lý do này mà Hàn Quốc sẽ không kêu gọi tẩy chay ngoại giao lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh.

Ngoài lý do này, cần phải nhắc lại vào năm 2018, Hàn Quốc cũng đăng cai Olympic Mùa Đông, Seoul hy vọng làm lại được điều đã thực hiện cách đây 4 năm, có nghĩa là gặp đoàn vận động viên miền Bắc, đồng thời tạo điều kiện để Mỹ và Bắc Triều Tiên xích lại gần nhau hơn. Dĩ nhiên rõ ràng là chuyện này sẽ không xảy ra trong kỳ Thế Vận Hội ở Bắc Kinh, nhưng Seoul vẫn đi theo con đường đó. Do vậy sẽ không có chuyện tẩy chay, mà thậm chí có thể là tổng thống Hàn Quốc sẽ dự lễ khai mạc, bởi vì ông đã chính thức được mời.

Tình huống phần nào nghịch lý này khiến chúng ta nhớ lại tháng 09/2015, khi tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Hàn Quốc Park Guen Hye lúc đó cũng đến Bắc Kinh dự lễ diễu binh kỷ niệm chấm dứt Thế Chiến II. Vào thời điểm đó, không một nhà lãnh đạo châu Âu hay phương Tây nào có mặt, chỉ có tổng thống Hàn Quốc.

Antoine Bondaz : Tôi không nghĩ là chuyến công du của tổng thống Moon Jae In gây tác động nào đó đến mối quan hệ Seoul-Bắc Kinh, vì một lý do đơn giản, đó là Hàn Quốc không hùa theo Úc chống lại Trung Quốc. Chuyến công du này chỉ đơn thuần nằm trong khuôn khổ song phương Seoul-Canberra.

Đối với Hàn Quốc, đặc biệt là từ năm 2017 khi ông Moon Jae In lên làm tổng thống, điều quan trọng là triển khai “Chính sách phương Nam” mới nhằm xích lại gần hơn, chủ yếu là với vùng Đông Nam Á và các nước ASEAN. Vì thế, trong nhiệm kỳ tổng thống, ông Moon Jae In đã công du 10 nước ASEAN, cũng như Úc, New Zealand… Mục tiêu của các chuyến thăm này là tăng cường quan hệ kinh tế, thúc đẩy hợp tác trong các tổ chức quốc tế.

Cần phải nhắc lại là Hàn Quốc và Úc nằm trong nhóm cường quốc bậc trung, được gọi là MIKTA, gồm Mêhicô, Indonesia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc. Vì thế, hai nước có mối quan hệ từ lâu và chuyến công du của tổng thống Moon hoàn toàn nằm trong khuôn khổ quan hệ song phương.

tiengtrungquoc.edu.vn Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp.