Trọng tài đinh văn dũng

     
(tiengtrungquoc.edu.vn) - Cựu trọng tài FIFA Đinh Văn Dũng đã có những chia sẻ về nghề cầm còi tại Việt Nam. Theo ông, “trọng tài làm 100, 1000 trận hay thì chưa ai khen nhưng chỉ cần một trận dở là bị nghe chửi”.

Bạn đang xem: Trọng tài đinh văn dũng


Vòng 23 V-League 2017 một lần nữa chứng kiến trọng tài là tâm điểm của chỉ trích. Trận Long An 0-2 FLC Thanh Hóa, trọng tài Trần Văn Lập “bẻ còi” không công nhận tình huống ghi bàn của Wander Dias (Long An). Trận SHB Đà Nẵng 0-2 Quảng Nam, HLV Lê Huỳnh Đức bức xúc nói “các trọng tài có mối quan hệ nhóm” ở cuộc họp báo sau trận.
Chuyện trọng tài ở bóng đá Việt Nam không còn mới nhưng chưa bao giờ có hồi kết. Cựu trọng tài FIFA Đinh Văn Dũng chia sẻ trên facebook cá nhân: “Cuối cùng họ nhận được gì nhỉ: Làm 100, 1000 trận hay thì chưa ai khen trọng tài, một trận dở là bị lôi cả gia tộc ra mà chửi, cái gì mà người ta không ăn được đều ném về phía trọng tài hết. Chưa kể nào là ăn tiền, nào là cái tâm, nào là có vấn đề... Nói chung là chẳng có gì hay ho cả”.

Xem thêm: Làm Sao Để Đến Trường Thpt Vĩnh Lộc Quận Bình Tân, Thpt Vĩnh Lộc


Ông Dũng cũng khái quát lại hành trình một trọng tài được lên làm nhiệm vụ tại giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam như sau: “Để đào tạo ra được một trọng tài thổi được ở V-League không phải là một chuyện đơn giản vì có tính đào thải rất cao. Họ sẽ phải kinh qua các giải trẻ như U11, U13, U15,…, hạng ba, hạng nhì, U21 rồi mới lên được hạng nhất. Muốn lên được hạng nhất, các trận đấu ở giải ngoài chuyên nghiệp, họ phải thật sự ổn định và phải khẳng định được mình”.
“Sau khi chinh chiến ở giải nhất ít nhất là hai năm, nếu không mắc sai sót gì lớn, ổn định về chuyên môn, tâm lý vững vàng, nắm bắt nghiệp vụ trọng tài, thể lực, họ sẽ được cân nhắc lên làm giải cai nhất của bóng đá Việt Nam”.
“Năm 2009, trong bài thuyết trình tại Kuala Lumpur (Malaysia – PV), tôi đã thuyết trình về quá trình đào tạo trọng tài của lớp tài năng năm 2006 do VFF tổ chức và đã được ban trọng tài AFC đánh giá rất cao. Ở giải chuyên nghiệp này, nếu trọng tài mà bị đánh giá là tâm lý không tốt, chuyên môn còn non kém... thì phải xem lại khâu tuyển chọn và trách nhiệm của những người liên quan. Trước giờ toàn thấy trọng tài chịu trách nhiệm chính mà chưa ai đứng ra tự chịu trách nhiệm và nhận khuyết điểm. Đào tạo ra một trọng tài khó là vậy, giải đấu của Việt Nam vô cùng phức tạp khiến cho trọng tài càng khó làm việc hơn”.
*

BÁO ĐIỆN TỬ THỂ THAO & VĂN HÓA - TTXVN