Trẻ lắc đầu khi ngủ

     

Nhiều phụ huynh thấy trẻ lắc đầu khi ngủ đều tỏ ra nhiều lo lắng không biết trẻ lắc đầu khi ngủ có sao không? Bố mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi giải mã hiện tượng này để có phương pháp xử lý kịp thời nhé.

Bạn đang xem: Trẻ lắc đầu khi ngủ

Hành động trẻ lắc đầu liên tục, đung đưa toàn thân trước hay trong khi ngủ là hiện tượng rất thường gặp. Theo các chuyên gia Y tế, đây là hiện tượng ít gây nguy hiểm cho bé.

*
Trẻ hay giật mình khi ngủ có sao không?

Giải thích kỹ hơn, những cử động nhịp nhàng, có tính dập khuôn và đi liền với giấc ngủ thì được gọi là rối loạn vận động nhịp nhàng. Phụ huynh thường gặp hành vi này của bé trong giấc ngủ trưa hoặc buổi tốt, ban đêm.

Các loại rối loạn vận động nhịp nhàng

Lắc đầu: Đây là hành vi của trẻ mà các phụ huynh thường gặp nhất. Trẻ có thể quay cổ và lắc đầu từ bên này sang bên kia ( thường là khi trẻ đang ở tư thế nằm ngửa. Có những trẻ có thói quen đặt tay lên đầu khi lắc khiến cho toàn thân đều di chuyển.

Đập đầu: Khi trẻ nằm sấp thì thường thấy hành vi trẻ đập đầu vào đệm, gối. Ngoài ra ở tư thế ngồi, bé có thể đập đầu nhiều lần vào tường, cũi hay thành giường.

Đung đưa toàn thân: Hành vi này cũng rất thường gặp khi trẻ quỳ trên tứ chi và lắc người.

Ngoài những loại rối loạn vận động nhịp nhàng trên thì con còn có những loại khác như lăn người, đập chân và lăn chân…thường xảy ra với những trẻ có thể trạng khỏe mạnh. Nói cách khác đây là một cách để trẻ tự ru ngủ cho nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên bố mẹ cần để ý kỹ những triệu chứng của trẻ bởi nó không nằm ngoài khả năng trẻ bị mắc chứng tự kỷ..Bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để có kết luận chính xác từ các bác sĩ nhé.

Xem thêm: Cách Lấy Lại Nick Violympic Cần Làm Gì? Cách Lấy Lại Mật Khẩu Violympic

Tại sao trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ?

Hiện tượng trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ khá phổ biến, thường xuất hiện với các bé từ 6 – 9 tháng và lớn dần sẽ tự hết. Hiện tượng này chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Nếu trẻ lắc đầu liên tục khi ngủ kèm theo các hiện tượng như vò đầu, bứt tai, quấy khóc, gồng mình, đỏ mặt, ráy tai có mùi hôi thì khả năng cao trẻ đang mắc phải những bệnh về tai mũi họng.Trong giai đoạn mọc răng, trẻ cũng thường xuyên xuất hiện những hành vi này do những biến đổi trong cơ thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu trong người.Nhiều người nghĩ rằng trẻ con không hề có những căng thẳng về tâm lý nhưng thực tế những tiếng nói to từ môi trường, bị ép ăn, véo má, hoặc bị dọa…khiến cho trẻ thường gặp những áp lực. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ hay lắc đầu khi ngủ.Một số trẻ bị thiếu canxi khiến trẻ sơ sinh lắc đầu khi ngủ kèm theo các triệu chứng như ngủ kém, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn…

Ngoài những trường hợp trên thì những trẻ hay gặp các vấn đề thần kinh cũng được kết luận rằng có những biểu hiện lắc đầu liên tục kéo dài. Tuy nhiên trẻ sẽ không có những biểu hiện đáng lo ngại nào khác. Do vậy dù là bất kỳ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này của trẻ thì bố mẹ cũng cần phải đưa trẻ đi thăm khám sớm để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Bố mẹ cần phải làm gì với trẻ lắc đầu khi ngủ

*
Trẻ trụ bằng tứ chi lắc toàn thân

Không nên ngăn bé thực hiện những động tác đó

Nếu những biểu hiện như lắc đầu, đung đưa người hoặc đập đầu được xem là bình thường với cơ thể bé thì bố mẹ không nên ngăn cản con. Bởi những động tác này giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ ngon hơn. Hiện tượng này sẽ giảm hẳn khi trẻ được 6 tuổi. Tuy nhiên một số rối loạn hoạt động nhịp ngành sẽ trở thành những thói quen lâu dài nếu như bố mẹ ngăn cản con thực hiện. Thay vào đó bố mẹ hay dành nhiều thời gian nói chuyện, vui chơi với con vào ban ngày và làm ngơ đi những động tác đó của con vào ban đêm.

Tăng cường giải thoát cho năng lượng dư thừa của cơ thể:

Theo đó, bố mẹ hãy dành cho bé nhiều thời gian vui chơi hơn bằng những trò chơi ngoài trời như nhảy dây, ném bóng…Việc tiêu hao năng lượng dư thừa của ban ngày cũng là một cách giúp trẻ có giấc ngủ sâu và giảm các triệu chứng trẻ lắc đầu khi ngủ vào ban đêm.

Giảm căng thẳng cho bé:

Dành nhiều thời gian quan tâm đến con, âu yếm và cho con đến những nơi vui chơi để giúp con thoát khỏi tình trạng căng thẳng. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều nếu như trẻ không muốn, hoặc tránh những tiếng ồn, tiếng còi xe. Bên cạnh đó không nên chơi đùa con bằng cách dọa khiến trẻ sợ khóc thét.

Tránh xáo trộn trong giấc ngủ:

Nên duy trì những công việc hàng ngày trước khi ngủ để giúp trẻ tạo thói quen. Đồng thời hãy tạo không gian thư thái bằng cách kể chuyện cho con ngủ, âu yếm con nhiều hơn.

Âm nhạc:

Giai điệu nhạc nhẹ nhàng vui vẻ không chỉ giúp tâm lý trẻ thư thái mà còn giúp bé giải tỏa năng lượng nhờ vào những điệu nhảy theo nhạc.

Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp các mẹ giải mã hiện tượng trẻ lắc đầu khi ngủ. Nếu bạn còn những thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi. Các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM sẽ giải đáp sớm nhất nhé.