Trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không

     
Siro ho không còn là sản phẩm xa lạ với các mẹ bỉm sữa, vì mang đến hiệu quả tốt giúp nâng cao sức khỏe của trẻ. Thế nhưng trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không? Liệu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tác dụng của vacxin? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

*
Thông thường trẻ uống siro ho vẫn tiêm phòng được

Trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không?

Triệu chứng ho rất phổ biến ở trẻ và xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Do đó, trên thị trường có nhiều loại siro nhằm mang đến hiệu quả cho từng đối tượng riêng biệt. Hầu hết siro được cung ứng đều lành tính, không có tác dụng phụ, được chiết suất từ thành phần thảo dược. Thế nên, khi trẻ nhỏ uống sẽ vô cùng an toàn, vì siro ho không phải là thuốc kháng sinh.

Bạn đang xem: Trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không

Vậy trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không? Câu trả lời là được và siro ho không gây ảnh hưởng gì đến hiệu quả của vacxin. Thậm chí, tại thời điểm đó bé đang sốt nhẹ vẫn có thể chủng ngừa đúng lịch. Để an tâm hơn, mẹ nên liên hệ với cơ sở y tế để nhận tư vấn về tình trạng sức khỏe của trẻ xem có tiêm vacxin được không. Sau đó, mới đưa con yêu đến kiểm tra sàng lọc và tiến hành chủng ngừa.

Thắc mắc trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không đã được giải đáp. Thế nhưng, cần lưu ý những trường hợp nào chống chỉ định chủng ngừa khi uống siro ho?

Lưu ý trường hợp trẻ đang uống siro ho không được tiêm phòng

Hầu hết các trẻ đang uống siro ho đều được tiêm phòng bình thường, ngoại trừ những trường hợp vì một số lý do nhất định phải trì hoãn lịch tiêm nhằm tránh phản ứng phụ nguy hiểm.

*

Chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ sốt trên 39 độ C

Những trường hợp bé uống siro ho không được tiêm phòng:

Trẻ bị suy hô hấp, suy thận, suy tim.Trẻ bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh ác tính.Trẻ có thân nhiệt dưới 35,6 độ C hoặc sốt cao trên 38 độ C.Vừa kết thúc quá trình điều trị và phải dùng liều lượng cao Corticoid.Trong vòng 14 ngày gần đây, trẻ phải xạ trị hoặc hóa trị.Bé mắc các bệnh bẩm sinh về phổi, tim mạch,…Đối mặt với ung thư và có tình hình sức khỏe kém ổn định.Trong vòng 3 tháng gần đây bé từng sử dụng thuốc Globulin miễn dịch.

Bên cạnh đó, mẹ cần nắm rõ một số trường hợp không được tiêm vacxin cho bé, điển hình là:

Sau khi tiêm vacxin lần đầu, trẻ có tiền sử phản ứng nặng.Bé sốt cao trên 39 độ C kèm một số biểu hiện như da tím tái, mệt mỏi, khó thở, co giật,…Bé đối mặt với tình trạng suy giảm miễn dịch bẩm sinh.Bé bị nhiễm HIV bẩm sinh.

Trên đây là những trường hợp trẻ đang uống siro ho không được hoặc phải hoãn tiêm phòng. Mong rằng đã mang đến thông tin hữu ích bên cạnh lời giải đáp cho câu hỏi trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không.

Ngoài ho ra, bé thường xuyên bị cảm nên nhiều trường hợp bị sốt, sổ mũi, … trường hợp tiêu chảy cũng thường xuyên sảy ra khiến mẹ lo lắng không biết có thể tiêm vacxin cho bé trong những thời điểm này hay không. Vì có khá nhiều thắc mắc từ độc giả nên Phương Nam đã có những phần chia sẻ chi tiết gồm: “Trẻ uống thuốc hạ sốt có tiêm phòng được không?”, “Trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không?”, “Trẻ bị viêm phế quản có tiêm phòng được không?” hay “Trẻ đi ngoài có tiêm phòng được không?”, bạn có thể tham khảo thêm để có thể chăm sóc bé tốt hơn.

Xem thêm: Dịch Vụ Quà Tặng Âm Nhạc 1080 Vnpt Đồng Nai, Giới Thiệu Dv Quà Tặng Âm Nhạc

Những sai lầm thường gặp khi tiêm ngừa cho trẻ mẹ cần tránh

Sau khi giải đáp thắc mắc trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không, mẹ nên nhớ thêm một số sai lầm thường gặp khi chủng ngừa cho trẻ, cụ thể là:

*

Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ không thể tiêm vacxin khi đang uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, đó là quan điểm sai lầm. Trên thực tế, tùy vào loại vacxin và thuốc mà con yêu đang sử dụng, bác sĩ sẽ có nhận định cụ thể liệu trẻ có được chủng ngừa hay không. Đa phần các bé vẫn được tiêm vacxin bình thường khi dùng thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, hiệu quả của vacxin lúc chủng ngừa cũng không bị ảnh hưởng khi trẻ bị đau họng, sổ mũi, ho, cảm, tiêu chảy nhẹ,…

Trong trường hợp trẻ sốt nhẹ và có thể kiểm soát, con yêu vẫn được chỉ định tiêm vacxin như bình thường. Khi khám sàng lọc, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận xem tình trạng sốt của bé có phù hợp để chủng ngừa tại thời điểm đó hay không.

Một số mẹ nghĩ rằng trẻ vừa khỏi ốm không nên chủng ngừa và đó cũng là quan điểm sai lầm. Hiệu quả của vacxin vẫn được đảm bảo nếu con yêu tiêm phòng trong giai đoạn hồi phục sức khỏe.

Để tránh hiểu sai về tiêm vacxin cho bé như trên, mẹ nên tham khảo bài viết chia sẻ chi tiết của Phương Nam về “Đang ốm có nên tiêm phòng“.

Cách chăm sóc bé sau chủng ngừa

Câu hỏi trẻ đang uống siro ho có tiêm phòng được không đã được làm sáng tỏ. Tiếp đến, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc bé sau tiêm ngừa đúng nhất nhé.

*
Sau tiêm chủng, bé cần được bú mẹ đầy đủ

Theo dõi tại cơ sở tiêm chủng

Bé cần được theo dõi ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Mẹ cần báo ngay cho nhân viên y tế khi thấy con xuất hiện dấu hiệu bất thường như da mẩn đỏ, thở khò khè, thở nhanh hay ngắt quãng, nôn trớ,…

Chăm sóc bé tại nhà

Trong vòng 24 – 48 tiếng sau tiêm chủng, mẹ nên theo dõi con yêu thông qua nhịp thở, thân nhiệt, tình hình ăn, ngủ, chơi đùa cũng như quan sát vùng tiêm và da toàn thân.Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.Bảo đảm bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua sữa mẹ, nước uống, thức ăn (nếu con yêu đã ăn dặm).Trong trường hợp trẻ quấy khóc nhiều, sốt cao hơn 38,5 độ C mẹ có thể cân nhắc cho con uống thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol, Ibuprofen,… với liều lượng phù hợp.Mẹ có thể chườm lạnh lên vết tiêm giúp con giảm sưng đau.Tránh chạm vào vết tiêm khi bế trẻ. Để vị trí chủng ngừa không bị nhiễm trùng, mẹ đừng bôi hay đắp bất kỳ thứ gì lên.Không cho trẻ uống các loại thuốc ho, hạ sốt, Aspirin vì có nguy cơ làm tăng liều Paracetamol đã dùng trước đó.