Trăng xanh 2020

     
Siêu trăng máu xanh - sự kiện hiếm có trăng xanh, siêu trăng và trăng máu cùng cùng đồng thời xảy ra hôm 31.1.2018 quan sát tại Cầu Cổng Vàng ở San Francisco, Mỹ. Ảnh: Getty.
Siêu trăng máu xanh - sự kiện hiếm có trăng xanh, siêu trăng và trăng máu cùng cùng đồng thời xảy ra hôm 31.1.2018 quan sát tại Cầu Cổng Vàng ở San Francisco, Mỹ. Ảnh: Getty.

Trăng tròn đêm Halloween 2020 được gọi là "Trăng xanh" vì đây là lần trăng tròn thứ hai trong một tháng dương lịch.

Bạn đang xem: Trăng xanh 2020


Trăng tròn đêm Halloween 2020 được gọi là "Trăng xanh" vì đây là lần trăng tròn thứ hai trong một tháng dương lịch.

Hiện tượng "Trăng xanh" thường xảy ra khoảng 2,7 năm một lần, theo NPR.

Tuy nhiên, trang tin của Mỹ cho biết, từ "Trăng xanh" - để mô tả 2 lần trăng tròn trong một tháng được dùng tương đối gần đây.

Theo nhà khoa học hành tinh Corrine Rojas giải thích, thuật ngữ "Trăng xanh" được dùng để chỉ lần thứ 3 trong số 4 lần trăng tròn xảy ra trong một mùa, cụ thể là mặt trăng "nằm giữa điểm phân và điểm chí trong năm đó".

Điều này là do các nhà thiên văn học xác định các mùa theo điểm phân (equinox) và điểm chí (solstice) trong khi các nhà khí tượng học phân chia theo giai đoạn 3 tháng.

Xem thêm: Sao Hỏa Cự Giải : Đặc Điểm Tính Cách Và Cách Nó Ảnh Hưởng Đến Cuộc Sống Của Bạn

Theo earthsky.org, sự chuyển đổi từ hiểu "Trăng xanh" theo mùa này sang 2 lần trăng tròn trong một tháng bắt nguồn từ việc giải thích đơn giản hóa trên tạp chí Sky and Telescope năm 1946. Sai lầm rõ ràng sau đó tiếp tục được khuếch đại qua chương trình radio StarDate và sau đó là Trivial Pursuit.

Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc dẫn tới 2 cách hiểu thuật ngữ "Trăng xanh" ở trên, điều quan trọng là hiểu về chu kỳ của mặt trăng.

Chu kỳ của mặt trăng ngắn hơn hầu hết các tháng theo dương lịch, kéo dài trung bình 29,5 ngày. Do đó, cuối cùng sẽ xảy ra hiện tượng 2 lần trăng tròn trong một tháng dương lịch.

Với câu hỏi hiện tượng "Trăng xanh" kỳ thú có thực sự có màu xanh lam? NPR lý giải, để mặt trăng thực sự có màu xanh lam phải có đủ vật chất có kích thước cụ thể trong khí quyển khiến sắc đỏ bị phân tán.

Ví dụ thường được đưa ra để giải thích cho vấn đề này là vụ phun trào năm 1883 của núi lửa Krakatoa ở Indonesia. Theo NASA, vụ phun trào lớn đến mức trong nhiều năm sau đó, mặt trăng có màu hơi xanh và đôi khi hơi lục. Những hạt tro bụi của núi lửa phun trào đủ lớn để chặn các bước sóng ánh sáng đỏ trong khi các bước sóng khác vẫn hoạt động như bình thường.

Trên thực tế, mặt trăng màu vàng phổ biến hơn. Chuyên gia Rojas nói: “Mặt trăng sẽ vẫn là màu sắc đẹp đẽ, lộng lẫy mà chúng ta đã biết và yêu thích. Đó là, màu xám và trắng - như mặt trăng của ngày 31.10".