Trận đánh thành cổ quảng trị

     

Thành cổ Quảng Trị được biết đến là khúc tráng ca bất tử, di tích lịch sử cổ huyền thoại, thế nhưng, địa danh linh thiêng này được hình thành như thế nào thì không phải ai cũng biết?


Thành Cổ Quảng Trị - một tòa thành nằm bên dòng sông Thạch Hãn, được biết đến qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, Thành Cổ là một điểm tham quan gây nhiều xúc động, đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi mộ chung của những người lính Thành Cổ đã ngã xuống vì quê hương vì sự hòa bình thống nhất đất nước.

Bạn đang xem: Trận đánh thành cổ quảng trị

Theo Cổng thông tin Tổng Cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch, Thành cổ Quảng Trị còn được gọi dưới tên Cổ thành Quảng Trị, nằm tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị. Theo tài liệu lịch sử, thành cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ IXX dưới đời vua Gia Long, trên một khu đất cao với sông Thạch Hãn ở phía Tây, sông Vĩnh Định ở phía Bắc và vùng dân cư đồng bằng Triệu Hải ở Đông và Nam.

Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính Đông Tây Nam Bắc.

Hiện nay, dù không còn những dấu ấn xưa, nhưng Thành cổ vẫn là vùng đất thiêng liêng của người dân Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung.

*
Thành cổ Quảng Trị xưa. Ảnh: Quân khu 4


Thành Cổ Quảng Trị vào thời nhà Nguyễn được đắp bằng đất

Theo Báo Quân khu 4, thành Cổ Quảng Trị được xây dựng từ thời vua Gia Long và đến thời vua Minh Mạng mới hoàn thiện, kéo dài gần 28 năm (1809-1837), Thành lúc đầu được đắp bằng đất, đến năm 1837 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành có dạng hình vuông với chu vi tường thành dài 2160m, thành cao 3m, dưới chân dày 13,5m, đỉnh dày 0,72m. Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo đài cao nhô hẳn ra ngoài. Thành có 4 cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu Xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt Thành.

Theo Cổng thông tin điện tử Tổng cục Du lịch, dưới thời Nhà Nguyễn, Thành cổ Quảng Trị là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của tỉnh Quảng Trị, là thành lũy quân sự bảo vệ kinh đô Huế.

Thành Cổ Quảng Trị thời thực dân Pháp là trung tâm đầu não của phong trào cách mạng


Trong suốt thời gian đô hộ và thống trị của thực dân Pháp, Thành Cổ Quảng Trị với tư cách là trung tâm đầu não của bộ máy cai trị cấp địa phương, cấp tỉnh.

Thành Cổ Quảng Trị được quân đội Pháp chọn làm một trong những cứ điểm quan trọng của hệ thống đồn quân sự. Pháp đã cho xây dựng thêm một hệ thống nhà tù, mở rộng và kiên cố hoá khu lao xá để làm nơi giam giữ những người yêu nước, các chiến sĩ cách mạng trong tỉnh và khu vực.

Nhà lao Quảng Trị có lúc đã trở thành trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng bởi chính đây từng là nơi giam giữ những hạt nhân nòng cốt của thanh niên, những chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Quảng Trị và nhiều vị lãnh đạo của Tỉnh ủy, Xứ ủy thuộc thời kỳ tiền khởi nghĩa.

Xem thêm:

Thành cổ Quảng Trị thời kỳ Mỹ - ngụy bị biến thành khu quân sự đàn áp cách mạng

Thị xã Quảng Trị, trong đó có Thành Cổ Quảng Trị trở thành trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế-xã hội. Mỹ - ngụy biến Thành Cổ thành khu quân sự, làm kho tàng quân đội và trung tâm chỉ huy chiến dịch toàn tỉnh, đồng thời mở thêm nhà giam để đàn áp phong trào cách mạng.

Thành cổ Quảng Trị - trận chiến 81 ngày đêm lịch sử

Theo Hà Nội Mới, giữa tháng 6/1972, quân đội Việt Nam Cộng hòa phản công hòng chiếm lại Quảng Trị. Một trong những điểm tấn công có ý nghĩa chiến lược là khu vực Thành cổ. Đây chính là trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam - được mệnh danh là “mùa hè đỏ lửa”, với sự huy động hỏa lực lớn chưa từng có.

*
Hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh trong lúc vượt sông vào Thành Cổ. Ảnh minh họa: Bảo tàng lịch sử Quốc Gia.

Cũng theo thông tin trên báo Quân khu 4, trong 81 ngày đêm đó, hàng ngàn chiến sĩ đã hy sinh tại đây chưa lấy được hài cốt vì khói lửa bom đạn quá nhiều, xương máu các anh đã hòa quyện vào gạch đá đổ nát. Chính vì vậy mà ngày nay tại trung tâm di tích người ta xây đài tưởng niệm hình thành ngôi mộ chung cho hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống trong những ngày đêm khốc liệt này.

Thành Cổ Quảng Trị ngày nay -Đài tưởng niệm được mô hình hoá thành nấm mộ chung

Ngày nay tại trung tâm di tích người ta xây đài tưởng niệm hình thành ngôi mộ chung để tưởng nhớ hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống trong những ngày đêm khốc liệt này. Ngôi mộ tập thể này được thiết kế theo quan niệm triết lý âm dương mang ý nghĩa sâu sắc là để siêu thoát cho linh hồn những người đã khuất.

*
Thành Cổ là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước. Ảnh: Wiki

Dưới chân nấm mồ được đắp theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái, bốn lối bậc cấp đi lên tượng trưng cho tứ tượng, tầng dâng hương là tầng lưỡng nghi. Bên trên là mái đình Việt cách điệu, trên mái đình là bình thái cực.

Theo quan niệm triết lý phương Đông thì thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái vận hành sinh vạn vật làm vũ trụ phát triển không ngừng. Trên tầng lưỡng nghi gồm hai nửa âm và dương: nửa bên nước là nửa âm, nửa bên nền đỏ là nửa dương. Người ta quan niệm rằng trong cuộc sống này âm dương luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau như: giữa trời và đất, giữa ngày và đêm, giữa người sống và người chết đó là hình thái âm dương. Và âm dương không bao giờ hoạt động độc lập mà bao giờ trong âm cũng có dương và trong dương cũng có âm, âm dương luôn hòa quyện vào nhau.

Thành cổ Quảng Trị hiện là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế.