Tội ác chiến tranh của mỹ ở việt nam

     

Chúng ta thường hay nghe khẩu hiệu “giải phóng hoàn toàn miền Nam”, câu này có ý nghĩa là giải phóng nốt những vùng tạm chiếm còn lại ở miền Nam Việt Nam ngoài những vùng đã giải phóng, xóa bỏ tình trạng “mảnh da báo” đốm đen đốm trắng (vùng tạm chiếm, vùng giải phóng) ở miền Nam Việt Nam.

Bạn đang xem: Tội ác chiến tranh của mỹ ở việt nam

Như vậy, miền Nam Việt Nam đã được giải phóng khỏi những gì? Trước hết là khỏi sự chiếm đóng của quân đội Mỹ, sự thao túng, lũng đoạn của giặc ngoại xâm, ách đô hộ thực dân trá hình, và các tội ác chiến tranh của giặc xâm lược và tay sai bản xứ.

Sau giải phóng, miền Nam không còn bóng giặc, không còn tiếng bom đạn, không còn những ngày đêm vùng vẫy trong những nhà tù lớn, những trại tập trung được gọi là “Ấp chiến lược” đầy kẽm gai bao quanh, không còn những ngày đêm bị càn quét, không còn những trận càn, ruồng bố, khủng bố trắng, thảm sát, hủy diệt hàng loạt và những tội ác chiến tranh to lớn mà nhiều người coi là những tội ác diệt chủng, chống loài người.

Không còn những thảm cảnh giết người đốt nhà, thảm sát, “ba sạch” (phá sạch, giết sạch, đốt sạch). Không còn những cảnh phụ nữ, trẻ con bị hiếp rồi giết. Không còn những cảnh những bà cụ, ông lão bị lùa xuống mương rồi xả súng. Không còn những tên giặc giơ thủ cấp của người Việt yêu nước khoe khoang trước ống kính. Không còn những đạo luật giết người, “lê máy chém” khắp nơi.

Không còn bọn mật vụ Phượng Hoàng hàng ngày hàng giờ lùng sục bắt cóc, thủ tiêu. Không còn những tên lính giặc không coi người Việt là loài người như sĩ quan Mỹ Celina Dunlop đã tự bạch trên kênh BBC Anh ngữ tháng 3 năm 2008: “Phần lớn trong nhóm chúng tôi không coi người Việt là loài người.” Không còn những thảm kịch hành hạ, tra tấn, cắt bỏ các bộ phận cơ thể phụ nữ, trẻ em. Không còn ai bị đày ra Côn Đảo, Phú Quốc, bị nhốt trong những “chuồng bò”, “chuồng cọp”. Bom đạn và chất độc hóa học không còn rơi lên trên đất Việt, người Việt.

Không còn những bi kịch lính Mỹ đối đãi bất công, đánh đập, xử oan, “dội bom nhầm” lên một bộ phận lính ngụy, sĩ quan ngụy, giết “tổng thống” ngụy. Không còn những lần người Mỹ đem quân ngụy làm chuột bạch thí nghiệm và lùa lính ngụy đi vào chỗ chết. Không còn cảnh tượng lính Mỹ hãm hiếp, bắt làm nô lệ tình dục vợ con, người thân của lính ngụy. Không còn cảnh những cô gái Sài Gòn phấn son lòe loẹt với những chiếc váy không thể ngắn hơn đứng đầy ngoài đường chào mời lính Mỹ.

Không còn những căn cứ quân sự nước ngoài đầy kẽm gai bao quanh, hơn 6 triệu lượt quân viễn chinh và chư hầu tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm, không coi ai ra gì, cướp – hiếp – giết khắp nơi, xâm hại chà đạp lên phẩm giá đạo đức, nhân phẩm người Việt và quyền con người.

Không còn những phận đời trôi nổi của gần nửa triệu con lai và trẻ mồ côi của hơn 6 triệu người Mỹ, khiến sau này hình thành một diện xuất cảnh chưa từng có tiền lệ trên thế giới là “diện con lai”.


*

Nhiều trẻ em con lai Mỹ được lính Mỹ đưa về Hoa Kỳ trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975.


Nông thôn và đô thị miền Nam cũng không còn những lần biểu tình bị đàn áp dã man bằng dùi cui, súng đạn. Những sân trường miền Nam không còn đổ máu, không còn những người dân, thanh niên, sinh viên miền Nam ngã xuống trước quân đội Mỹ và cảnh sát ngụy.

Xem thêm: Dạy Kèm Trẻ Vào Lớp 1 Những Gì? Cách Dạy Trẻ Chuẩn Bị Học Lớp 1 Học Giỏi

Nói chung, không còn hàng ngàn cuộc thảm sát ở miền Nam Việt Nam, không còn hàng chục ngàn tội ác của quân xâm lược trong 20 năm xâm lược miền Nam Việt Nam. Không còn những mảnh đời đau khổ, trong đó có cả lính ngụy và người thân của họ. Không còn cảnh người Mỹ lộng hành khắp miền Nam như đất vô chủ, muốn giết ai thì giết, từ phụ nữ, trẻ em, cụ già cho đến “tổng thống”.

Theo Thiếu Long Texas


“Tướng Giáp chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước ông. Còn Westmoreland tàn sát sinh linh để chứng minh rằng chúng ta có thể ném bom đẩy Việt Nam về thời kỳ đồ đá.”

Sau khi đăng tải trên New York Times, bài viết của nhà báo Nick Turse mang tựa đề “Với người Mỹ, mạng sống ở Việt Nam từng quá đỗi rẻ mạt” đã nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình của độc giả.

Tất cả đều tán thưởng những lập luận sắc bén của tác giả bài báo khi phản bác lại quan điểm ngụy biện đầy phi lý và giả dối của tướng Westmoreland, cựu Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, rằng quân đội Mỹ thua là vì Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã “không tiếc tính mạng binh lính để đổi lấy chiến thắng”.


*

Bạn đọc Tina ở Monroe, bang Oregon bình luận: Bài viết hoàn toàn chính xác. Chính nước Mỹ đã coi thường tính mạng của những người Việt Nam vùng dậy chống lại sự xâm lược của Mỹ. Những kẻ chỉ trích Tướng Giáp không hài lòng vì người Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc chiến. Một câu hỏi đơn giản như thế này: Tướng Westmoreland có được vị thế anh hùng ở Mỹ như vị thế của Tướng Giáp ở Việt Nam hay không?

Ý kiến này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của một độc giả khác, Craig Geary ở Redlands, bang Florida: Tướng Giáp chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước ông. Còn Westmoreland tàn sát sinh linh để chứng minh rằng chúng ta có thể ném bom để đẩy Việt Nam về thời kỳ đồ đá.

Độc giả Eduardo Rios, ở Chicago bày tỏ: Những người còn chưa dám nhìn thẳng vào sự thật đang làm vấy bẩn giá trị của một người đã chiến đấu chống lại chiến tranh phi nghĩa. Ông xứng đáng được coi là một anh hùng, không chỉ bởi người dân của mình, mà bởi hầu hết mọi người trên thế giới.

Một độc giả khác ở Oakland viết: Có hai điểm cần lưu ý: Thứ nhất, Tướng Giáp, cũng giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong rất nhiều năm, đã chiến đấu bảo vệ tổ quốc của mình trước các cường quốc phương Tây với sức mạnh vượt trội. Ông xứng đáng có một vị trí trong lịch sử Việt Nam. Thứ hai, Tướng Westmoreland đã sử dụng một công thức bất minh để tính toán con số thương vong. Cách đó không dựa trên những báo cáo thực mà dựa vào số đầu đạn bắn ra. Kết quả là, con số thương vong đã bị phóng đại lên rất nhiều để biện minh cho những tổn thất khổng lồ về mạng sống và tiền bạc trong cuộc chiến bất hạnh này.

Bạn đọc Asher, Brooklyn, New York cũng chia sẻ: Thật khủng khiếp. Giết hại hàng ngàn người ở các ngôi làng, trên phố chợ và ngoài cánh đồng, đó không phải là điều đáng vinh quang hay tự hào. Đó là hành động tàn sát. Những gì xảy ra nhiều năm trước đây ở Việt Nam lại đang diễn ra ở Afghanistan. Tôi cảm ơn Tổng thống, Liên Hợp Quốc đã ngăn chặn thêm một thảm họa nữa ở Syria.

JJ Coker ở Mandeville Louisiana bình luận: Những người phương Tây coi trọng mạng sống của những người phương Tây khác nhưng lại coi rẻ mạng sống của những người khác màu da. Westmoreland đã rất sai lầm.

Độc giả Bob ở New York bày tỏ cảm nhận theo một cách khác: Cảm ơn Nick Turse về bài viết. Chiến tranh luôn luôn là điều khủng khiếp nhất và Việt Nam từng phải chứng kiến một cuộc chiến như vậy. Nhưng ngày nay, Việt Nam là một đất nước thanh bình thu hút nhiều khách du lịch Mỹ. Tôi chẳng nhận thấy bất cứ sự de dọa nào ở đây cả. Nếu Mỹ không đánh chiếm Việt Nam, chúng ta đã không mất 50.000 binh lính và sinh mạng của biết bao người Việt Nam khác, trong đó có cả phụ nữ, trẻ em và người già.