Toàn cảnh vụ thủ thiêm

     

Trước tốc độ mở rộng nhanh chóng của TP Hồ Chí Minh, việc hình thành và phát triển khu đô thị Thủ Thiêm mang đến những cơ hội đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận. Bài viết giới thiệu thông tin từ tổng quan đến chi tiết nhất về Thủ Thiêm và những công trình biểu tượng tại đây.

Bạn đang xem: Toàn cảnh vụ thủ thiêm

THỦ THIÊM - VỊ TRÍ VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Vị trí Thủ Thiêm

Thủ Thiêm nằm trên khu đất rộng 657 héc ta tọa lạc tại Quận 2, bên kia sông Sài Gòn đối diện với Quận 1 và trung tâm thành phố. Mặc dù về mặt địa lý rất gần với trung tâm thành phố, tuy nhiên phần lớn khu Thủ thiêm hiện tại vẫn là khu đất trống và mới chỉ bắt đầu kết nối với phần còn lại của thành phố thời gian gần đây nhờ những dự án cơ sở hạ tầng mới.Khu đô thị Thủ Thiêm gồm các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Ðông, một phần phường Bình An, Bình Khánh thuộc địa bàn quận 2.Ranh giới:

Phía Bắc giáp sông Sài Gòn (quận Bình Thạnh) và một phần đất phường An Khánh (quận 2).Phía Nam giáp sông Sài Gòn (quận 7).Phía Ðông giáp phường An Khánh, Bình Khánh (quận 2).Phía Tây giáp sông Sài Gòn (quận 1 và quận 4).

*

Lịch sử phát triển của Thủ Thiêm

Thủ Thiêm đã được chính phủ Việt Nam xác định là một khu vực phát triển tiềm năng, một khu trung tâm mới của thành phố từ năm 1996. Khu vực này dự kiến bao gồm các dự án phức hợp với các hạng mục như khu thương mại, khu dân cư, trường học, văn phòng và không gian mở cho cộng đồng, khu trung tâm thương mại và tài chính tầm cỡ quốc tế. Dự kiến khi hoàn thành, Thủ Thiêm sẽ là nơi cư trú cho 150000 cư dân và thu hút 220000 lao động đến làm việc. Hệ thống kết nối khu vực Thủ Thiêm với các khu vực khác của TPHCM sẽ bao gồm một đường hầm ( đã hoàn thành), bốn cây cầu (một đã hoàn thành), một cây cầu đi bộ, một tuyến metro và hệ thống đường sông của TP.HCM.

Năm 2008, cây cầu đầu tiên kết nối Thủ Thiêm và Quận Bình Thạnh được thông xe, tuy nhiên chỉ đến khi Hầm Thủ Thiêm chính thức thông xe năm 2011 thì mới thực sự có thể tiếp cận Thủ Thiêm từ khu trung tâm TP.HCM hiện hữu.Từ năm 2014, một số tuyến đường nội bộ trong khu vực Thủ Thiêm bắt đầu được xây dựng. Khi hoàn thành, sẽ có một tuyến đường ven hồ, một tuyến ven sông và một cầu vượt trên cao dài 12km đi vào hoạt động. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành trong vòng 36 tháng.Vào tháng 7 năm 2015, chủ đầu tư trong nước Đại Quang Minh đã mở bán dự án nhà ở đầu tiên tại Thủ Thiêm với mức giá dao động từ 2000USD tới 2800USD trên một mét vuông, đánh dấu một bước phát triển mới của khu Thủ Thiêm.

Xem thêm: Dạy Học Trải Nghiệm Sáng Tạo Trong Trường Tiểu Học, Phương Pháp Dạy Học Trải Nghiệm

Cùng với sự mở rộng của TP.HCM, việc phát triển Thủ Thiêm mang đến những vận hội quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, sẽ biến khu vực này thành khu trọng điểm để phát triển kinh doanh. Bài viết này sẽ xem xét những cơ hội mà thủ thiêm mang đến đồng thời đánh giá những thách thức mà Thủ Thiêm phải vượt qua để trở thành trung tâm mới của TPHCM.

MÔ HÌNH KHU ĐÔ THỊ THỦ THIÊM ĐƯỢC LẤY Ý TƯỞNG TỪ PHỐ ĐÔNG THƯỢNG HẢI

Nghiên cứu điển hình Phố Đông 1987

Đầu thập niên 1990, khu vực Phố Đông của Thượng Hải chỉ chủ yếu là đất nông nghiệp. Sự phát triển thương mại tại đây vô cùng hạn chế và chỉ đơn thuần là những kho hàng và cảng tàu dọc triền sông. Năm 1990, Ban chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng Nhà nước thông báo kế hoạch tái phát triển Phố Đông (Fudong), một bước tiến khởi đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của khu vực.25 năm sau, phố đông đã trở thành một trung tâm thương mại – tài chính nổi bật của Thượng Hải cũng như chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc. Phố Đông đã thu hút nhiều công ty tài chính lớn nhất trên thế giới về đây đầu tư và đồng thời Phố Đông cũng nổi tiếng quy tụ một số người giàu nhất Trung Quốc về sinh sống. Nơi đây tập trung khu tài chính và mậu dịch Lujiazui và Sàn giao dịch chứng khoán Thương Hải, cũng như nhiều địa danh nổi tiếng như tháp truyền hình Đông Phương Minh Châu, tòa tháp Kim Mậu, tòa nhà Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải, và tòa nhà cao nhất Trung Quốc – Tháp Thương Hải cao 623m. Bất động sản ở phố Đông bây giờ đã đạt mức giá cho thuê cao hơn so với khu phố Tây lâu đời phía bên kia sông.

*
Phố Đông Thượng Hải hiện tại được mệnh danh là Paris của Phương Đông

Những bài học kinh nghiệm từ Phố Đông Thượng Hải

Thủ Thiêm và phố Đông Thượng Hải có nhiều điểm chung về vị trí địa lý và tầm nhìn đầy tham vọng. Cả hai đều được bao bọc bởi tuyến đường sống nhộn nhịp, kết nối bằng đường hầm vượt sông và đều tham vọng trở thành khu trung tâm thương mại mới nhìn thẳng sang trung tâm cũ từ bờ sông bên này. Có rất nhiều yếu tố quyết định đằng sau sự thành công của phố Đông mà Thủ Thiêm có thể học hỏi.

*
Việc phát triển Thủ Thiêm mang đến một cơ hội tuyệt vời để tăng cường sự kết nối hài hòa giữa hai bờ sông Sài Gòn

Thủ Thiêm sở hữu quỹ đất lớn với vị trí độc đáo đối diện khu trung tâm Quận 1 phía bên kia sông Sài Gòn. Chính điều này đã truyền cảm hứng cho các nhà hoạch định biến bán đảo thành điểm đến lý tưởng với tầm nhìn sẽ phát triển một khu trung tâm thương mại, tài chính và đô thị mới của thành phố.Thủ Thiêm được xem là cầu nối giữa thành phố hiện hữu với các dự án mới về phía Đông, bao gồm dự án sân bay quốc tế tương lai của thành phố. Khu đô thị mới Thủ thiêm có vị trí chiến lược ngay trạm cuối của tuyến Quốc lộ 1, con đường huyết mạch nối liền hai miền đất nước, từ Hà Nội đến TP. HCM.Với vị trí địa lý tương tự như Phố Đông- Thượng Hải, Thủ Thiêm nằm trên một bán đảo rộng lớn ôm trọn bởi dòng sông Sài Gòn uốn lượn. Tọa lạc bên bờ Đông, bán đảo Thủ Thiêm sở hữu đường bờ sông dài 8,5 km, chủ yếu hỗ trợ cho giao thông vận tải và thương mại. Khi Thủ thiêm phát triển, khu vực này sẽ thành một địa điểm sinh sống, làm việc kết hợp vui chơi giải trí quan trọng của thành phố. Mô hình Phố Đông mà Thủ thiêm đang áp dụng đã ghi nhận những thành công nhất định trong nhiều thập kỷ qua, tạo động lực cho các cấp chính quyền đẩy mạnh kế hoạch phát triển bán đảo này.