Tim lợn có tốt không

     
Người châu Âu thường không ăn phủ tạng động vật nói chung và tim, cật nói riêng. Trong khi đó, ở nước ta có không ít người lại coi đó là món bổ dưỡng

Bạn đang xem: Tim lợn có tốt không

Người châu Âu thường không ăn phủ tạng động vật nói chung và tim, cật nói riêng. Trong khi đó, ở nước ta có không ít người lại coi đó là món bổ dưỡng, bồi bổ sức khoẻ, nhất là người ốm... hay ăn tim thì bổ tim, ăn thận (bầu dục) thì bổ thận...

*
Tim và cật là món bổ vì nhiều đạm và vitamin.

Tim, cật tốt cho người thiếu máu

Theo ThS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, tim và cật là món bổ vì nhiều đạm và vitamin.


Xem thêm: Bí Đỏ Có Nên Ăn Bí Ngô Có Tác Dụng Gì, Bí Đỏ Và #13 Tác Dụng #6 Chú Ý Cực Kỳ Quan Trọng

*

Thực phẩm cho người đau dạ dày

*

Những loài hải sản không tốt cho sức khỏe

*

15 thói quen ăn, uống dẫn đến bệnh đau dạ dày


Trong 100g tim lợn cung cấp 81kcalo năng lượng, 15,1g chất đạm, 3,4g chất béo, 7mg canxi, 213mg phốt pho, 5,9mg sắt, 8mcg vitamin A, 0,34mgB1, 0,49mg B2 và 5,7 mg PP. Tim gà cung cấp 144kcalo năng lượng, 16g chất đạm, 5,5g chất béo. Cật lợn cung cấp 89kcalo, 13g chất đạm và 3,1g chất béo... Như vậy, có thể thấy tim cật là thực phẩm giàu chất đạm, giúp bồi bổ tốt cho một số người nhưng lại có thể không tốt đối với người khác.

Trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, người thiếu máu thiếu sắt, thanh thiêu niên và người trẻ tuổi thì nên ăn tim, cật nhưng khi ăn cũng chỉ ăn vừa phải, mỗi tuần ăn 2 - 3 lần, mỗi lần ăn từ 50 - 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50g/bữa. Khi mua nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt tim, cật còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không có nốt sần cục, màu đỏ tươi sẫm; không mua các loại có màu bất thường, có mùi hôi.

ThS Lê Thị Hải cảnh báo, hàm lượng cholesterol trong tim cật cũng khá cao, nhất là cật 370mg/100g, tim là 140mg/100g nên không nên ăn nhiều gây hại (một ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 250 - 300mg cholesterol). Đặc biệt, những người cao tuổi, thừa cân - béo phì nên ăn hạn chế, người mắc các bệnh tăng mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gút, thận hư nhiễm mỡ, suy tim thì không nên ăn các loại phủ tạng.

Ăn gì bổ nấy có thể nguy hiểm

Trả lời về quan niệm "ăn tim bổ tim, ăn cật bổ thận", lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết, quan điểm ăn tạng bổ tạng là dựa trên nguyên lý "đồng tương cầu" - ăn gì bổ nấy - là để hấp thu các chất dinh dưỡng từ các bộ phận của con vật rồi chuyển hóa cho mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là, khi bị bệnh gì, ta ăn cái đó, như vậy không những không có tác dụng mà còn nguy hiểm.

Chẳng hạn, đối với người bị suy thận cần phải ăn giảm lượng đạm mà lại dùng thận bồi bổ, đặc biệt người mắc thận hư nhiễm mỡ thường bị rối loạn chuyển hóa lipit, lượng cholesterol trong máu tăng cao mà lại ăn nhiều thận có hàm lượng đạm và cholesterol... cao sẽ làm bệnh nặng thêm. Tương tự, ăn tim, bổ tim cũng vậy, với người có bệnh tim mạch (như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch...) nếu ăn nhiều tim, cật sẽ khiến lượng cholesterol máu tăng cao, không tốt, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.