Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về văn hóa

     

Để có một bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước hay, học viên cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn vững chắc, đồng thời tham khảo nhiều nguồn tin và bài tập mẫu để biết cách triển khai bài tiểu luận của mình chính xác và hấp dẫn người đọc. Dưới đây là TOP 10 bài tiểu luận để các bạn tham khảo.

Bạn đang xem: Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về văn hóa


1. Tìm hiểu tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính

Tiểu luận quản lý nhà nước cuối khóa được áp dụng với các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chuyên chính với mục đích nâng cao năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn, phát huy tính độc lập sáng tạo trong tư duy thông qua việc phân tích và xử lý những vấn đề thực tiễn xảy ra trong quá trình quản lý nhà nước. Từ đó có thể củng cố và nâng cao năng lực chuyên viên và bồi đắp những kỹ năng cần thiết như kỹ năng viết, kỹ năng độc lập trong tư duy, tổ chức thực hiện và giải quyết vấn đề.


*
Bố cục của tiểu luận tình huống

Nhìn chung, giống như các dạng tiểu luận khác, tiểu luận về tình huống cũng có ba phần chính bao gồm mở bài, thân bài và kết bài. 

Tuy nhiên, cách triển khai của dạng bài này có chút khác biệt so với những dạng bài thông thường. 

Nắm được bố cục của tiểu luận về tình huống một cách chắc chắn sẽ giúp bạn đi đúng hướng, tránh quanh co, lạc đề. 

11.1. Mở bài tiểu luận tình huống

Ở phần mở bài, bạn cần nêu ra được ba ý chính, bao gồm mục đích, lý do lựa chọn chủ đề và tên đề tài của bài tiểu luận tình huống. 

Mục đích làm tiểu luận thường hướng đến giải quyết vấn đề, lý do lựa chọn chủ đề thường là do tính cấp thiết và thực tế của vấn đề mà tình huống đặt ra. 

Lưu ý khi viết mở bài bạn nên tránh lan man không trọng tâm mà cần trả lời trực tiếp các ý trên. Mở bài yêu cầu sự ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích, đảm bảo rằng người đọc sẽ hình dung ra được những nội dung tiếp theo trong phần thân bài. 

11.2. Thân bài tiểu luận tình huống

– Phần 1: Mô tả tình huống: thời gian, địa điểm, nhân vật, sự kiện, chỉ ra vấn đề phát sinh, thực trạng hạn chế, khó khăn cần giải quyết 

Những dữ liệu như thời gian, địa điểm, nhân vật và sự kiện đều đã được đưa ra ở đề bài. Nhiệm vụ của bạn đó là diễn đạt lại theo một cách khác, tránh việc lặp lại y nguyên đề bài. Lưu ý khi diễn đạt cần đảm bảo không thay đổi ý đồ của đề bài. 

Sau khi đã paraphrase lại các dữ kiện, bạn cần dựa vào những thông tin đó và chỉ ra vấn đề còn tồn đọng, thực trạng hạn chế và những thách thức, khó khăn cần được xử lý và giải quyết. 

Tuy nhiên, bạn tránh đi sâu vào phân tích chuyên sâu mà chỉ nên đơn thuần trình bày quan điểm của bạn về tình huống đó. 

– Phần 2: Phân tích tình huống 

Đây chính là phần cần đến khả năng phân tích và đánh giá của bạn. 

Trước tiên bạn cần hệ thống, trình bày những cơ sở lý luận và pháp lý để phân tích. Đây được coi như bản lề, tiền đề và công cụ để bạn sử dụng vào trong bài luận. 

Tiếp đó là bước đi sâu vào vấn đề mà tình huống đưa ra. 

Hãy đặt ra những câu hỏi như thực trạng của vấn đề này ra sao, mức độ đúng sai thế nào, có những yếu tố nào mâu thuẫn với nhau, nguyên nhân và hậu quả để lại là gì? Trả lời câu hỏi này chính là bạn đang tiến hành đánh giá và phân tích tình huống. 

– Phần 3: Đề xuất phương án giải quyết tình huống 

Khi đã trình bày một cái nhìn thấu đáo về vấn đề thì giờ là lúc để bạn đưa ra những phương án giải quyết tối ưu nhất. 

Để biết đâu ra phương án tối ưu, bạn cần đặt ra mục tiêu cụ thể, khi đã có mục tiêu thì những phương án, kế hoạch giải quyết sẽ được soi chiếu xem chúng hoàn thành được bao nhiêu phần trăm mục tiêu đề ra. 

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến tính thực tế của phương án đó, xem nó có khả thi ở thời điểm hiện tại hay không?

Nếu như những phương án, kế hoạch mà bạn trình bày chưa khả thi do bạn chưa đủ thẩm quyền để thực hiện thì giải pháp đó là nêu ra các kiến nghị cần thiết. 

Những kiến nghị này có thể hướng đến những cơ quan chức năng, những đối tượng liên quan, ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến vấn đề. 

11.3. Kết bài tiểu luận tình huống

Cuối cùng là phần kết luận của tiểu luận sẽ khẳng định lại một cách ngắn gọn tính đúng đắn của phương án, cách thức giải quyết vấn đề, đóng góp của tiểu luận.

Tóm lại, một bài tiểu luận về tình huống khi phân tích cần làm nổi bật rõ ràng vấn đề mà tình huống đưa ra, những phương án giải quyết cũng phải tối ưu nhất. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý gắn những tình huống đó với kiến thức và kỹ năng đã được học, được đào tạo, tránh sa đà vào những phạm vi không liên quan. 


Nếu bạn gặp khó khăn khi viết tiểu luận hãy liên hệ với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ GIÁ THUÊ VIẾT TIỂU LUẬN của chúng tôi.

12. Các bước tiến hành làm tiểu luận tình huống

12.1. Chọn tên đề tài

*
Tiểu luận tình huống

Tên đề tài là phần đầu tiên và quan trọng nhất khi làm một bài tiểu luận về tình huống. 

Chỉ cần dựa vào đề tài người đọc, người chấm cũng sẽ đánh giá được năng lực, cái nhìn, khả năng khai thác của bạn có mới mẻ không, bạn có am hiểu về lĩnh vực đang nghiên cứu hay không. 

Hơn nữa, việc xác định tên đề tài cũng giúp bạn định hướng tốt hơn cho bài viết tránh lan man, lạc đề. Do đó hãy chọn tên đề tài sao cho phù hợp với lĩnh vực đang học tập và nghiên cứu của mình. 

12.2. Triển khai bài tiểu luận tình huống theo cấu trúc 

Khi đã có tên đề tài tiểu luận tình huống hoàn chỉnh thì việc tiếp theo bạn cần làm đó là bám sát các cấu trúc đã có sẵn và thực hiện đầy đủ theo những bước này. 

Tuy nhiên có một lưu ý đó là trước khi triển khai các phần thành lời văn chi tiết, bạn hãy vạch những ý chính của từng phần ra để không bị bỏ quên khi viết bài. 

Hơn nữa, điều này cũng giúp bạn kiểm soát được dung lượng và thời gian làm tiểu luận. 

12.3. Chỉnh sửa bài tiểu luận

Khi đã hoàn thiện xong bài thì bạn cần phải đọc lại bài viết của mình một cách kỹ càng, tìm và chỉnh sửa những lỗi sai nhỏ nhất từ chính tả, ngữ pháp… Những lỗi này rất có thể sẽ gây mất điểm đối với người chấm. 

13. Lưu ý khi viết bài tiểu luận


*

Những lưu ý khi viết bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước


Lựa chọn tình huống: tình huống quản lý nhà nước kể về sự kiện đã xảy ra, trong đó xuất hiện các vấn đề gay cấn đồi hỏi cán bộ và công chức nghiên cứu để tìm ra phương án giải quyết hợp tình hợp lý nhất.Mô tả tình huống: mô tả tình huống phải đầy đủ tình tiết khách quan, ví dụ như địa điểm thời gian, nhân vật, sự kiện,... Tình huống có thể hư cấu nhưng hư cấu phải dựa trên thực tế, chặt chẽ, logic và lôi cuốn, đặt ra được những câu hỏi mở để cán bộ, công chức suy nghĩ tìm cách giải quyết.

Xem thêm: Các Hãng Xe Ô Tô Tại Việt Nam, Bảng Giá Xe Ô Tô 2021 Các Hãng Mới Nhất (10/2021)

Xác định mục tiêu xử lý của tình huống: xác định mục tiêu là quá trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “giải quyết vấn đề này để làm gì”, thông thường sẽ là tăng cường kỷ cương phép nước, bảo vệ lợi ích của công dân cũng như nhà nước.Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống: có thể hướng vào nội dung về thiếu sót trong tổ chức nhà nước, hay bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,... để phân tích nguyên nhân. Hậu quả sẽ xét trên khía cạnh tổn hại kinh tế, xã hội, gây bất bình trong bộ phận quần chúng nhân dân,...Xây dựng phương án và lựa chọn phương án tối ưu: tùy vào mục tiêu đặt ra ban đầu mà chúng ta xây dựng những phương án xử lý khác nhau. Cần xây dựng 2-3 phương án và phân tích kỹ ưu nhược điểm để tìm ra phương án tối ưu nhất.Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn: kế hoạch cần chỉ rõ nhiệm vụ và thời gian, cách thức thực hiện, phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức và biện pháp tiến hành.

Để biết cách trình bày 1 bài tiểu luận đúng chuẩn, bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết:>> Cách trình bày tiểu luận

Trên đây là những mẫu tiểu luận tình huống quản lý nhà nước nổi bật trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chuyên chính. Mong rằng với những thông tin trên, bạn có thể làm tốt bài tiểu luận của mình, tạo tiền đề làm việc khi trở về cơ quan, đơn vị công tác sau này.