Tiêu chảy có nên ăn sữa chua

     

Đau bụng có nên ăn sữa chua không được xem là câu hỏi mà rất nhiều mẹ quan tâm. Vì trên thực tế, sữa chua là món ăn được rất nhiều bé ưa thích, đồng thời loại sữa này cũng đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các mẹ giải đáp chính xác về vấn đề bé bị đau bụng khi ăn sữa chua. Cùng đọc ngay dưới đây.

Bạn đang xem: Tiêu chảy có nên ăn sữa chua


I. Công dụng của sữa chua với sức khỏe

Sữa chua là sản phẩm từ sữa, được lên men ở nhiệt độ thích hợp. Loại sữa này có màu trắng, sánh mịn, vị chua chua, ngọt ngọt vì được lên men lactic.

Thành phần chính của sữa chua là lợi khuẩn Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium, cùng với kẽm, magie, đạm và 1 số loại vitamin khác,…

*

Ăn sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng. 

Sữa chua đem tới rất nhiều công dụng vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe, có thể kể đến như:

Tốt cho hệ tiêu hóa: Bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa. Cải thiện hiện tượng đầy hơi, chướng bụng. Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cơ thể. Tăng mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Hỗ trợ điều trị cảm lạnh. Giảm thiểu khả năng mắc các bệnh về đại, trực tràng Kiểm soát cân nặng. Làm đẹp da.

Sữa chua tốt cho sức khỏe vậy nhưng vẫn còn nhiều mẹ thắc mắc không biết bé đang đau bụng có ăn sữa chua được không, hay đau bụng tiêu chảy có nên ăn sữa chua. Để hiểu rõ hơn, mời các mẹ đến với phần nội dung tiếp theo của bài viết!

II. Bé bị đau bụng có nên ăn sữa chua không?

Trên thực tế, câu trả lời cho vấn đề bé đau bụng ăn sữa chua được không là .

Theo các chuyên gia sức khỏe, mẹ có thể cho bé ăn sữa chua ngay cả khi bé bị đau bụng kèm theo đi ngoài, tiêu chảy, táo bón hoặc gặp các vấn đề ở đường ruột như đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu….

Bởi khi trẻ bị đau bụng hoặc đau bụng kèm theo tiêu chảy, lúc này một lượng lớn các lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa sẽ bị mất đi. Do đó, cơ thể rất cần được bổ sung lợi khuẩn để giúp cân bằng hệ vi sinh.

*

Bé bị đau bụng có thể ăn sữa chua bình thường, không cần kiêng cữ.

Trong khi đó, thành phần của sữa chua lại chứa nhiều lợi khuẩn là Lactobacillus Acidophilus và Bifidobacterium nên ăn sữa chua sẽ làm ức chế hại khuẩn phát triển, cải thiện hệ tiêu hóa.

Bên cạnh thắc mắc bé bị đau bụng có nên ăn sữa chua không, nhiều chị em phụ nữ không dám ăn sữa chua trong kỳ kinh và cũng có câu hỏi tương tự: Đau bụng kinh ăn sữa chua được không?

Về vấn đề này, các chị em có thể yên tâm ăn sữa chua trong ngày đèn đỏ. Theo các nghiên cứu, phụ nữ ăn 1-2 hộp sữa chua/ngày có thể làm giảm tới 30% triệu chứng đau bụng kinh so với người không ăn sữa chua.

III. Những sai lầm khiến bé bị đau bụng khi ăn sữa chua

Sữa chua tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu mẹ không biết dùng có thể gây phản tác dụng và khiến bé bị đau bụng sau khi ăn. Một số sai lầm khi cho bé ăn sữa chua bao gồm:

1. Đem sữa chua đun nóng

Vì sợ con ăn sữa chua lạnh dễ bị đau và viêm họng, vì vậy, nhiều bà mẹ đã đem đun hoặc hâm nóng sữa chua lên rồi mới cho con ăn.

*

Hâm nóng sữa chua sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và chất đạm có trong sữa chua.

Nhưng các mẹ có biết: Nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và chất đạm có trong sữa chua. Điều này đồng nghĩa với việc tác dụng của sữa chua với sức khỏe cũng sẽ không còn.

2. Uống sữa chua khi bụng đói

Nhiều mẹ thường cho bé ăn sữa chua trước bữa ăn và khi trẻ đói, đây được xem là yếu tố gây hại rất nhiều cho dạ dày của trẻ.

Bởi lượng acid trong dạ dày khi bụng đói rất cao. Trong khi đó, sữa chua lại chứa rất nhiều acid lactic, làm phá hủy các acid trong dạ dày. Không chỉ vậy, protein có trong sữa chua còn làm trẻ dễ bị no và cảm thấy chán ăn trong bữa chính.

Xem thêm: Tác Dụng Của Cà Chua Sống - Tác Dụng Của Cà Chua Ăn Sống Với Sức Khỏe

3. Ăn sữa chua quá nhiều

Bên cạnh việc ăn nhiều sữa chua bị đau bụng, trẻ ăn quá nhiều sữa chua có nguy cơ cao đối mặt với hiện tượng tăng lượng axit trong dạ dày.

*

Ăn sữa chua quá nhiều tăng lượng axit trong dạ dày, khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn.

Hậu quả là gây ảnh hưởng tới hoạt động bài tiết chất xúc tác tiêu hoá và niêm mạc dạ dày, khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn.

4. Kết hợp sữa chua với các loại quả chua

Kết hợp sữa chua với các loại quả chua như: Xoài, khế,… sẽ khiến lượng axit tăng cao và gây hại cho dạ dày. Lâu dần sẽ ăn mòn thành dạ dày và dẫn tới các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm.

Không chỉ vậy, các loại quả chua có tính acid, còn trong sữa chua lại chứa nhiều protein. 2 thành phần này kết hợp với nhau sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, rất dễ gây tiêu chảy, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi… khi trẻ uống phải.

5. Uống thuốc, ăn kèm đồ dầu mỡ khi ăn sữa chua

Mẹ không nên kết hợp sữa chua với thuốc kháng sinh như erythromycin và chloramphenicol vì có thể tiêu diệt lợi khuẩn trong sữa chua.

Ngoài ra, cho bé ăn sữa chua với các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ như thịt hun khói, xúc xích, gà rán, đồ ăn đông lạnh chế biến từ thịt vì có thể gây đau dạ dày, táo bón,…

*

Sữa chua kết hợp với đồ chiên rán gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé

Mẹ nên từ bỏ những thói quen và sai lầm kể trên để tránh tình trạng trẻ ăn sữa chua bị đau bụng và gặp phải các vấn đề sức khỏe về dạ dày, hệ tiêu hóa khác ở trên mẹ nhé!

IV. Phương pháp ăn sữa chua đúng cách khi bé đau bụng

Chắc hẳn khi đọc đến đây, các mẹ đã biết bé đau bụng có nên ăn sữa chua không. Theo đó, khi đau bụng, bé hoàn toàn có thể ăn sữa chua bình thường, nhưng khi ăn cần lưu ý một số điều dưới đây:

– Tốt nhất, mẹ nên cho bé dùng sữa chua vào sau bữa chính 1 tiếng hoặc trước khi đi ngủ.

– Không nên hâm nóng sữa chua trước khi cho bé ăn với bất kỳ hình thức nào. Nếu sợ lạnh, mẹ có thể bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 20-30 phút trước khi cho bé ăn.

*

– Không cho bé ăn sữa chua ngay sau khi uống thuốc kháng sinh, hãy đợi khoảng 2 tiếng rồi cho bé ăn.

– Không lạm dụng cho bé ăn quá nhiều sữa chua. Theo ý kiến chuyên gia, mẹ chỉ nên cho bé ăn sữa chua khi được 6 tháng tuổi với liều lượng thích hợp.

– Không ăn sữa chua kèm với các thức ăn như thịt mỡ, xúc xích,…

– Không kết hợp sữa chua với các loại quả chua. Thay vào đó, mẹ nên cho bé ăn sữa chua kèm với bánh mì, bánh bao, mì, một số loại củ quả như đào, chuối, bơ, khoai lang, bí đỏ.

Hy vọng với những thông tin tiengtrungquoc.edu.vn vừa cung cấp ở trên, các mẹ đã tìm được câu trả lời cho thắc mắc bé đang đang đau bụng có nên ăn sữa chua không và đau bụng có được ăn sữa chua không. Đồng thời biết cách cho con ăn sữa chua đúng cách để giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe hệ tiêu hóa của con.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc trẻ bị đau bụng có nên ăn sữa chua không, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 18001125 để được tư vấn.