Thực tiễn giáo dục đại học việt nam hiện nay

     
Chọn Website... ĐH BÁCH KHOA TP.HCM ĐH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HCM ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP.HCM ĐH KINH TẾ - LUẬT ĐH QUỐC TẾ TP.HCM ĐHQG TP.HCM VIỆN MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN

Bạn đang xem: Thực tiễn giáo dục đại học việt nam hiện nay

*

Giáo dục đại học Việt Nam - Những vấn đề chất lượng và quản lý

Theo đánh giá của Hội đồng khoa học, các nhà nghiên cứu giáo dục, Báo cáo thường niên Giáo dục Việt Nam năm 2011 do Trường ĐHGD, ĐHQGHN xây dựng với chủ đề "Giáo dục Đại học Việt Nam...Bạn đang xem: Thực trạng giáo dục đại học việt nam hiện nay

Theo đánh giá của Hội đồng khoa học, các nhà nghiên cứu giáo dục, Báo cáo thường niên Giáo dục Việt Nam năm 2011 do Trường ĐHGD, ĐHQGHN xây dựng với chủ đề "Giáo dục Đại học Việt Nam - Những vấn đề về chất lượng và quản lí" đã cung cấp các thông tin quan trọng về giáo dục đại học của đất nước với những phân tích, lí giải khoa học thuyết phục và là một tài liệu có giá trị phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy cho giảng viên, học viên cao học, NCS của nhà trường. Phóng viên Bản tin ĐHQGHN đã có dịp trò chuyện với GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHGD, đồng chủ trì Báo cáo Thường niên này.Giáo sư có thể cho biết ý tưởng xây dựng Báo cáo Thường niên Giáo dục Việt Nam?

Xem thêm: Link Xem Truc Tiep Chelsea Arsenal, Link Sopcast, Link Xem Bóng Đá Trực Tuyến Hôm Nay

*

Giáo sư có thể giới thiệu nội dung cơ bản của báo cáo, cũng như quá trình lựa chọn những vấn đề giáo dục để phân tích?Trước khi bắt tay viết, chúng tôi phải xây dựng một quy trình thực hiện rất công phu. Ban đầu, nhóm nghiên cứu phải tổ chức các hội thảo nhằm trao đổi, thảo luận tiếp thu các ý kiến đóng góp của các nhà quản lí, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Từ đó nhóm nghiên cứu khu trú dần các vấn đề nổi bật, vấn đề "nóng" trong bối cảnh hiện nay để đi sâu nghiên cứu. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu thảo luận vấn đề ở phạm vi hẹp hơn để các tác giả có cơ hội được trao đổi, bàn luận với các nhà khoa học về cấu trúc, phương pháp của vấn đề. Ấn phẩm đầu tiên với tên gọi Báo cáo Thường niên Giáo dục Việt Nam 2011, tập trung vào các vấn đề của giáo dục đại học. Các bài viết trong báo cáo đề cập đến những vấn đề đang được quan tâm nhất của giáo dục đại học. Báo cáo được xây dựng 4 phần: Phần 1: đề cập đến những vấn đề chung về hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, ở phần này hình thành các khái niệm về kinh tế giáo dục, phát triển con người và những nhiệm vụ đặt ra cho GDĐH ở Việt Nam để nâng cao HĐI. Bên cạnh đó, các tác giả phân tích khái quát về GDĐH Việt Nam trong sự phát triển của GDĐH thế giới cho chúng ta thấy những vấn đề lớn của cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành hệ thống GDĐH Việt Nam, từ đó, đưa ra những đề xuất "phân tầng" cho giáo dục sau trung học ở Việt Nam.Phần 2: Đi sâu vào phân tích chất lượng giáo dục đại học, chỉ ra được những điểm mạnh và điểm yếu trong chương trình GDĐH ở Việt Nam (chủ yếu là tiếp cận dựa trên nội dung, sự chia cắt giữa nhiều môn học, những bất cập trong phương pháp dạy học và đánh giá ở đại học) từ đó những đổi mới cơ bản được đề xuất tập trung vào khâu thiết kế, thực thi các chương trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo. Trong phần này, các tác giả đã giải bài toán về chất lượng trong GDĐH Việt Nam và đưa ra các giải pháp cần phải cải tiến quản lí hệ thống đại học, cải tiến tổ chức phân loại, phân tầng trong hệ thống giáo dục đại học nước ta và tăng cường tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.