Kinh hoàng 15 loại thực phẩm gây ung thư cao

     

Việt Nam hiện có tốc độ tăng bệnh ung thư thuộc diện cao nhất thế giới. Trong 15 năm qua, số người mắc bệnh ung thư đã tăng gấp đôi (từ 69.000 ca, lên 150.000 ca). Dự kiến, 5 năm tới, mỗi năm sẽ có khoảng 200.000 ca mắc mới và một trong những “thủ phạm” gây nên chính là thực phẩm bẩn (35%)…


THCL Việt Nam hiện có tốc độ tăng bệnh ung thư thuộc diện cao nhất thế giới. Trong 15 năm qua, số người mắc bệnh ung thư đã tăng gấp đôi (từ 69.000 ca, lên 150.000 ca). Dự kiến, 5 năm tới, mỗi năm sẽ có khoảng 200.000 ca mắc mới và một trong những “thủ phạm” gây nên chính là thực phẩm bẩn (35%)…

*

1.

Bạn đang xem: Kinh hoàng 15 loại thực phẩm gây ung thư cao

Tại một cơ sở chăn nuôi heo, xã Sông Nhạn (Cẩm Mỹ, Đồng Nai), người chủ phone: “Chú heo ngót tạ chuẩn bị xuất chuồng bỗng lăn ra chết (tai xanh ngắt, máu mủ ứa đầy…), nhờ quan bác đến giải quyết giùm”.

Chừng 10 phút sau, người chuyên thu gom heo bệnh đã có mặt, trả giá 400.000 đồng rồi tuốt xe phóng thẳng. Chừng 30 phút sau, xe chở lợn chết đỗ phịch tại một con hẻm, xã Đông Hòa (Trảng Bom, Đồng Nai). Cơ sở này chuyên gom lợn ốm, chết xử lý và tung đi khắp các chợ…

Không chỉ chuyên mua bán thịt heo ốm – chết, mà cơ sở này còn là nơi giết mổ tại chỗ. Tại một khu đất phía sau nhà, hàng chục heo chết được quăng bừa bãi. Đám “đồ tể” đang xoay trần với công việc của mình. Mùi hôi thối xông lên, máu, ruột, phân… lênh láng! Số thực phẩm đã qua xử lý, chuyển sang màu tím tái, ruồi nhặng bâu kín, được chất đầy trong các thùng xốp, xếp cạnh chuồng chó.

Cơ sở hoạt động tấp nập từ 7 giờ sáng tới chiều tối. Và “đường đi” của hàng tạ thịt heo chết mỗi ngày về đâu?

Từ xã Đông Hòa, sau 40 phút, những tảng thịt bẩn (heo chết) được chuyển tới một chợ tạm công nhân, ngay trước KCN Tam Phước (TP. Biên Hòa, Đồng Nai). Chỉ một đoạn đường chừng 10 mét, có hàng chục quầy thịt bẩn san sát nhau, giá bán rẻ chỉ bằng 1/2 so với bình thường.

Theo các chủ quầy, thịt từ chợ tạm này, không chỉ bán cho công nhân, mà còn được ướp muối, tiêu thụ tại các quầy bán lẻ ngồi lê dọc đường, các quán cơm bình dân. Mỗi quầy bán 30 – 40 kg thịt/ngày.

2. Vịt con chết do ngạt, bị bệnh…, chẳng vứt đi con nào, tất tần tật đều được thu gom rồi “hô biến” thành chim sẻ. Vịt chết, bán giá cực bèo: 500 đồng/con; trong khi vịt bệnh được xem là “hảo hạng”: 700 đồng/con.

Đó là công việc tất bật thường ngày tại một cơ sở ở Phú Xuyên (Hà Nội), chuyên cung cấp vịt con chết cho nhiều thị trường trong nước.

“Công nghệ” để biến một con vịt con chết thành chim sẻ rất đơn giản. Cùng lúc, hàng chục vịt con chết được ném vào một nồi nước sôi, tuốt lông; ao ngay bên, tha hồ vục nước lên làm cho tiện. Vịt con chết, sau khi làm sạch, chỉ cần khéo léo cắt mỏ, bỏ chân là đã trở thành những chú “chim sẻ”!

Cơ sở này, trung bình mỗi ngày tiêu thụ hàng nghìn vịt con chết. Khách hàng nào có nhu cầu, muốn số lượng bao nhiêu cũng có, bất kể thời gian nào, chỉ cần “ới” điện thoại, cho địa chỉ, sẽ có người chuyển hàng theo đường ô tô, đến tận nơi.

Xem thêm:

Không biết, mỗi ngày có bao nhiêu vịt con chết, nhiễm bệnh…, chẳng tốn mấy công sức, người ta đã có thể “hô biến” thành những chú chim sẻ “phân phát” cho nhiều nơi? Chúng được tẩm - ướp hương vị, tạo màu rồi đem quay, rán, nướng, cực kỳ bắt mắt: béo ngậy, nóng hôi hổi, thơm phưng phức! Với giá bán 5.000 – 20.000 đồng/con (tùy vào từng môi trường), “chim sẻ” (vịt con chết) không chỉ được bày bán tại một số ngõ, phố Hà Nội, mà còn được tung đi tiêu thụ tại nhiều thi trường!

3. Chó bị chảy đầy nước dãi, chó ghẻ lở, chó bị bại liệt, chó giẫy đành đạch có biểu hiện bị dại và cả chó chết do bệnh (gọi chung là chó bẩn)… đều được nhốt chung trong những cái lồng chứa đầy phân, nước tiểu, dớt dãi… Chúng được mua với giá rất rẻ rồi gom cả về các cơ sở trung chuyển…

Xã Thành Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa), có hàng chục cơ sở chuyên thu gom chó bẩn từ các nơi. Tại một cơ sở trung chuyển cỡ lớn nhất nhì ở đây, hàng nghìn con chó bẩn, được thu gom. Ông chủ, dù không hề có một thứ giấy tờ nào chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, nhưng vẫn khẳng định: “Chó mua về đã được kiểm dịch từ tại nơi mua gốc. Chúng tôi đi qua các trạm thì đều được chứng nhận “an toàn” (?!).

Ông chủ cử đội xe tải cỡ lớn chuyên thu mua - chở chó bẩn từ khắp nơi đưa về (có thời điểm mỗi chuyến hàng chục xe tải lớn, chở đầy chó bẩn). Tại cơ sở này, chó bẩn được nhốt vào hàng chục chiếc cũi sắt xếp cao chồng đống; sau đó chúng được chuyển về các lò mổ Hà Nội. Nhiều người sẽ phát hoảng – khiếp sợ khi chứng kiến quy trình giết mổ từ những con chó bẩn nêu trên: Vô cùng mất vệ sinh! Chẳng cơ quan nào ngó ngàng tới và khâu kiểm dịch thì… bỏ qua!

Tại một lò mổ lớn ở Hà Nội, nơi thường xuyên nhốt hàng trăm con chó bẩn, đồng thời cũng là nơi giết mổ. Từ khâu làm lông cho đến cạo sạch, moi nội tạng, mọi thứ đều ném vạ vật và “hòa cùng” nước thải, phân, nước tiểu, nhầy nhụa, bẩn thỉu, tưởng chừng không còn thứ gì ghê tởm hơn! Ngay cả thịt cũng được xẻ thành từng mảng quăng quật khắp nền gạch. Chỉ cần đứng ngoài cửa, mùi hôi thối nồng nặc đã xông lên, muốn nôn ọe, tránh xa…

Không ít người “bật mí”: Tại Hà Nội, có hàng chục lò mổ chó bẩn như vậy, phần lớn được lấy từ các cơ sở trung chuyển trong Thanh Hóa.

4. Cái xưởng này, nằm sâu trong một con hẻm, xã Tiên Phương (Chương Mỹ, Hà Nội), chuyên chế biến pate – xúc xích; mỗi ngày cho ra lò hàng trăm kg sản phẩm, tiêu thụ trên thị trường.

Thôi thì, mọi thứ hỗn độn nội tạng, bì lợn thiu thối được lôi từ trong tủ lạnh ra, trần qua lần nước sôi (mùi thối càng xông lên) rồi trộn cả vào xay tuốt! Nhằm “tẩy” mùi hôi thối, ông chủ nghĩ ra mọi cách – tìm đủ thứ hương liệu, hóa chất (trong đó có cả thứ hương liệu mà hiện nay nhiều chủ quán dùng phổ biến pha chế vào nước phở), có cả chất thạch anh (còn gọi là hàn the) cho vào cho giòn sản phẩm!

Sản phẩm gọi là pate và xúc xích, ngoài bột mỳ là rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, còn lại mọi thứ đều là: nội tạng, bì lợn thiu thối và đủ thứ hương liệu hóa chất vô cung độc hại nhằm tạo mùi! Các thứ hỗn độn này, sau khi đã trộn đều, tiếp tục được đưa ào máy quay – xay cho mịn rồi đưa vào hấp, đổ ra khuôn - sẽ cho sản phẩm là pate!

Còn xúc xích? Chúng được làm từ lòng lợn: nhân viên được giao chuyên đi thu gom lòng lợn thừa, thiu thối từ khắp các chợ, mua với giá cực bèo, thậm chí vơ lại đồ các mợ, các chị bán không được thì bỏ đi, mang về tích trữ trong tủ lạnh. Những thứ này, khi mang ra chế biến, sặc mùi thối, chảy nước đen kịt, được vắt chanh, bóp đều (đến người làm còn phải đeo khẩu trang tránh mùi thối khẳn). Qua máy ép, tạo khuôn thì những chiếc xúc xích đã thành hình!

Thông thường, phải luộc trong 4 tiếng đồng hồ; tuy nhiên, ông chủ này đã đun nước cho sôi rồi bỏ vào đó một thứ hóa chất màu đỏ, sau đó cho xúc xích vào, chỉ đun chừng 1 tiếng đồng hồ là chín! Sản phẩm cuối cùng lại được cất trữ trong tủ lạnh và sáng sớm hôm sau đưa đi… “phân phát” cho nhiều nơi tại Hà Nội và một số vùng lận cận - “chui” vào mâm cơm không ít người tiêu dùng…

5. Tại một cơ sở chuyên chế biến mỡ nước, mới bước chân vào cửa, NTD chứng kiến cảnh ruồi, nhặng bu bám, rác rưởi vương vãi, bốc mùi thum thủm, phát nôn ọe. Hiển hiện trước mắt mớ hỗn độn: Nội tạng, mỡ, bì lợn được đổ khắp sàn nhà gạch cáu bẩn; mọi dụng cụ (xô, thùng, thau, chậu, sọt, bao tải, túi nilon…) đựng sản phẩm hết ngày này qua ngày khác, không kịp cọ rửa.

Nguồn sản phẩm khá dồi dào đó được lấy từ đâu? Chúng được chuyển từ nhiều lò giết mổ thủ công ở một số địa phương trên địa bàn Hà Nội, các tỉnh lân cận, cực kỳ mất vệ sinh: thịt, nội tạng, mỡ… đều quăng cả xuống những sàn nhà nền đất, lẫn với phân, nước tiểu động vật; phần lớn là những sản phẩm ế thừa, ôi thiu, thối rữa – được thu gom, lèn trong những chiếc bao tải, túi nilon, chất thành đống vứt vào một xó, chờ “đối tác” đến khuân đi…

Trước khi chế thành mỡ nước, các thứ mỡ lợn thối đều được ngâm - tẩy trong các thùng lớn chứa hóa chất nhằm tạo màu trắng, khử mùi… Riêng sản phẩm ôi thiu được gọi là “mới”, không cần rửa, chỉ cần thái thành từng miếng.

Sau khi trộn lẫn các loại mỡ hỗn độn, lập tức được đưa lên chảo rán – tạo ra thứ mỡ nước sẫm màu, bốc mùi khét nồng; tóp mỡ cũng chưa phải là sản phẩm cuối cùng, chúng lại được đưa vào một chiếc máy thủ công - ép từng… giọt mỡ (!).

Sản phẩm mỡ nước, được tạo bởi những thứ trên, được đổ đầy những chiếc thùng phi, can nhựa, tung ra thị trường, tại các chợ, trà trộn vào các quầy bán thịt, hàng khô…

Nhiều nhà hàng, quán ăn, các cơ sở chuyên rán bánh rán, phồng tôm, quẩy, giò, chả, nem… không khó để có thể mua về thứ mỡ nước giá cực bèo - chế từ thứ mỡ bẩn mà theo họ “nếu mua mỡ tươi đem về rán thì chỉ có nước… bỏ nghề!”…

Bởi cuộc sống nghèo, do thiếu nhận thức… nên không ít người tiêu dùng đã lựa chọn thực phẩm giá rẻ. Song bên cạnh đó, cần phải khẳng định: Các cơ quan chức năng còn quá thờ ơ – đùn đẩy trách nhiệm, quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng hàng loại thực phẩm bẩn hoành hành, bày bán tràn lan trên thị trường!