Thừa phát lại quận 5

     

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.


Thừa phát lại là một trong những chế định mới xuất hiện trong quy định của pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây. Thừa phát lại và công việc của Thừa phát lại vẫn còn là những khái niệm xa lạ đối với rất nhiều người, Do vậy không phải ai cũng nắm được khái niệm thừa phát lại là gì? Thừa phát lại là ai? Cũng như thông tin về danh sách các văn phòng thưà phát lại tại Hồ Chí Minh. Bài viết xin đưa ra nội dung danh sách các văn phòng thừa phát lại tại Hồ Chí Minh năm 2021 để bạn đọc nắm rõ.

Bạn đang xem: Thừa phát lại quận 5

Văn phòng Thừa phát lại là gì?

Trước khi tìm hiểu Danh sách các văn phòng thừa phát lại tại Hồ Chí Minh thì bài viết đưa ra một số nội dung liên quan.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại

Căn cứ theo Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì quyền, nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại gồm:

Theo Nghị định quy định, Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định và pháp luật có liên quan. Văn phòng Thừa phát lại do 1 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 2 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình; thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật; ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định và các quyền khác theo quy định và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại có nghĩa vụ quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê; niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng; thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu; mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;…

*

Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

Để Văn phòng thừa phát lại có thể hoạt động thì cần căn cứ theo quy định tại điều 22 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:


Điều 22. Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi cho phép thành lập.

Xem thêm: University Of Science And Technology Of Hanoi (Usth), University Of Science And Technology Of Hanoi

Nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; họ tên Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; danh sách Thừa phát lại hợp danh và danh sách Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (nếu có) của Văn phòng Thừa phát lại.

2. Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại để đối chiếu; giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 3, 4 Điều 17 của Nghị định này và hồ sơ đăng ký hành nghề của Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

4. Văn phòng Thừa phát lại được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động”.


 Danh sách văn phòng thừa phát lại tại Hồ Chí Minh

STTTÊN VĂN PHÒNGĐỊA CHỈ TRỤ SỞSỐ ĐIỆN THOẠITRƯỞNG VĂN PHÒNG
 1Văn phòng Thừa phát lại Quận 187 (tầng trệt) Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1(028) 38.206.999Nguyễn Thị Hạnh
 2Văn phòng Thừa phát lại Quận 5805 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5(028) 39.246.808Phạm Quang Giang
 3Văn phòng Thừa phát lại Quận 8789A Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8(028) 38.523.999Vũ Thị Trường Hạnh
 4Văn phòng Thừa phát lại Quận 10137 đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10(028) 38.336.566Nguyễn Văn Thắng
 5Văn phòng Thừa phát lại Thành phố Hồ Chí Minh19R Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 19, quận Bình Thạnh(028) 35.144.533Lê Mạnh Hùng
 6Văn phòng Thừa phát lại Việt Nam526A Cộng Hòa, Phường 13, quận Tân Bình(028) 38.103.090Võ Đình Thắng
 7Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Tân179 Tên Lửa, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân(028) 62.602.274Trần Thị Thùy Linh
 8Văn phòng Thừa phát lại quận Gia Định22A Nguyễn Thái Sơn, Phường 3, quận Gò Vấp(028) 35.882.257Vũ Thị Hoa
 9Văn phòng Thừa phát lại Sài Gòn24 (tầng trệt) Khổng Tử, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức(028) 37.228.198Nguyễn Tiến Pháp
 10Văn phòng Thừa phát lại huyện Bình ChánhE5/6A Nguyễn Hữu Trí, Khu phố 5, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh(028) 62.515.688Phan Tho
 11Văn phòng Thừa phát lại huyện Hóc Môn1/9 Ấp Đình, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn(028) 37.101.173Lê Hữu Hạnh

Trên đây là Danh sách các văn phòng thừa phát lại tại Hồ Chí Minh nằm trong chuyên mục thông tin Danh sách các văn phòng thừa phát lại của chúng tôi để bạn đọc có thể tham khảo, tra cứu thông tin khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của văn phòng thừa phát lại tại Hồ Chí Minh.