Thông tư 58 về đấu thầu

     
Thông tư 58/2016/TT-BTC Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,…

 

I. Trách nhiệm thẩm định, phê duyệt trong lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản nhà nước

Theo quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại Thông tư 58:

- HĐND cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Bạn đang xem: Thông tư 58 về đấu thầu

- Theo Thông tư số 58/2016 Bộ Tài chính, thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp; đồng thời được quyết định mua sắm các nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao.

II. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản nhà nước

Theo nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Thông tư 58 năm 2016 quy định:

Việc phân chia dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ trong việc mua sắm và có quy mô gói thầu hợp lý. Nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo các hình thức không phải đấu thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không đúng quy định.

III. Chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

Các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu được Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC quy định, đơn cử trường hợp:

- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ Điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình.

- Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng.

 


MỤC LỤC VĂN BẢN
*

BỘ TÀI CHÍNH -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 58/2016/TT-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC ĐỂ MUA SẮM NHẰM DUY TRÌ HOẠTĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ THUỘC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂNDÂN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI,TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP, TỔ CHỨC XÃ HỘI, TỔ CHỨC XÃ HỘI - NGHỀNGHIỆP.

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CPngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CPngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tàichính Hành chính Sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hànhThông tư quy định chi Tiết việc sử dụng vốn nhà nướcđể mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên củacơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệpcông lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Đối tượngáp dụng

Các cơ quan nhà nước, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chứcxã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân,đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập (sau đâygọi tắt là cơ quan, đơn vị) khi sử dụng vốn nhà nước theo quy định tại Khoản 2Điều 2 Thông tư này để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt độngthường xuyên.

Điều 2. Phạm viĐiều chỉnh

1. Nội dung mua sắm gồm:

a) Mua sắm trang thiết bị, phương tiệnlàm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trangthiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chứcnhà nước;

b) Mua sắm máy móc, trang thiết bị phụcvụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;

c) Mua sắm phương tiện vận chuyển: Ôtô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác(nếu có);

d) Mua sắm nguyên nhiên liệu, xăng dầu,hóa chất, dược liệu, sinh phẩm chẩn đoán invitro, vật tư, vật liệu tiêu hao,công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;

đ) May sắm trang phục ngành, trang phụcphục vụ hoạt động đặc thù của ngành, lĩnh vực theo quy định (như: quần áo bác sỹ,y tá, quần áo bệnh nhân, phạm nhân và các loại trang phục đặc thù của ngành nghềkhác), bảo hộ lao động (gồm cả mua sắm vật liệu, mẫu thiết kế và công may);

e) Mua sắm các sản phẩm công nghệthông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụcông nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộcdự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ vềquản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

g) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấnphẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịchvụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;

h) Dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuêcác dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiệnlàm việc, phương tiện vận chuyển; sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, côngtrình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản; dịch vụ thuê trụ sởlàm việc, nhà trạm, ô tô phục vụ công tác, vệ sinh công nghiệp; dịch vụ xử lýchất thải; dịch vụ chăm sóc vườn hoa, cây cảnh; dịch vụ thuê đường truyền dẫn;dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ thẩm định giá (nếu có); dịch vụ cung cấp điện, nước,điện thoại cố định; dịch vụ đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo vàcác dịch vụ phi tư vấn khác;

i) Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựachọn công nghệ, tư vấn để lập, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụtư vấn khác trong mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơnvị;

k) Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữutrí tuệ (nếu có);

l) Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụtư vấn, dịch vụ phi tư vấn khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thườngxuyên của cơ quan, đơn vị.

Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụtư vấn, dịch vụ phi tư vấn nêu trên, sau đây gọi chung là tài sản, hàng hóa, dịchvụ.

2. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản,hàng hóa, dịch vụ, gồm:

a) Nguồn chi thường xuyên ngân sáchnhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyềngiao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồnbổ sung trong năm);

b) Nguồn vốn sự nghiệp thực hiệnChương trình Mục tiêu quốc gia trong trường hợp thực hiện theo hình thức khônghình thành dự án đầu tư;

c) Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,vốn khác do nhà nước quản lý (nếu có);

d) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA): Vay nợ, viện trợ không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyênngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nướcngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước(trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);

đ) Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụngtheo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

e) Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sựnghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹhợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;

g) Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế;

h) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định(nếu có).

3. Thông tư này không áp dụng đối vớicác trường hợp:

a) Mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộcdự án đầu tư;

b) Mua sắm trang thiết bị, phương tiệnđặc thù, chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh;

c) Mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụtại nước ngoài để phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan Việt Nam ở nướcngoài;

Điều 3. Các hìnhthức lựa chọn nhà thầu

1. Các hình thức lựa chọn nhà thầubao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp,chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

2. Căn cứ dự toán chi ngân sách hàngnăm, dự toán bổ sung trong năm được cơ quan có thẩm quyền giao và Quyết địnhmua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này,Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu để tổ chức thựchiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định.

3. Đối với các gói thầu mua sắm tài sản,hàng hóa, dịch vụ đủ Điều kiện để áp dụng các hình thứcmua sắm không phải đấu thầu; nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấuthầu để bảo đảm Mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thìtổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định và báo cáo cấp có thẩm quyềnvề kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

Điều 4. Thu, chitrong hoạt động lựa chọn nhà thầu

1. Nội dung chi phí trong hoạt động lựachọn nhà thầu, gồm:

a) Chi thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu,hồ sơ yêu cầu, tổ chức đấu thầu;

b) Chi đăng tin mời thầu (nếu có);

c) Chi thuê thẩm định (nếu có);

d) Chi cho hoạt động của tổ chuyên gia;

đ) Chi cho Hội đồng tư vấn giải quyếtkiến nghị của nhà thầu (nếu có);

e) Các nội dung chi khác phục vụ cholựa chọn nhà thầu.

2. Mức chi:

a) Chi thuê thẩm định: Theo hợp đồngthực tế được ký kết dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thựchiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia và các yếu tố khác; chi đăng tảithông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia: Thựchiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

c) Đối với các nội dung chi không cómức chi cụ thể được cơ quan có thẩm quyền ban hành thì bên mời thầu được phépchi tiêu theo thực tế phát sinh, bảo đảm hợp lý, hợp lệ trên cơ sở tuân thủ chếđộ hóa đơn, chứng từ và chịu trách nhiệm về việc chi tiêu của mình;

3. Nội dung thu:

a) Thu từ việc bán hồ sơ mời thầu, hồsơ yêu cầu: Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, cơquan, đơn vị mời thầu quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu(bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng(hai triệu đồng) đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đốivới hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.

b) Trường hợp nhà thầu có kiến nghị vềkết quả lựa chọn nhà thầu thì cơ quan, đơn vị mời thầu được phép thu của nhà thầuđể bảo đảm chi phí cho việc xem xét giải quyết xử lý kiến nghị đó. Mức thu bằng0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng(một triệu đồng) và tối đa là 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng).

c) Các Khoản thu về bảo đảm dự thầutheo quy định tại Điều 11 Luật Đấu thầu, thu về bảo đảm thựchiện hợp đồng quy định tại Điều 66 Luật Đấu thầu.

5. Hạch toán: Do Khoản thu từ hoạt độngđấu thầu không thuộc ngân sách nhà nước nên không hạch toán vào ngân sách nhànước; các cơ quan, đơn vị phản ánh Khoản thu, chi từ hoạt động đấu thầu vào nguồnthu khác và tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm của cơ quan, đơn vị.

6. Nguồn kinh phí bảo đảm cho quátrình đấu thầu:

Cơ quan, đơn vị khi tổ chức mua sắmtài sản, hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Điểm a, Điểmb Khoản 3 Điều này để chi phí cho quá trình đấu thầu, giải quyết các kiến nghịcủa nhà thầu. Trường hợp nguồn kinh phí nêu trên không đảm bảo để chi cho quátrình đấu thầu thì cơ quan, đơn vị được phép sử dụng nguồn kinh phí hoạt độngthường xuyên của cơ quan, đơn vị mình để bù đắp; trường hợp còn dư, được bổsung vào kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Chương II

TRÁCH NHIỆM THẨMĐỊNH, PHÊ DUYỆT TRONG LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Điều 5. Thẩm quyền quyết địnhmua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩmquyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quảnlý.

2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấpthẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quannhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

3. Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấpquyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh Mục dựtoán mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp; đồngthời được quyết định mua sắm các nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trịkhông quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao.

Điều 6. Thẩm quyềnphê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở trungương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thủ trưởng cơquan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản hàng hóa, dịch vụ quy địnhtại Điều 5 Thông tư này phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyềnquyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp mình theo quy định.

Điều 7. Thẩm quyềnphê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trựctiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hoặc cơ quan, tổ chứcđược người có thẩm quyền quyết định lựa chọn làm bên mời thầu thực hiện phê duyệthồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.

Điều 8. Trách nhiệmthẩm định trong lựa chọn nhà thầu

1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a) Đối với gói thầu mua sắm tài sản,hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì thẩm địnhkế hoạch lựa chọn nhà thầu;

b) Đối với gói thầu mua sắm tài sản,hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan ở Trungương thì Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phậnlàm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

c) Đối với các gói thầu mua sắm tài sản,hàng hóa, dịch vụ mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng dự toán mua sắmquyết định việc mua sắm theo quy định tại Điều 5 Thông tư này thì Thủ trưởng cơquan, đơn vị quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạchlựa chọn nhà thầu.

2. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơyêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu:

Bên mời thầu quyết định cơ quan, tổchức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựachọn nhà thầu.

Chương III

KẾ HOẠCH LỰA CHỌNNHÀ THẦU

Điều 9. Nguyên tắclập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lậpcho toàn bộ dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ được cơ quan có thẩm quyềngiao đầu năm và lập kế hoạch bổ sung đối với các Khoản dự toán mua sắm đượcgiao bổ sung trong năm.

Trường hợp chưa đủ Điều kiện lập kếhoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọnnhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.

2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầuphải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.

3. Việc phân chia dự toán mua sắm tàisản, hàng hóa, dịch vụ thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật,trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ trong việc mua sắm và có quy mô gói thầuhợp lý. Nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo cáchình thức không phải đấu thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khôngđúng quy định.

4. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lậpsau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lậpdự toán mua sắm.

Điều 10. Căn cứlập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ

1. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bịvà phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiếtbị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổsung, mua sắm mới phục vụ cho yêu cầu công việc.

2. Quyết định mua sắm tài sản, hànghóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền (quy định tại Điều 5 Thông tư này) hoặc kếhoạch, danh Mục dự toán mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đề án mua sắm trang bị cho toànngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có).

4. Có nguồn kinh phí mua sắm tài sản,hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

5. Dự toán mua sắm thường xuyên đượccơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

6. Kết quả thẩm định giá của cơ quancó chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịchvụ thẩm định giá hoặc các báo giá của các nhà cung cấp (nếu có).

Xem thêm: Lựa Chọn Mua Bán Xe Ô Tô Giá Dưới 300 Triệu Chính Chủ 11/2021

Điều 11. Nộidung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu

Nội dung của từng gói thầu bao gồm:

1. Tên gói thầu.

2. Giá gói thầu.

Khi lập và xác định giá gói thầutrong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệusau:

a) Giá hàng hóa cầnmua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứxác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thểtham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá;

b) Dự toán mua sắm đã được cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơngiá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịchvụ trong năm);

c) Kết quả thẩm định giá của cơ quannhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm địnhgiá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy địnhcủa Luật giá;

d) Giá thị trường tại thời Điểm mua sắmđược tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định củapháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet;

đ) Giá của gói thầu mua sắm loại hànghóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 30 ngày.

Trường hợp gói thầu gồm nhiều phầnriêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.

3. Nguồn vốn.

4. Hình thức và phương thức lựa chọnnhà thầu.

5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọnnhà thầu.

6. Loại hợp đồng.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng.

Điều 12. Trìnhduyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Trách nhiệm trình duyệt:

Bên mời thầu có trách nhiệm trình kếhoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhàthầu quy định tại Điều 6 Thông tư này xem xét phê duyệt; đồng thời gửi cho cơquan, tổ chức, bộ phận thẩm định được quy định tại Điều 8 Thông tư này.

2. Văn bản trình duyệt gồm:

a) Phần công việc đã thực hiện bao gồmnội dung công việc liên quan đến các gói thầu thực hiện trước với giá trị tươngứng và các căn cứ pháp lý để thực hiện;

b) Phần công việc không áp dụng đượcmột trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Thông tư này;

c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựachọn nhà thầu bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành cácgói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy địnhtại Thông tư này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự toán mua sắmthành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quyđịnh tại Điều 11 của Thông tư này. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấuthầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõlý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;

d) Phần công việc chưa đủ Điều kiện lậpkế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phầncông việc này;

đ) Phần tổng hợp giá trị của các phầncông việc quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này. Tổng giá trị của phầnnày không được vượt tổng dự toán mua sắm được phê duyệt.

3. Tài liệu kèm theo văn bản trìnhduyệt:

Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhàthầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải gửi kèm bản chụp các tài liệu làmcăn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Điều 13. Thẩm địnhkế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầulà việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại các Điều 9,10, 11 Thông tư này.

2. Cơ quan, tổ chức được giao thẩm địnhkế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền quyếtđịnh phê duyệt.

Điều 14. Phê duyệtkế hoạch lựa chọn nhà thầu

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ về kếhoạch lựa chọn nhà thầu và báo cáo thẩm định, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy địnhtại Điều 5 Thông tư này có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằngvăn bản (sau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm) để làm cơ sở tổ chứclựa chọn nhà thầu hoặc đồng thời với quá trình phê duyệt dự toán mua sắm trongtrường hợp đủ Điều kiện.

Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọnnhà thầu không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ báo cáo trìnhduyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầucủa cơ quan, tổ chức thẩm định.

Chương IV

CHỈ ĐỊNH THẦU,CHÀO HÀNG CẠNH TRANH, MUA SẮM TRỰC TIẾP, TỰ THỰC HIỆN VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦUTRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Mục 1. CHỈ ĐỊNH THẦU

Điều 15. Các trườnghợp được áp dụng chỉ định thầu

1. Các gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu, gồm:

a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phụcngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cầnthực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triểnkhai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản củacộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến côngtrình liền kề; gói thầu mua hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai côngtác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

b) Gói thầu cấp bách cần triển khainhằm Mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn,dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đódo phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua đượctừ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thửnghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lậpbáo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc đượctuyển chọn khi tác giả có đủ Điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thicông xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn vớiquyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình.

2. Gói thầu mua sắm tài sản, hànghóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầukhông quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).

3. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phảiđáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu đượcphê duyệt;

b) Có thời gian thực hiện chỉ định thầukể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày;trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

c) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầuphải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầutư (trừ gói thầu quy định tại Khoản 2 Điều này).

Điều 16. Quytrình chỉ định thầu thông thường

1. Các gói thầu quy định tại Điều 15Thông tư này (trừ gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2) áp dụng hìnhthức chỉ định thầu thông thường.

Điều 17. Quytrình chỉ định thầu rút gọn

1. Đối với gói thầu quy định tại Điểma Khoản 1 Điều 15, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:

Cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quảnlý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiệnngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiệnthủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu,trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được vàgiá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quảthương thảo hợp đồng, cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệtkết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Kếtquả chỉ định thầu phải được công khai theo quy định.

2. Đối với gói thầu quy định tại Khoản2 Điều 15:

a) Bên mời thầu căn cứ vào Mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợpđồng cho nhà thầu được người có thẩm quyền xác định có đủnăng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cầnthực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạtđược, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;

b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mờithầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợpđồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;

c) Ký kết hợp đồng: Hợp đồng ký kếtgiữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu,biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

3. Đối với các gói thầu được áp dụngquy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; nếu cơquan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức chỉ định thầu thông thường để bảo đảmMục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiệnchỉ định thầu thông thường.

Mục 2. CHÀO HÀNG CẠNH TRANH

Điều 18. Phạm viáp dụng chào hàng cạnh tranh

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụngđối với gói thầu có giá trị không quá 2 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thôngdụng, đơn giản;

b) Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóathông dụng (có nhiều người sử dụng và có nguồn cung cấp đảm bảo, ổn định), sẵn cótrên thị trường (hàng hóa được giao ngay khi có nhu cầu mà không phải thông quađặt hàng để thiết kế, gia công, chế tạo, sản xuất), có đặctính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa (theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở,tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn nước ngoài) và tươngđương nhau về chất lượng (có khả năng thay thế lẫn nhau do có cùng đặc tính kỹthuật, tính năng sử dụng và các đặc tính khác).

2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiệnkhi đáp ứng đủ các Điều kiện sau:

a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu đượcphê duyệt;

b) Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắmcủa cấp có thẩm quyền.

Điều 19. Quytrình chào hàng cạnh tranh

Mục 3. MUA SẮM TRỰCTIẾP

Điều 20. Phạm vivà Điều kiện áp dụng

1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đốivới gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự toán mua sắmhoặc thuộc dự toán mua sắm khác.

2. Mua sắm trực tiếp được thực hiệnkhi đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu đượcphê duyệt;

b) Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắmcủa cấp có thẩm quyền;

c) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấuthầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trướcđó;

d) Gói thầu có nội dung, tính chất tươngtự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

đ) Đơn giá của các phần việc thuộcgói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việctương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

e) Thời hạn từ khi ký hợp đồng củagói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12tháng.

3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợpđồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếpthì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầuvề năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọnnhà thầu trước đó.

Điều 21. Quytrình mua sắm trực tiếp

Mục 4. TỰ THỰC HIỆN

Điều 22. Điều kiệnáp dụng

1. Tự thực hiện được áp dụng đối vớigói thầu thuộc dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổchức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính vàkinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

a) Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vựchoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;

b) Phải chứng minh và thể hiện trongphương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứngyêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;

c) Đơn vị được giao thực hiện gói thầukhông được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá góithầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.

Điều 23. Quytrình tự thực hiện

Mục 5. LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONGTRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Điều 24. Điều kiệnáp dụng

Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiệncác Điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọnnhà thầu quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của LuậtĐấu thầu thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết địnhphương án lựa chọn nhà thầu.

Điều 25. Quytrình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

2. Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kếhoạch và Đầu tư, người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết địnhphương án lựa chọn nhà thầu.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THIHÀNH

Điều 26. Hướng dẫnthi hành

1. Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịutrách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thựchiện lựa chọn nhà thầu trong mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạtđộng thường xuyên của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; ban hành hướng dẫntổ chức thực hiện Thông tư này (nếu thấy cần thiết) trên nguyên tắc đảm bảotuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật về đấu thầu cóliên quan.

Điều 27. Hiệu lựcthi hành

2. Khi các văn bản quy phạm pháp luậtđược dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thếbằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thếđó.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu cóvướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tàichính để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, TP thuộc TW; - Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ HCSN (400b).