Thông tư 58 đánh giá xếp loại học sinh

     

Thay đổi cách xếp loại học sinh

Theo đó, các mức xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực về cơ bản vẫn giữ nguyên như cũ. Riêng các môn mỹ thuật, âm nhạc, thể dục sẽ được chia hai mức đánh giá là “Đạt” và “Chưa đạt” thay vì xếp loại theo A, B, C, D như hiện nay. Riêng môn giáo dục công dân sẽ được đánh giá bằng cách nhận xét kết hợp với cho điểm. Kết quả nhận xét về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh sẽ không được ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm mà được giáo viên bộ môn theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và góp ý để giáo viên chủ nhiệm xếp loại hạnh kiểm sau mỗi học kỳ.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 01 năm 2012.
MỤC LỤC VĂN BẢN
*

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------

Số: 58/2011/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINHTRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Căn cứ LuậtGiáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtGiáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị địnhsố 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều củaLuật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị củaVụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,

Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo quyết định:

Điều 1.

Bạn đang xem: Thông tư 58 đánh giá xếp loại học sinh

Ban hành kèmtheo Thông tư này Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và họcsinh trung học phổ thông.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vịcó liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thihành Thông tư này./.

Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ (để báo cáo); - Uỷ ban VHGD TNTNNĐ của Quốc hội (để báo cáo); - Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo); - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (để báo cáo); - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW(để thực hiện); - Như Điều 3; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GD&ĐT; - Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển

QUY CHẾ

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀHỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG(Ban hành kèm theo Thông tư số:58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNHCHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quyđịnh về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung họcphổ thông (THPT) bao gồm: Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm; đánh giá, xếp loại họclực; sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại; trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quảnlý giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.

2. Quy chế này ápdụng đối với học sinh các trường THCS, trường THPT; học sinh cấp THCS và cấpTHPT trong trường phổ thông có nhiều cấp học; học sinh trường THPT chuyên; họcsinh cấp THCS và cấp THPT trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổthông dân tộc bán trú.

Điều 2. Mục đích, căn cứ và nguyên tắc đánh giá, xếp loại

1. Đánh giá chấtlượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy họcsinh rèn luyện, học tập.

2. Căn cứ đánhgiá, xếp loại của học sinh được dựa trên cơ sở sau:

a) Mục tiêu giáo dụccủa cấp học;

b) Chương trình, kếhoạch giáo dục của cấp học;

c) Điều lệ nhà trường;

d) Kết quả rèn luyệnvà học tập của học sinh.

3. Bảo đảm nguyêntắc khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng trong đánh giá, xếp loạihạnh kiểm, học lực học sinh.

Chương II

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠIHẠNH KIỂM

Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm

1. Căn cứ đánhgiá, xếp loại hạnh kiểm:

a) Đánh giá hạnhkiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứngxử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với giađình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quảtham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyệnthân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối vớinội dung dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổthông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Xếp loại hạnhkiểm:

Hạnh kiểm được xếpthành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học kỳ và cảnăm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểmhọc kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.

Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm

1. Loại tốt:

a) Thực hiệnnghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, antoàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành độngtiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;

b) Luôn kính trọngthầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ýthức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;

c) Tích cực rènluyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm logiúp đỡ gia đình;

d) Hoàn thành đầyđủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong họctập;

đ) Tích cực rènluyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

e) Tham gia đầy đủcác hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham giacác hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sảnHồ Chí Minh;

g) Có thái độ vàhành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáodục công dân.

2. Loại khá:

Thực hiện được nhữngquy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn cóthiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.

3. Loại trungbình:

Có một số khuyếtđiểm trong việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưanghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiếnbộ còn chậm.

4. Loại yếu:

Chưa đạt tiêu chuẩnxếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:

a) Có sai phạm vớitính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tạiKhoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;

b) Vô lễ, xúc phạmnhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúcphạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;

c) Gian lận tronghọc tập, kiểm tra, thi;

d) Đánh nhau, gâyrối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giaothông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

Chương III

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠIHỌC LỰC

Điều 5. Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực

1. Căn cứ đánhgiá, xếp loại học lực:

a) Mức độ hoànthành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo dục cấpTHCS, cấp THPT;

b) Kết quả đạt đượccủa các bài kiểm tra.

2. Học lực được xếpthành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém).

Điều 6. Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ, cảnăm học

1. Hình thức đánhgiá:

a) Đánh giá bằngnhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với cácmôn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.

Căn cứ chuẩn kiếnthức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độtích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theohai mức:

- Đạt yêu cầu (Đ):Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:

+ Thực hiện đượccơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểmtra;

+ Có cố gắng, tíchcực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹnăng đối với nội dung trong bài kiểm tra.

- Chưa đạt yêu cầu(CĐ): Các trường hợp còn lại.

b) Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đốivới môn Giáo dục công dân:

- Đánh giá bằngcho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đốivới từng chủ đề thuộc môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dụcphổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Đánh giá bằng nhậnxét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của họcsinh theo nội dung môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dụcphổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trongmỗi học kỳ, cả năm học.

Kết quả nhận xét sựtiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinhkhông ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn Giáo dục công dântheo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗihọc kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.

c) Đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại.

d) Các bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm10; nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này.

2. Kết quả môn họcvà kết quả các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học:

a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Tính điểm trung bình mônhọc và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học;

b) Đối với các mônhọc đánh giá bằng nhận xét: Nhận xét môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học theohai loại: Đạt yêu cầu (Đ) và Chưa đạt yêu cầu (CĐ); nhận xét về năng khiếu (nếucó).

Điều 7. Hình thức kiểm tra, các loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểmtra

1. Hình thức kiểm tra:

Kiểm tra miệng (kiểmtra bằng hỏi-đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

2. Các loại bài kiểmtra:

a) Kiểm tra thườngxuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểmtra thực hành dưới 1 tiết;

b) Kiểm tra định kỳ(KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).

3. Hệ số điểm cácloại bài kiểm tra:

a) Đối với các mônhọc đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trởlên tính hệ số 2, điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3.

b) Đối với các mônhọc đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nhận xét của các bài kiểm tra đều tính mộtlần khi xếp loại môn học sau mỗi học kỳ.

Điều 8. Số lần kiểm tra và cách cho điểm

1. Số lần KTđkđược quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn.

2. Số lần KTtx:Trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần KTtx của từng môn họcbao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn như sau:

a) Môn học có 1 tiếttrở xuống/tuần: Ít nhất 2 lần;

b) Môn học có từtrên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Ít nhất 3 lần;

c) Môn học có từ 3tiết trở lên/tuần: Ít nhất 4 lần.

3. Số lần kiểm trađối với môn chuyên: Ngoài số lần kiểm tra quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điềunày, Hiệu trưởng trường THPT chuyên có thể quy định thêm một số bài kiểm tra đốivới môn chuyên.

4. Điểm các bài KTtxtheo hình thức tự luận là số nguyên, điểm KTtx theo hình thức trắcnghiệm hoặc có phần trắc nghiệm và điểm KTđk là số nguyên hoặc số thậpphân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

5. Những học sinhkhông có đủ số lần kiểm tra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 điều này phải đượckiểm tra bù. Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thờilượng tương đương với bài kiểm tra bị thiếu. Học sinh không dự kiểm tra bù sẽ bịđiểm 0 (đối với những môn học đánh giá bằng cho điểm) hoặc bị nhận xét mức CĐ(đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét). Kiểm tra bù được hoàn thànhtrong từng học kỳ hoặc cuối năm học.

Điều 9. Kiểm tra,cho điểm các môn học tự chọnvà chủ đề tự chọn thuộc các môn học

1. Môn học tự chọn:

Việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình mônhọc và tham gia tính điểm trung bình các môn học thực hiện như các môn học khác.

2. Chủ đề tự chọnthuộc các môn học:

Các loại chủ đề tựchọn của môn học nào thì kiểm tra, cho điểm và tham giatính điểm trung bình môn học đó.

Điều 10. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học

1. Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm:

a) Điểm trung bìnhmôn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài KTtx,KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điểm a, Khoản 3,Điều 7 Quy chế này:

ĐTBmhk =

TĐKTtx + 2 x TĐKTđk + 3 x ĐKThk

Số bài KTtx + 2 x Số bài KTđk + 3

- TĐKTtx: Tổng điểm củacác bài KTtx

- TĐKTđk: Tổng điểm của các bàiKTđk

- ĐKThk: Điểm bài KThk

b) Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn)là trung bình cộng của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkIItính hệ số 2:

ĐTBmcn =

ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII

3

c) ĐTBmhk và ĐTBmcnlà số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khilàm tròn số.

2. Đối với các môn học đánh giá bằng nhậnxét:

a) Xếp loại học kỳ:

- Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ sốlần kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 8 và 2/3 số bài kiểmtra trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài kiểm tra học kỳ.

- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp cònlại.

b) Xếp loại cả năm:

- Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đhoặc học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ II xếp loại Đ.

- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếploại CĐ hoặc học kỳ I xếp loại Đ, học kỳ II xếp loại CĐ.

c) Những học sinh có năng khiếu được giáoviên bộ môn ghi thêm nhận xét vào học bạ.

3. Đối với các môn chỉ dạy trong một học kỳthì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loạicả năm học.

Xem thêm: Tòa Nhà Meco Complex 102 Trường Chinh, Hà Nội, Meco Complex

Điều 11. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học

1. Điểm trung bìnhcác môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn họckỳ của các môn học đánh giá bằng cho điểm.

2. Điểm trung bìnhcác môn cả năm học (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình cảnăm của các môn học đánh giá bằng cho điểm.

3. Điểm trung bìnhcác môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữsố thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Điều 12. Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹthuật, phần thực hành môn giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN)

1. Học sinh đượcmiễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật trong chương trình giáo dục nếugặp khó khăn trong học tập môn học nào đó do mắc bệnh mãn tính, bị khuyết tật,bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị.

2. Hồ sơ xin miễnhọc gồm có: Đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy chứng nhậnthương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.

3. Việc cho phépmiễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp dụng trong nămhọc; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật hoặc thương tật lâu dài đượcáp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học.

4. Hiệu trưởng nhàtrường cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuậttrong một học kỳ hoặc cả năm học. Nếu được miễn học cả năm học thì môn học nàykhông tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm học; nếu chỉ đượcmiễn học một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đã học đểđánh giá, xếp loại cả năm học.

5. Đối với mônGDQP-AN:

Các trường hợp họcsinh được miễn học phần thực hành sẽ được kiểm tra bù bằng lý thuyết để có đủcơ số điểm theo quy định.

Điều 13. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học

1. Loại giỏi, nếucó đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Điểm trung bìnhcác môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyêncủa trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trởlên;

b) Không có môn họcnào điểm trung bình dưới 6,5;

c) Các môn họcđánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

2. Loại khá, nếucó đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Điểm trung bìnhcác môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyêncủa trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trởlên;

b) Không có môn họcnào điểm trung bình dưới 5,0;

c) Các môn họcđánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

3. Loại trungbình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Điểm trung bìnhcác môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyêncủa trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trởlên;

b) Không có môn họcnào điểm trung bình dưới 3,5;

c) Các môn họcđánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

4. Loại yếu: Điểmtrung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới2,0.

5. Loại kém: Cáctrường hợp còn lại.

6. Nếu ĐTBhkhoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 điềunày nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mứcquy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:

a) Nếu ĐTBhkhoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của mộtmôn học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.

b) Nếu ĐTBhkhoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của mộtmôn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.

c) Nếu ĐTBhkhoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của mộtmôn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.

d) Nếu ĐTBhkhoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của mộtmôn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.

Điều 14. Đánh giá học sinh khuyết tật

1. Đánh giá họcsinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộcủa học sinh là chính.

2. Học sinh khuyếttật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục THCS, THPT đượcđánh giá, xếp loại theo các quy định như đối với học sinh bình thường nhưng cógiảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập.

3. Học sinh khuyếttật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục THCS, THPTđược đánh giá dựa trên sự nỗ lực, tiến bộ của học sinh và không xếp loại đối tượngnày.

Chương IV

SỬ DỤNG KẾT QUẢĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

Điều 15. Lên lớp hoặc không được lên lớp

1. Học sinh có đủcác điều kiện dưới đây thì được lên lớp:

a) Hạnh kiểm và họclực từ trung bình trở lên;

b) Nghỉ không quá45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặcnghỉ nhiều lần cộng lại).

2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:

a) Nghỉ quá 45 buổihọc trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiềulần cộng lại);

b) Học lực cả nămloại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;

c) Sau khi đã đượckiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả nămnhưng vẫn không đạt loại trung bình.

d) Hạnh kiểm cảnăm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hènên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.

Điều 16. Kiểm tra lại các môn học

Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lựccả năm học xếp loại yếu, được chọn một số môn học trong các môn học có điểmtrung bình cả năm học dưới 5,0 hoặc có kết quả xếp loại CĐ để kiểm tra lại. Kếtquả kiểm tra lại được lấy thay thế cho kết quả xếp loại cả năm học của môn họcđó để tính lại điểm trung bìnhcác môn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì đượclên lớp.

Điều 17. Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè

Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cảnăm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hìnhthức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè đượcthông báo đến gia đình, chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chunglà cấp xã) nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấpxã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởngcho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.

Điều 18. Xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến

1. Công nhận đạtdanh hiệu học sinh giỏi học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và họclực loại giỏi.

2. Công nhận đạtdanh hiệu học sinh tiên tiến học kỳ hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loạikhá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦAGIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên bộ môn

1. Thực hiện đầy đủ số lần kiểm tra; trực tiếp chấm bài kiểm tra, ghiđiểm hoặc mức nhận xét (đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét), ghi nội dungnhận xét của người chấm vào bài kiểm tra; trực tiếp ghi điểm hoặc mức nhận xét(đối với các môn kiểm tra bằng nhận xét) vào sổ gọi tên và ghi điểm; đối vớihình thức kiểm tra miệng, giáo viên phải nhận xét, góp ý kết quả trả lời của họcsinh trước lớp, nếu quyết định cho điểm hoặc ghi nhận xét (đối với các môn kiểmtra bằng nhận xét) vào sổ gọi tên và ghi điểm thì phải thực hiện ngay sau đó.

2. Tính điểm trung bình môn học (đối vớicác môn học đánh giá bằng cho điểm), xếp loại nhận xét môn học (đối với các mônhọc đánh giá bằng nhận xét) theo học kỳ, cả năm học và trực tiếp ghi vào sổ gọitên và ghi điểm, vào học bạ.

3. Tham gia đánh giá, xếp loại hạnh kiểm từng học kỳ,cả năm học của học sinh.

Điều 20. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm

1. Kiểm tra sổ gọitên và ghi điểm của lớp; giúp Hiệu trưởng theo dõi việc kiểm tra cho điểm, mứcnhận xét theo quy định của Quy chế này.

2. Tính điểm trungbình các môn học theo học kỳ, cả năm học; xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữamức nhận xét của giáo viên bộ môn trong sổ gọi tên và ghi điểm, trong học bạ.

3. Đánh giá, xếploại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh. Lập danh sách họcsinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp; học sinh được công nhận là họcsinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học sinhphải rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.

4. Lập danh sách học sinh đề nghị khen thưởng cuối học kỳ, cuối năm học.

5. Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm và vào học bạ các nộidung sau đây:

a) Kết quả đánhgiá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh;

b) Kết quả đượclên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến họckỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh kiểmtrong kỳ nghỉ hè;

c) Nhận xét đánhgiá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh trong đó có học sinh có năng khiếucác môn học đánh giá bằng nhận xét.

6. Phối hợp với ĐộiThiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và BanĐại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.

Điều 21. Trách nhiệm của Hiệu trưởng

1. Quản lý, hướngdẫn giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện và phổ biến đến gia đình học sinhcác quy định của Quy chế này; vận dụng quy định của Quy chế này để đánh giá, xếploại học sinh khuyết tật.

2. Kiểm tra việcthực hiện quy định về kiểm tra, cho điểm và đánh giá nhận xét của giáo viên.Hàng tháng ghi nhận xét và ký xác nhận vào sổ gọi tên và ghi điểm của các lớp.

3. Kiểm tra việcđánh giá, xếp loại, ghi kết quả vào sổ gọi tên và ghi điểm, vào học bạ của giáoviên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm; phê chuẩn việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức nhậnxét của giáo viên bộ môn khi đã có xác nhận của giáo viên chủ nhiệm.

4. Tổ chức kiểm tra lại các môn học theo quy định tại Điều 16 Quy chếnày; phê duyệt và công bố danh sách học sinh được lên lớp sau khi có kết quả kiểmtra lại các môn học, kết quả rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.

5. Kiểm tra, yêu cầungười có trách nhiệm thực hiện Quy chế này phải khắc phục ngay sai sót trong nhữngviệc sau đây:

a) Thực hiện chế độkiểm tra cho điểm và mức nhận xét; ghi điểm và các mức nhận xét vào sổ gọi tênvà ghi điểm, học bạ; xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh;

b) Sử dụng kết quảđánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh.

6. Xét duyệt danh sách học sinh được lên lớp, không được lên lớp, danhhiệu thi đua, kiểm tra lại các môn học, rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh trong sổ gọi tên và ghi điểm và họcbạ sau khi tất cả giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm đã ghi nội dung.

7. Quyết định xửlý theo thẩm quyền, đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định xử lý đối với tổchức, cá nhân vi phạm; quyết định khen thưởng theo thẩm quyền, đề nghị cấp cóthẩm quyền khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thựchiện Quy chế này.

Điều 22. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo, của sở giáo dục vàđào tạo

Quản lý, chỉ đạo,kiểm tra các trường học thuộc quyền quản lý thực hiện Quy chế này; xử lý cácsai phạm theo thẩm quyền.