Thiên văn học việt nam

     

Khi được hỏi về các ngành khoa học, thật dễ dàng để liệt kê từ 5 – 10 ngành khoa học phổ biến như: Hóa học, vật lý, công nghệ thông tin, cơ học… Tuy nhiên, ít ai trong số chúng ta quan tâm về thiên văn học – một ngành khoa học nghiên cứu về vũ trụ. Bài viết sau đây xin cung cấp một số thông tin, kiến thức bổ ích xoay quanh chuyên ngành này.

Bạn đang xem: Thiên văn học việt nam


Ngành thiên văn học là gì?

Thiên văn học (tiếng Anh: Astronomy) là ngành khoa học chuyên nghiên cứu các thiên thể và những hiện tượng tự nhiên có nguồn gốc từ bên ngoài vũ trụ. Lĩnh vực này đồng thời cũng nghiên cứu sự phát triển, chuyển động, tính chất vật lý, hóa học, khí tượng học của các vật thể vũ trụ và sự hình thành nên vũ trụ đó.

*
Ngành Thiên văn học là gì?

Theo định nghĩa của NASA, Thiên văn học là ngành khoa học nghiên cứu về các hành tinh, ngôi sao và không gian. Cùng với Thiên văn học, chiêm tinh học đều có nhiều liên quan về mặt lịch sử. Tuy nhiên thì chiêm tinh học không phải là một ngành khoa học và nó được cho là không liên quan đến thiên văn học.

Việc nghiên cứu thiên văn và vật lý thiên văn được thực hiện trong đài quan sát, các phòng thí nghiệm tại các trường đại học hoặc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học.

Nội dung nghiên cứu chuyên ngành Thiên văn học được chia làm 3 phần chính là :

Nguồn gốc hình thành và phát triển của thiên thểCấu trúc và bản chất vật lý của các thiên thể và các quá trình xảy ra trong vũ trụQuy luật chuyển động của các thiên thể trong mối quan hệ giữa trái đất và bầu trời

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành thiên văn học là gì?

Có tất cả 04 tổ hợp cho các sĩ tử có thể tham khảo đối với ngành học này. Các tổ hợp đó là:

A00: Toán – Vật lý – Hóa họcA01: Toán – Vật lý – Tiếng AnhA02: Toán – Vật lý – Sinh họcA04: Toán – Vật lý – Địa lý

Điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?

Theo thông tin được biết, trên cả nước hiện chưa có cơ sở đào tạo nào phụ trách giảng dạy về chuyên ngành này. Tuy nhiên, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đang đào tạo chuyên ngành tương đương với mức điểm chuẩn năm 2018 là 17,8 điểm.

Xem thêm: Giá Vé Trượt Băng Ở Nhà Văn Hóa Thanh Niên, Câu Lạc Bộ Trượt Băng Sài Gòn

Các nào trường đào tạo ngành thiên văn học?

Theo những tin tức tuyển sinh, ngành Thiên văn học chủ yếu được đào tạo tại nước ngoài. Tại Việt Nam, chỉ có một cơ sở đào tạo có chuyên ngành gần giống với ngành Thiên văn học này. Đó là trường Đại học Khoa học và Công Nghệ Hà Nội với chuyên ngành: Công nghệ vũ trụ và ứng dụng. Đây là cơ hội cho những ai muốn theo đuổi đam mê và theo học. Hi vọng rằng, trong tương lai không xa, ngành học này sẽ sớm được đưa vào giảng dạy.

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?

Để có thể tìm ra được câu trả lời thỏa đáng, bạn nên cân nhắc các tiêu chí dưới đây:

*
Cần có những tố chất gì để có thể theo đuổi ngành học?Khả năng tiếp thu, học tập tốt đối với các môn khoa họcĐam mê với khoa học vũ trụ và thiên văn họcThích khám phá quy luật tự nhiênYêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa họcKhả năng tự học, tự nghiên cứuTư duy hoạt bát, nhanh nhẹnSuy nghĩ độc lập và linh hoạtThái độ học tập nghiêm túc, cẩn trọngSử dụng thành thạo các công cụ, trang thiết bị chuyên ngành

Học ngành thiên văn học cần học giỏi môn gì?

Rất dễ dàng để nhận biết được chuyên ngành thiên văn học cần học giỏi 03 môn là Vật lý, Toán và tiếng Anh. Lý do cụ thể vì:

Tiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu, học tập và trao đổi thông tin.Vật lý: Môn học chiếm 90% kiến thức của chuyên ngành này. Do đó, đây là một môn không thể bỏ qua. Một số ví dụ liên quan tới vật lý như: Vật lý thiên văn, Vật lý thiên văn nghiên cứu về hệ mặt trời, vũ trụ quan…Toán: Sẽ rất khó khăn cho những ai học không tốt môn này. Lý do: gần như mỗi kỳ học đều có ít nhất 03 môn học liên quan tới môn Toán.

Cơ hội việc làm dành cho ngành thiên văn học như thế nào?

Với những kiến thức chuyên môn về Thiên văn học cùng các kiến thức bổ trợ về Toán học, Vật lý, sinh viên ra trường sẽ có những cơ hội nghề nghiệp, vị trí làm việc sau đây:

*
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này ra sao?Công tác lập trình khoa học, trợ lý nghiên cứu, công tác điều hành kính thiên văn, thành viên nhóm nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu về Vật lý, Thiên văn, các Sở Khoa học… Công tác công nghiệp quốc phòng, nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu về chuyên ngành tại các trường Cao đẳng, Đại học, Trung tâm giáo dục,… trên địa bàn cả nước. Nhà nghiên cứu, giáo sư đại học hay kỹ sư quang học.

Mức lương dành cho người làm ngành thiên văn học là bao nhiêu?

Hiện tại, chưa có bất kỳ báo cáo cụ thể nào liên quan tới mức thu nhập của nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên có một điểm chung là những nhà thiên văn học cũng sẽ nhận được mức phúc lợi giống như những cán bộ công tác tại lĩnh vực khác. Bao gồm:

Lương cứngChế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việcKhám sức khỏe định kỳNâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡngLàm việc trong môi trường chuyên nghiệpCơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệpTham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt NamLương tháng thứ 13Phụ cấp ăn trưaNghỉ phép định kỳ trong năm ( 12-24 ngày)Ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ…

Những mục tiêu khi đào tạo Ngành Thiên văn học

Trang bị cho các bạn các kiến thức cơ sở và chuyên môn về Vật lý nói riêng và Toán học, Khoa học tự nhiên nói chungSinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào các lĩnh vực bao gồm: Khoa học, Công nghệ,…Đảm bảo có kinh nghiệm nghiên cứu các đề tài thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiênNgoài kiến thức lý thuyết, phải nâng cao thêm trình độ về tin học và ngoại ngữBên cạnh đó, phải biết sử dụng trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ học tập, nghiên cứu và công việcNắm chắc kiến thức nền tảng để tiếp cận những nội dung kiến thức mới và cao hơnCó kỹ năng tư duy logic, có hệ thống và khoa học.Ham học hỏi và có ý chí tiếp tục nghiên cứu sau Đại Học

Kết luận

Mặc dù chúng ta phải thừa nhận rằng ngành thiên văn học ở Việt Nam không phổ biến như các ngành nghề trong các lĩnh vực khác, ví dụ như công nghệ, thông tin, viễn thông… Nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu vũ trụ đối với thế giới nói chung. Sinh viên của ngành thiên văn học được đào tạo kiến thức chuyên môn cùng những kỹ năng và nghiệp vụ đặc thù mà ít ngành học nào có thể mang lại. Đồng thời, họ cũng là những người có đam mê mãnh liệt với ngành học, với việc tìm hiểu vũ trụ, thế giới dưới góc độ khoa học.