Nhà thiên văn học

     

Kính thiên văn Kepler của NASA đã phát hiện quần thể 4 hành tinh trôi nổi tự do trong không gian sâu và không bị ràng buộc với bất kỳ ngôi sao chủ nào.

Bạn đang xem: Nhà thiên văn học


Hình ảnh kính thiên văn Kepler của NASA. Ảnh: NASA

Theo Mail Online, kính thiên văn Kepler được phóng vào năm 2009 với sứ mệnh xác định các ngoại hành tinh, đặc biệt là tìm kiếm các hành tinh có kích thước bằng Trái đất đang quay quanh các ngôi sao. Mặc dù đã ngừng hoạt động kể từ năm 2018 vì cạn kiệt nhiên liệu, nhưng các nhà khoa học vẫn đang phân tích dữ liệu mà nó thu thập được.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia, đối với dự án này, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu mà kính thiên văn Kepler thu được vào năm 2016 trong giai đoạn sứ mệnh K2. Trong chiến dịch K2 kéo dài 2 tháng, Kepler đã theo dõi hàng triệu ngôi sao gần trung tâm Dải Ngân hà để tìm ra một hiện tượng thiên văn hiếm gặp được gọi là khuếch đại hấp dẫn (gravitational microlensing).

Trong quá trình khuếch đại hấp dẫn, lực hấp dẫn từ ngôi sao gần chúng ta hơn sẽ đóng vai trò như một thấu kính giúp phóng đại ngôi sao ở xa đang trong quá trình chuyển động. Điều đó giúp các nhà thiên văn học tìm thấy các vật thể phát ra ít hoặc không phát ra ánh sáng.

Họ đã phát hiện một quần thể 4 hành tinh có khối lượng tương tự Trái đất, nhưng lại không tìm thấy tín hiệu nào từ một ngôi sao chủ, điều đó chứng tỏ 4 hành tinh này có thể là những hành tinh trôi nổi tự do.


Trong quá trình khuếch đại hấp dẫn, lực hấp dẫn từ ngôi sao gần chúng ta hơn sẽ đóng vai trò như một thấu kính giúp phóng đại ngôi sao ở xa đang trong quá trình chuyển động .Video: Đại học Manchester

Các nhà khoa học cho biết, ban đầu, có thể chúng đã hình thành xung quanh một ngôi sao chủ trước khi bị đẩy ra khỏi quỹ đạo bởi lực hấp dẫn của các hành tinh khác nặng hơn trong hệ thống. Ngôi sao chủ có thể vẫn đang cháy sáng trong không gian, nhưng với ít hành tinh hơn trong quỹ đạo của nó.

Xem thêm:

Tác giả nghiên cứu, giáo sư Iain McDonald từ Đại học Manchester cho hay: "Chúng tôi không biết chính xác chúng cách chúng ta bao xa, nhưng chúng gần hơn so trung tâm Dải Ngân hà. Vì vậy, có thể chúng cách chúng ta vài nghìn năm ánh sáng".

Giáo sư McDonad nói rằng, mặc dù họ không chắc nhưng những hành tinh này có thể là những hành tinh đá với các đại dương đóng băng.

"Nếu một hành tinh như Trái đất được đưa ra ngoài không gian sâu thẳm, cách xa sức nóng của một ngôi sao, các đại dương sẽ đóng băng và bầu khí quyển ngưng tụ trên bề mặt".

Tác giả nghiên cứu Eamonn Kerins từ Đại học Manchester thông tin: "Kepler đã đạt được điều mà nó không được thiết kế để làm, khi cung cấp bằng chứng ​​về sự tồn tại của một quần thể các hành tinh có khối lượng bằng Trái đất đang trôi nổi tự do".

Việc xác nhận sự tồn tại và bản chất của các hành tinh tương tự sẽ là nhiệm vụ chính của kính thiên văn La Mã Nancy Grace sắp tới của NASA.