Thiên thời địa lợi nhân hoà

     

Là một người làm kinh doanh thì chắc chắn không còn xa lạ gì với cụm từ:“ Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Vậy những yếu tố này tác động như thế nào đến việc kinh doanh ?

Kinh doanh là một ngành nghề luôn tiềm ẩn những rủi ro không lường trước, đòi hỏi người kinh doanh phải am hiểu về ngành nghề, về kĩ thuật, mong muốn và phán đoán của khách hàng cũng như những tình huống có thể xảy ra trongquá trình vận chuyển, mua bán.

Bạn đang xem: Thiên thời địa lợi nhân hoà

Tuy nhiên đôi khi việc kinh doanh có tốt đẹp hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào Thiên thời, địa lợi và nhân hòa.

Thiên thời - dễ hiểu thì đấy chính là “đúng lúc đúng thời điểm”.

*

Có nhiều người hiểu thiên thời chính là: Cơ hội trời ban?. Nhưng thực thế hiểu vậy chưa hết ý nghĩa. Để hiểu rộng hơn, ta nên tập trung vào chữ thời. Mọi việc nên được làm ĐÚNG LÚC, ĐÚNG THỜI ĐIỂM đó mới là việc làm mang đến hiệu quả cao.

Dễ hiểu hơn khi nói thiên thời trong kinh doanh. Ví dụ trước khi muốn kinh doanh, việc khảo sát thị trường rất là quan trọng. Kế hoạch chiến lược kinh doanh có thể tốt, sản phẩm có thể chất lượng nhưng nhu cầu thị trường đối với sản phẩm ấy như thế nào mới là yếu tố quyết định việc doanh số của sản phẩm bán ra cao hay thấp. Mình nghĩ nó đẹp, nó tốt nhưng thị trường không nghĩ vậy hoặc không có nhu cầu thì hiển nhiên thất bại .Bằng cách khảo sát thị trường này bạn sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro khi xác định sẽ kinh doanh mặt hàng đó, sẽ hạn chế được nhiều rủi ro trong khâu chọn sản phẩm bán chạy. Tội gì mà kinh doanh những mã sản phẩm mà ít người quan tâm, thay vì đó hãy tập trung vào những mã sản phẩm có khả năng bán chạy ngay lập tức.

Về địa lợi

*

Chữ “Địa lợi” làm cho người ta nghĩ đến những lợi ích liên quan đến đất. Điều này tất nhiên không đúng. Trong các quốc gia nổi bật nhất châu Á như Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc, Nhật Bản, bạn không thể tìm ra mối liên hệ nào giữa phát triển và lãnh thổ đất đai. Chưa kể, ngày nay trên thế giới, những khu vực mưa thuận gió hoà, đồng bằng phì nhiêu, cây cối tươi tốt lại thường là những khu vực kém phát triển hơn.

Xem thêm: Làm Sao Để Đến Chùa Bà Châu Đốc 2 Phú Xuân Nhà Bè Tp, Miếu Ngũ Hành

Thực tế về cụm từ địa lợi, ta nên hiểu nhiều hơn về chữ lợi. Lợi ở đây tức là lợi thế. Trước khi làm một việc gì đấy, đặc biệt là nếu muốn bắt tay vào công việc kinh doanh, ta cần phải đặt câu hỏi: Ta có lợi thế nào về lĩnh vực này, sản phẩm này? Không có lợi thế, bạn rất khó thành công.

Về nhân hòa

*

Quan hệ trong kinh doanh có hai hình thức cơ bản: Cạnh tranh hay hợp tác.“Buôn có bạn – bán có phường” là bản chất của chữ “Hòa” trong kinh doanh.

Rõ ràng hợp tác luôn quan trọng hơn cạnh tranh, hòa luôn quan trọng hơn chiến.

Khi ta còn nhỏ, hợp tác sẽ giúp ta tiến bộ. Khi ta đã lớn mạnh, hợp tác giúp ta củng cố vị thế. Cuộc sống không giống trò chơi sấp ngửa, tôi thắng thì anh phải thua. Những người thông minh, có thiện chí sẽ biết cách tìm ra các tình huống win-win thông qua hợp tác.

Cạnh tranh là cần thiết, nhưng đó phải là sự cạnh tranh lành mạnh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và cải tiến quản lý. Cạnh tranh lành mạnh, về lâu dài không mâu thuẫn với sự hợp tác cùng phát triển.

Đấy là ý nghĩa của câu Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Là một người làm kinh doanh, bạn cần xem xét đến những yếu tố này để có được những bước đi đúng đắn và quyết định sáng suốt cho con đường tương lai của bạn. Chúc bạn thành công!