Thầy giáo nguyễn thành nhân

     

Nguyễn Thành Nhân, GĐ Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam, có lẽ là cán bộ Đoàn có mức thu nhập khủng nhất hiện nay: Hơn 20 triệu đồng cho mỗi giờ giảng. Anh được ví như người lái đò trên dòng sông tuổi trẻ.

Bạn đang xem: Thầy giáo nguyễn thành nhân

Bạn đang xem: Tiểu sử thầy nguyễn thành nhân

 

 

“Người lái đò” Thành Nhân đã giảng bài cho hàng chục nghìn thanh thiếu niên (TTN), phụ huynh khắp cả nước về bài học làm người có ích. Anh là một trong những người sáng tạo và phát triển rộng rãi chương trình Cai nghiện game online, Học kỳ quân đội...

Xem thêm: Cách Chèn Nhãn Sticker, Thêm Hình Ngộ Nghĩnh Trên Facebook, Hình Ngộ Nghĩnh Trên Facebook

 

Giới trẻ bị nhiều bệnh xã hội

 

Giảng bài cho nhiều bạn trẻ, anh thấy họ nhận thức thế nào về các giá trị đạo đức?

 

Các bạn trẻ bây giờ bị nhiều bệnh xã hội. Một trong những căn bệnh trầm kha là ích kỷ. Các em tự coi mình là cái rốn của vũ trụ. Có lẽ nguyên nhân xuất phát ngay từ lúc còn bé, mọi tình cảm của gia đình đều dồn cho các em; thường được bố mẹ đáp ứng tất cả yêu cầu và dần dần cái tôi của các em rất lớn, căn bệnh ích kỷ tăng lên, dẫn đến ngang bướng và sau cùng là dễ nổi loạn. Các em ít nghĩ về lợi ích, cảm xúc của những người khác trong gia đình.

 

Điều đó được các bạn trẻ thể hiện thế nào?

 

Khi tôi hỏi: “Ai ngồi đây cảm thấy yêu bố mẹ mình nhất trên đời”, thường chỉ có khoảng 60 - 70% giơ tay. Tôi cũng nhận thấy, tình cảm của bạn trẻ dành cho thầy cô cũng ngày càng giảm.

 

Làm công tác huấn luyện, tương tác với hàng chục nghìn TTN trong một năm với nhiều chương trình khác nhau, tôi thấy các bạn đang cần môi trường trải nghiệm để cảm quan tốt hơn về gia đình, thầy cô, bạn bè.

 

Cá ươn do muối?

 

Vậy theo anh, bệnh xã hội và tính ích kỷ của TTN xuất phát từ phụ huynh hay từ “cá không ăn muối cá ươn”?

 

Trong lúc dạy con, phụ huynh dễ mắc lỗi như gán nhãn cho trẻ, nói đi nói lại nhiều lần...Trên nguyên lý, trẻ con thường là bản sao của bố mẹ. Những lời nói, hành động của bố mẹ rất dễ được trẻ nhập tâm.

 

Chính vì vậy, trước hết hãy xem xét con có bị lỗi hệ thống do mình tạo ra hay không. Nhiều phụ huynh ta thấy con chưa ngoan lại đổ lỗi cho nhà trường hoặc đổ thừa cho đứa bé vì nó không giống mình, không chịu khó học tập...

 

Vậy, “cá ươn có do muối” hay không?

 

Môi trường xã hội dễ tác động đến trẻ. Cái xấu dễ lan truyền và ăn nhanh vào người trẻ, trong khi cái tốt cần có thời gian và phải rèn luyện mới thấm. Tôi nghĩ, phụ huynh nên cho con trải nghiệm các hoạt động huấn luyện của đoàn thể, tham gia hoạt động tình nguyện sẽ phát triển tốt hơn là bao bọc, che chở.

 

Lỗi hệ thống

 

Phụ huynh thường phản ứng thế nào sau mỗi bài giảng?

 

Thường ngày, có nhiều phụ huynh tìm đến tôi gửi gắm con. Cũng có phụ huynh khóc, bày tỏ sự bất lực vì đã yêu thương, chăm con từng ly, từng tí, nhưng trẻ vẫn bỏ đi chơi, nghe bạn, quý bạn hơn bố mẹ... Sau khi nghe giảng, nhiều phụ huynh đã khóc vì nhận thấy lỗi hệ thống trong cách giáo dục con mình.

 

Trong quá trình giảng dạy và xử lý nhiều trường hợp cầu cứu của phụ huynh, học sinh, anh đã gặp ca khó phải bó tay chưa?

 

Có ca khá oái oăm. Đợt Học kỳ quân đội nâng cao tại TPHCM năm 2010, một phụ huynh yêu chiều con, không chịu cắt mái tóc dài của con trông giống lãng tử Hàn Quốc. Khi chúng tôi đề nghị để thành viên BTC cầm kéo cắt, chị đã phản ứng dữ dội, thậm chí to tiếng. Sau đó các phụ huynh khác lên tiếng và chị đành chấp nhận. Qua đó cho thấy nhiều phụ huynh làm hư con.