Thầy đỗ việt khoa giờ làm gì

     

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa nổi tiếng vì chồng lại những tiêu cực trong ngành giáo dục. Nổi tiếng thế nhưng ông lại liên tục bị điều chuyển công tác, phải làm đủ nghề kiếm sống. Mới đây nhất, ông càng thêm lao đao khi có người tố cáo ông đánh đập vợ và có những biểu hiện không bình thường.


Bạn đang xem: Thầy đỗ việt khoa giờ làm gì

*

*

Xem thêm: Trườn Thcs Nguyễn An Ninh Quận 12, Trườn Thcs Nguyễn An Ninh

*

*

Gương mặt lúc bình thường của bà Ngà

Cuộc sống bi quẫn của người hùng chống tiêu cực

Sau đó, phong trào Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử được phát động mạnh mẽ trong ngành giáo dục được một thời gian. Giữa tháng 7/2006, thầy giáo Đỗ Việt Khoa được mời tham gia chương trình “Người đương thời” của VTV, ông cũng được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân về thành tích dũng cảm chống tiêu cực thi cử.Bạn đang xem: Thầy giáo đỗ việt khoa bây giờ ra sao

Năm2007 – một năm sau khi những hình ảnh tiêu cực thi cử của ông Khoa khiến dư luậnbàng hoàng, ngành giáo dục đã có cuộc vận động “hai không” khiến tỉ lệ tốt nghiệpTHPT trên cả nước giảm mạnh, nhiều người sốc. Ông cũng được Bộ trưởng Bộ GD-ĐTkhi đó cùng nhiều đồng nghiệp trên cả nước gọi điện chia sẻ, động viên. Ngànhgiáo dục cũng đã lắng nghe các đóng góp, ý kiến của ông Khoa. Sau khi nhữnghình ảnh tiêu cực ở Trường THPT Đồi Ngô, Bắc Giang năm 2012 hay Trường THPT NamLương Sơn, Hòa Bình năm 2014 mà ông Khoa cung cấp, Bộ GD-ĐT đã cho phép họcsinh được sử dụng thiết bị ghi âm ghi hình một cách phù hợp để giám sát, phòngchống tiêu cực thi cử.

Nóigọn lại, khoảng trên dưới 10 năm trước, thầy Đỗ Việt Khoa là người hùng chốngtiêu cực. Cả nước biết đến ông, đến sự liều mình vì công tác chống tiêu cựctrong giáo dục. Ông từng tự đứng ra ứng cử Đại biểu Quốc Hội (2 lần, năm 2007và 2016), dù chỉ được 0% phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc.

Phóngviên đã nghe nhiều dư luận về ông Đỗ Việt Khoa, rằng ông đi đâu cũng có máy ghiâm, ghi hình trong người, thành ra, một bộ phận bạn bè đồng nghiệp dần xa lánhông. Phụ huynh thì lo sợ nếu có thầy đi coi thi con họ sẽ bị trượt tốt nghiệp.Học trò sợ thầy coi thi, im phăng phắc khiến thầy phải động viên các em. Từ saunăm 2006 đến 2016, thầy Khoa chỉ 3 lần được làm nhiệm vụ coi thi tại các kỳ thitốt nghiệp THPT. Tai ông còn hơi nghễnh ngãng, tính ông lại thích nói to, nêncàng trở thành chủ đề đàm tiếu của thiên hạ. Sau lưng, người ta gọi ông là“Khoa hâm”, “Khoa điếc”. Ông thừa nhận cuộc sống đang bị đảo lộn, đã trải qua mộtgiai đoạn cực kỳ khó khăn sau những ngày được phong là “người hùng giáo dục”.

Khoảng 21h30 cùng ngày, ông Trần Văn Xường cùng ông Đông và một số người khác đến nhà thầy Khoa trong tình trạng có hơi men. Lời qua tiếng lại, giữa nhóm người trên và thầy Khoa có xô xát. Vợ thầy Khoa đã cầm máy ảnh ra định chụp những người đang có mặt tại nhà mình lúc đó thì bị ông Trần Văn Xường giật máy ảnh rồi cùng các đối tượng lên xe máy bỏ đi. Sau việc đó, ông Xường dính vào vòng lao lý, hiệu trưởng bị kỷ luật, còn ông Khoa lại tiếp tục phải điều chuyển.

Lươnggiáo viên đã thấp, chắt chiu lắm mới đủ nuôi gia đình, 2 con ăn học, rồi congái lớn lập gia đình riêng. Ông Khoa chia sẻ: “Mãi cho đến khi tôi chuyển sangTrường THPT Thường Tín thì mới được vị hiệu trưởng ở đây nâng lương, giờ mỗitháng được khoảng 5 triệu đồng. Nói thật, tôi chẳng dành dụm được một đồngnào”.

“Người hùng chống tiêu cực” kể rằng, một ngày ông làm việc 17 – 18 tiếng, sáng đi dạy học, trưa về đi chạy bàn cho các cửa hàng ăn. Ông còn tự mày mò học sửa chữa máy tính, đồ điện, chụp ảnh đám cưới, chụp ảnh thẻ tại nhà để có tiền trang trải, lo cuộc sống gia đình và trả nợ. Những gì ông đã và đang trải qua, dường như không phải phần thưởng xứng đáng dành cho một “người hùng”.