Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh

     
Trang chủ / Tư Vấn Luật / Luật Dân Sự / Yêu cầu giải quyết việc dân sự / Xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự

Xác định tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự có vai trò rất quan trọng để có thể tiến hành khởi kiện vụ án dân sự khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp. Xác định đúng thẩm quyền tòa án giúp cho việc thụ lý giải quyết vụ án được nhanh chóng giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị xâm phạm đạt hiệu quả tối đa. Do đó, phạm vi bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc về vấn đề nêu trên.

Bạn đang xem: Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh

*

Thẩm quyền tòa án giải quyết vụ án dân sự


Mục Lục

Thẩm quyền của Tòa án các cấpDịch vụ luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp vụ án dân sựTư vấn pháp luật và lên phương án giải quyết vụ án

Các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án

Những vụ án dân sự mà Tòa án nhân dân (TAND) có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự:

Tranh chấp về dân sự quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015.Tranh chấp về hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 28 BLTTDS 2015.Tranh chấp về kinh doanh thương mại được quy định tại Điều 30 BLTTDS 2015.Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 BLTTDS 2015.

Thẩm quyền của Tòa án các cấp

Thẩm quyền của TAND cấp huyện

Căn cứ Điều 35 BLTTDS 2015 quy định TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp sau đây:

Những tranh chấp không có yếu tố nước ngoài ( hoặc đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài):

Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của BLTTDS 2015, trừ tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chínhTranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của BLTTDS năm 2015;Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của BLTTDS năm 2015;Trường hợp ngoại lệ về tranh chấp yếu tố nước ngoài nhưng thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam khi yêu cầu giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Căn cứ Điều 36 BLTTDS 2015 Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện:

Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh

Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh:

Giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài).TAND cấp tỉnh tự mình lấy các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện.

Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

Tòa dân sự TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này; giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản án dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này; giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản án hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này; giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản án kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này; giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản án lao động chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

Xem thêm: Những Phát Biểu Nguyễn Bá Thanh 10 Năm Trước, Chuyện Chưa Biết Về Ông Nguyễn Bá Thanh

Thẩm quyền của TAND cấp cao

TAND cấp cao có thẩm quyền phúc thẩm vụ án mà bản án sơ thẩm của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;TAND cấp cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

Thẩm quyền của TAND tối cao

Điều 20, 22, 23 của Luật tổ chức TAND 2014 và Điều 337, 358 BLTTDS 2015, TAND tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

Thẩm quyền theo lãnh thổ

Căn cứ Điều 39 BLTTDS 2015 thì Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm;Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn để giải quyết vụ án;Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Lưu ý: Thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ được quy định chi tiết với từng trường hợp cụ thể tại khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015. Trong trường hợp vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của các đương sự.

*

Xác định thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ

Thẩm quyền theo sự lựa chọn

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Dịch vụ luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp vụ án dân sự

Tư vấn pháp luật và lên phương án giải quyết vụ án

*

Luật sư Long Phan PMT có nhiều năm kinh nghiệm về luật tranh tụng

Liên hệ Luật sư tư vấn thủ tục quy trình nộp đơn khởi kiện

Luật Long Phan PMT nhận liên hệ dịch vụ pháp lý qua các hình thức như sau:

Tại Văn Phòng Luật sư:

Trụ sở: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM

Trên đây là một số thông tin về xác định tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự. Quý bạn đọc cần hỗ trợ giải quyết các tranh chấp hoặc cần đặt lịch gặp trực tiếp luật sư tranh tụng quý khách vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời. Xin cảm ơn!