Thai nhi 32 tuần tuổi mẹ bầu nên ăn gì?

     

Cân nặng của thai nhi sẽ liên tục thay đổi, đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ. Biết được thai 32 tuần nặng bao nhiêu kg sẽ giúp mẹ biết được con có phát triển chuẩn hay thiếu dinh dưỡng không? Cùng tiengtrungquoc.edu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

*
Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ!

Thai nhi 32 tuần là mấy tháng?

Mang thai quả là cột mốc ý nghĩa trong cuộc đời của người phụ nữ. Tuy nhiên, hành trình này cũng rất gian nan và đầy dẫy thử thách, kéo dài khoảng 40 tuần, tính từ lúc thụ thai đến khi sinh nở. Vất vả là thế, nhưng khi nhìn thấy sự thay đổi của bé yêu qua những “thước phim” siêu âm, chắc hẳn bất cứ bà mẹ nào cũng thấy hạnh phúc và vỡ òa vui sướng.

Bạn đang xem: Thai nhi 32 tuần tuổi mẹ bầu nên ăn gì?

Khi bước vào tuần thai thứ 32, thai nhi có sự phát triển vượt trội về mọi mặt, kéo theo sự thay đổi trong cơ thể của người mẹ. Trước khi giải đáp “thai 32 tuần nặng bao nhiêu?”, hãy cùng tiengtrungquoc.edu.vn tìm hiểu “thai nhi 32 tuần tuổi là mấy tháng?” nhé!

Khi mang thai ở tuần 32, nghĩa là mẹ đang bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ. Vậy chỉ chỉ cách ngày sinh khoảng hơn 1 tháng là mẹ đã có thể gặp bé yêu rồi! Đây là thời điểm khá nhạy cảm, mẹ cần lưu ý các mốc khám định kỳ, trang bị cho mình những kiến thức về sinh nở, chuyển dạ để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi “vượt cạn” nhé!

? Quá trình phát triển của thai nhi theo tuần và những lưu ý cho mẹ

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu?

Khi bước vào tuần thai thứ 32, bé yêu của bạn có sự thay đổi đáng kể về kích thước và cân nặng. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong các hoạt động thường ngày. Không những vậy, ngay cả việc hít thở thôi cũng khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu. Vậy cụ thể, 32 tuần thai nhi nặng bao nhiêu?

Theo bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế năm 2022, ở tuần thai 32, bé yêu của bạn sẽ đạt được các chỉ số về cân nặng, chiều dài, chu vi vòng bụng,… như sau:

Cân nặng thai nhi 32 tuần tuổi: dao động trong khoảng 1600 – 1800 gramChiều dài xương đùi: ~ 61mmChu vi vòng bụng: ~ 279mmĐường kính lưỡng đỉnh thai nhi: ~ 81mmChiều dài xương mũi: ~ 10.5mm

Chỉ số cân nặng và chiều dài thực tế của thai nhi có thể dao động cao hoặc thấp hơn một chuẩn so với chỉ số chuẩn. Vì vậy, nếu đi siêu âm tuần 32 mà mẹ thấy bé có ít cân hơn một chút thì cũng đừng quá lo lắng nhé!

Vậy là mẹ đã biết thai 32 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn. Để nắm rõ chi tiết hơn, mời mẹ tham khảo bảng chỉ số thai nhi tuần 32 theo ngày dưới đây nhé!

*

Trong đó: Tuổi thai 32+0 là thai 32 tuần đúng ngày, 32+1 là thai 32 tuần 1 ngày. Tương tự như vậy, ta sẽ có tuổi thai 32+2, 32+3,…

Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổi

Bên cạnh thắc mắc “thai 32 tuần nặng bao nhiêu”, sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này cũng là quan tâm của rất nhiều phụ huynh. Thông qua hình ảnh siêu âm, mẹ sẽ thấy bé không còn nhăn nheo, các biểu cảm rõ ràng và khung xương cũng cứng cáp hơn.

Thay đổi về cơ quan sinh dục

Nếu thai nhi là bé trai, khi bước vào tuần thai thứ 32, bộ phận sinh dục của bé sẽ di chuyển về đúng vị trí, từ bụng xuống phía bìu. Tượng tự như vậy đối với các bé gái. Hormone thai kỳ sẽ cho phần âm hộ ủa bé gái và bìu của bé trai bị sưng và phù. Tuy nhiên, dấu hiệu này chỉ là thoáng qua, sẽ nhanh chóng biến mất trong vòng vài tuần đầu.

Vị trí thai nhi

Bên cạnh thông tin, thai 32 tuần nặng bao nhiêu, mẹ cũng nên tìm hiểu về vị trí thai nhi trong giai đoạn này. Vậy thai 32 tuần đã quay đầu chưa? Từ tuần 32 – 38, thai nhi sẽ phát triển ngày càng lớn, không gian trong túi thai sẽ làm bé khó chịu chịu và chật chội. Vì vậy, thai nhi có xu hướng cuộn tròn người, quay đầu xuống dưới, mông lên trên về phía đáy tử cung.

*
Sự phát triển của thai nhi vào tuần thai thứ 32

Phản xạ giật mình

Lúc này, các giác quan của bé đã phát triển đáng kể, vì vậy thai nhi có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài. Những tiếng động lớn có thể khiến bé giật mình, đột ngột vung tay, chân ra khỏi cơ thể và co lại rất nhanh sau đó.

Thân nhiệt

Bước vào tuần 32, thai nhi sẽ bắt đầu hình thành chất béo lâu, cũng như tăng cường sản xuất enzyme và protein. Những loại chất này cần thiết để giữ ấm cho bé sau khi rời khỏi bụng mẹ.

Xem thêm: Trên Đường Pitch

Tỷ lệ sống sót khi sinh vào tuần 32

Ở tuần thứ 32, phổi của bé đang hoàn thiện và vẫn cần vài tuần nữa để trưởng thành. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan khác của bé vẫn chưa thực sự phát triển. Vì vậy, việc sinh vào thời điểm này sẽ gặp phải không ít rủi ro. Tỷ lệ sống sót khi sinh vào tuần 32 sẽ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng dịch vụ nơi sinh. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ hoàn toàn có thể khỏe mạnh mà không gặp di chứng.

Hình ảnh thai 32 tuần

Cùng ngắm nhìn con qua những thước phim siêu âm mẹ nhé!

*
Bé đang ngủ một giấc thật ngon lành
*
Bé đang cười với mẹ nè!
*
Khuôn mặt này chắc đang giận dỗi rồi…!

Thay đổi của mẹ bầu 32 tuần

Ngoài thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu thì sự thay đổi của mẹ bầu vào giai đoạn này cũng là một thông tin đáng quan tâm.

Thai 32 tuần mẹ nặng bao nhiêu kg?

Trong thai kỳ, mẹ tăng cân quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tiểu đường, tiền sản giật, tăng tỉ lệ sinh non, sinh mổ. Trong khi đó, nếu tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thai nhi kém phát triển.

Tùy vào tình trạng dinh dưỡng trước thai kỳ, mẹ được khuyến nghị tăng với mức cân như sau:

Với mẹ có tình trạng dinh dưỡng bình thường (chỉ số BMI = 18.5 – 24.9)

Mức tăng lý tưởng cho cả thai kỳ: 10 – 12kgMức tăng lý tượng cho 3 tháng cuối: 5 – 6 kg

Với tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI dưới 18.5)

Mức tăng lý tưởng cho cả thai kỳ: 25% so với cân nặng trước khi mang thaiMức tăng lý tưởng cho 3 tháng cuối thai kỳ: 5kg

Với tình trạng dinh dưỡng béo phì (BMI lớn hơn hoặc bằng 25kg)

Mức tăng lý tưởng cho cả thai kỳ: 15% so với cân nặng trước khi mang thaiMức tăng lý tưởng cho 3 tháng cuối thai kỳ: 6kg

Cách tính chỉ số BMI = Cân nặng (kg)/Chiều cao * chiều cao (m).

Thay đổi về cơ thể

Theo chuyên gia, mẹ bầu vào tuần thai thứ 32 sẽ xuất hiện một số thay đổi về cơ thể như sau:

Ở tuần thai thứ 32, bé ngày càng chiếm chỗ nhiều hơn trong bụng mẹ, gây o ép phổi và cơ hoành. Vì vậy, mẹ sẽ thường xuyên bị khó thở, tức bụng, ngủ không ngonEm bé ngồi trên dạ dày của bạn, điều này làm mẹ dễ bị khó tiêu, ợ nóng, trào ngược vào tuần thứ 32. Hãy cố gắng chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, thay vì ăn thật noChân của mẹ bắt đầu có dấu hiệu phù, sưng. Vì vậy, khi ngồi hay nằm, mẹ chú ý nên gác chân lên cao để đưa máu quay trở lại thân ngườiThân nhiệt của mẹ ở tuần thai này cao hơn vài độ so với bình thường. Vì vậy, mẹ lúc nào cũng cảm thấy nóng, trong khi mọi người đều thấy lạnh

Thay đổi về cảm xúc

Hồi hộp, lo lắng, bất an,… là những cảm xúc của hầu hết các mẹ bầu trong những tháng cuối kỳ này. Mẹ hồi hộp vì sắp được đón bé yêu chào đời, nhưng cũng lo lắng nhỡ may có vấn đề gì với con. Đôi khi, ngồi nhẩm đếm ngược ngày con chào đời cũng khiến bạn cảm thấy sốc. Mọi chuyện có ổn không? còn gì chưa chuẩn bị xong?,… Nếu bạn có những tâm lý như vậy, hãy thử nói chuyện với bác sĩ nhé!

*
Tâm lý mẹ bầu thường nhạy cảm hơn vào những tháng cuối thai kỳ

Thai 32 tuần gò cứng bụng

Giai đoạn này, cơ thể mẹ chuẩn bị cho cuộc sinh nở nên những cơn gò cứng bụng có thể xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn. Có 3 kiểu gò tử cung khác nhau: cơn gò sinh lỳ, gò tử cung sớm và gò tử cung lúc chuyển dạ. Mẹ cần phân biệt chính xác để đối phó kịp thời:

Nếu cơn gò bụng gây khó chịu, nhưng hiếm khi mẹ thấy đau. Hoặc có thể giảm khi mẹ bầu thay đổi vị trí thì được gọi là Braxton Hicks – cơn gò chuyển dạ giảNếu là cơn co thắt chuyển dạ, mẹ sẽ cảm thấy cơn đau tăng dần một cách đều đặn. Bên cạnh đó là cảm giác nặng bụng dưới. Khi thấy dấu hiệu này, mẹ cần tới bệnh viện ngay nhé

Để thai nhi 32 tuần đạt cân nặng chuẩn, mẹ bầu cần làm gì?

Các bác sĩ khuyên thai phụ trong giai đoạn này cần thận trọng, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Thai 32 tuần nên ăn gì?

Để thai 32 tuần nặng bao nhiêu đạt cân nặng chuẩn, mẹ cần chú ý hơn về dinh dưỡng trong giai đoạn này! Dưới đây là những thực phẩm mẹ cần bổ sung:

Chất béo: Ưu tiên bổ sung các thực phẩm chứa axit béo tốt như Omega 3, Omega 6, giúp hỗ trợ phát triển não bộ thai nhi. Mẹ có thể tìm nguồn dinh dưỡng này từ các thực phẩm như cá hồi, cá thu và các loại hạt (hạt óc chó, hạt lanh, hạt hạnh nhân,…)Chất đạm: Bổ sung các thực phẩm giàu đạm sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển các tế bào của thai nhi. Trong giai đoạn này, lượng đạm mẹ cần nạp vào cơ thể là khoảng 75 – 100g/ngày. Mẹ nên ăn nhiều các loại quả hạch, đậu, sữa, bơ, trứng và cáChất xơ: Táo bón thai kỳ là nỗi ám ảnh kinh hoàng của mẹ bầu. Vì vậy, trong suốt thai kỳ, mẹ nên bổ sung đầy đủ chất xơ từ các loại rau xanh, bánh mì, đậu, gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám,…Vitamin C: Để có một thể trạng tốt “sẵn sàng” đón bé yêu chào đời, vitamin C là nhân tố không thể “vắng mặt” trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Lượng vitamin C cần bổ sung trong giai đoạn này là khoảng 85mg/ngày. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như bưởi, quýt, chanh, cam,…Sắt: Đây là vi chất rất quan trọng trong giai đoạn này, giúp tránh tình trạng sinh non hay nhẹ cân sau sinh. Mẹ có thể bổ sung sắt từ các thực phẩm hàng ngày như gan lợn, thịt bò, bông cải xanh, rau chân vịt, các loại đậu,… Hoặc thông qua viên uống để đáp ứng nhu cầu cần thiết nhéCanxi: Sữa, sữa chua, phô mai, hải sản,… là những thực phẩm giàu canxi giúp thai nhi hoàn thiện cấu trúc xương và phòng ngừa các bệnh về xươngNước: Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp các cơ quan hoạt động trơn tru hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Lưu ý, mẹ hạn chế uống nước vào ban đêm để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ nhé
*
Dinh dưỡng cho mẹ bầu 32 tuần tuổi

Mẹ bầu 32 tuần cần tập luyện như thế nào?

Các hoạt động luyện tập thích hợp mẹ có thể thực hiện trong giai đoạn này là:

Yoga: Đây là giải pháp hoàn hảo giúp phụ nữ mang thai giảm bớt lo lắng, mang lại năng lượng tích cực, tâm trạng thoải mái, khỏe khoắnĐi bộ: Đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu giảm phù nề và các cơn co rút chân, đau lưng. Bên cạnh đó, đi bộ cũng giúp mẹ ngủ ngon giấc hơnBơi lội: Rất tốt để giảm đau thần kinh, giữ cho cơ thể mát mẹ, cải thiện sức chịu đơn, giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn

Tìm hiểu dấu hiệu chuyển dạ sớm

Vào giai đoạn này, nhiều mẹ bầu thường lo lắng, bất an vì chưa rõ những dấu hiệu chuyển dạ thực sự. Bởi việc sinh nở thường rất khó diễn ra theo đúng kế hoạch. Vì vậy, nếu mẹ đã biết thai 32 tuần nặng bao nhiêu, thì cũng tìm hiểu thêm các dấu hiệu chuyển dạ sớm nhé!

Vỡ ốiCo thắt ở tử cungĐau lưng âm ỉ liên tụcRa máu âm đạoChuột ruột trong chu kỳ kinh nguyệtGiãn khớp

Những điều mẹ bầu cần lưu ý ở tuần thai thứ 32

Để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình “vượt cạn”, ở tuần thai này, mẹ cần lưu ý những điều sau:

Tiền sản giật

Mẹ hãy cảnh giác với các triệu chứng như sưng bọng mắt, đau bụng trên, thay đổi thị lực, đau đầu, tăng cân đột ngột. Bởi đây là những dấu hiệu của một rối loạn thường gặp khi mang thai, được gọi là tiền sản giật. Biến chứng này gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, mẹ có thể bị co giật, mất ý thức. Trong khi đó, thai nhi có thể chào đời sớm hơn dự kiến, dẫn đến thiếu cân.

Đếm bé đạp

Thai nhi thường tỉnh táo hơn khi mẹ được nghỉ ngơi. Vì vậy, thời điểm lý tưởng đến đếm số lần bé đạp là khi mẹ nằm xuống. Việc này giúp mẹ đảm bảo bé vẫn khỏe mạnh. Vì vậy, mẹ nên duy trì thói quen đếm ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Mẹ có thể đếm bất kỳ chuyển động nào của bé: cú lộn nhào, huých nhẹ hay cuộn tròn. Nếu như không được được 10 lần chuyển động trong 1 giờ, thì có thể bé yêu đang nghỉ ngơi. Ngược lại, nếu có ít hơn 10 chuyển động trong vòng 2 giờ, hãy tìm gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra nhé!