Tây du ký thời hiện đại

     
Video Thời sự Tôi viết Thế giới Văn hóa Giải trí Thể thao Đời sống Tài chính - Kinh doanh Giới trẻ Giáo dục Công nghệ Game Sức khỏe Xe Thời trang trẻ Bạn đọc Bạn cần biết
Video Thời sự Thế giới Tài chính - Kinh doanh Đời sống Văn hóa Giải trí Giới trẻ Giáo dục Thể thao Sức khỏe Công nghệ Xe Game Thời trang trẻ Bạn đọc
*

Tôn Ngộ Không cầu cứu Hỏa Đức quân. Tranh khắc gỗ Nhật Bản thời Edo


Mặc dù hiện nay một số nhà nghiên cứu cho rằng quan điểm của Thịnh Vu Tư là không đáng tin. Nhưng điều mà Chu Như Sơn nói bản Tây du ký xuất từ phủ đệ họ Chu là tương hợp với lời tựa trong bản in cổ nhất còn giữ được của Tây du ký. Lời tựa đó cũng cho rằng sách này bắt nguồn từ phiên vương phủ thời Minh. Lúc khắc in sách này, người hiệu đính đã “hiệu đính, chia thành quyển, mục rồi khắc ván, phàm 20 quyển”. Điều đó hàm ý rằng bản gốc được đem ra hiệu đính vốn chưa chia thành quyển, mục. Mỗi quyển trong bản in ấy bao gồm 5 hồi, vị chi là 100 hồi. Có phải vì cách chia ấy mà 99 hồi truyện phải tăng thành 100? Đây là nghi vấn chưa được các nhà nghiên cứu làm rõ.

Bạn đang xem: Tây du ký thời hiện đại

Nhà nghiên cứu hiện đại là Hầu Hội cũng đề xuất rằng trường đoạn về nước Ô Kê là do người đời sau biên soạn. Ông cho rằng đến trường đoạn nước Ô Kê thì việc thỉnh kinh chính ra phải đi đến cao trào. Nhưng đột nhiên tác giả lại bỏ ra một hồi chỉ để tả về thiền viện và thầy trò Tam Tạng ngắm trăng ngâm thơ; câu chuyện chợt biến thành dây dưa, rề rà. Lại nữa, con Thanh Mao Sư Tử trong nạn này bị Văn Thù Bồ Tát hàng phục.

Thế nhưng đến hồi truyện về Sư Đà quốc lại là con Thanh Mao Sư Tử ấy tác quái. Văn Thù Bồ Tát hàng phục nó lần hai, nhưng cũng chẳng đả động gì đến lần tác quái trước. Cộng thêm nhiều dấu hiệu khác về phong cách tự sự, kỹ thuật khắc in, kết cấu hồi, quyển; ông cho rằng câu chuyện nước Ô Kê trong nguyên tác Tây du ký quả thực là có, nhưng phần truyện hiện tồn là do người đời sau biên soạn ghép vào. Vì ghép thêm đoạn truyện này vào, nên lại phải cắt bỏ phần truyện về lai lịch của Đường Tam Tạng đi hòng không làm lộ dấu vết tăng bổ.


Mâu thuẫn trường đoạn đại náo thiên cung

Mặc dù ý kiến của Hầu Hội không được học giới nhiệt liệt đồng ý, nhưng về cơ bản nhiều người vẫn cho rằng không thể xem toàn bộ Tây du ký như là một chỉnh thể do một người sáng tác từ đầu đến cuối. Chí ít là những bản in hiện hành đã trải qua chỉnh sửa và có thể là tăng bổ nữa. Một trong những tăng bổ đó có thể chính là trường đoạn Đại náo thiên cung.

Xem thêm: Từ Điển Tiếng Việt " Thực Vật Bậc Cao Là Gì, Thực Vật Bậc Cao Gồm Những Ngành Nào

Hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng trải qua 81 nạn. Trong đó 7 nạn đầu hoàn toàn do Đường Tăng hứng chịu. Thế mà câu chuyện Tây du ký không bắt đầu bởi gốc tích Đường Tăng, mà là gốc tích của Tôn Ngộ Không. Hơn nữa, còn chiếm trọn 7 hồi đầu. Đến hồi thứ 8, Quan Âm Bồ Tát sang Tây Thiên vẫn chưa thấy Đường Tăng đâu. Hồi thứ 9 cũng chưa thấy, mà lại là chuyện Kinh Hà long vương bị chém, Đường Thái Tông gặp nạn (bản sau đời Thanh sửa thành hồi truyện về lai lịch Đường Tăng). Hồi thứ 10 cũng chưa thấy, mà là chuyện Thái Tông du địa phủ.

Hồi thứ 11, Lưu Toàn đi dâng quả dưa. Đến cuối hồi này mới thấy Đường Tăng xuất hiện, và lai lịch chỉ được lược thuật bằng một bài thơ. Điều này hoàn toàn trái ngược với thứ tự của các tác phẩm tiền thân của Tây du ký. Trong Đại Đường Tam Tạng thủ kinh thi thoại khoảng thời Nam Tống, Đường Tăng xuất hiện ở tiết thứ nhất (đã mất). Đến tiết thứ hai, Hầu Hành Giả mới xuất hiện. Trong tạp kịch của Dương Cảnh Hiền, Đường Tăng chiếm trọn hai bổn đầu và Thông Thiên đại thánh Tôn Hành Giả chỉ xuất hiện ở bổn thứ ba.

Nếu xét cấu trúc toàn truyện cũng có mâu thuẫn. Chúng ta dễ thấy rằng Tôn Ngộ Không của 7 hồi đầu đại náo thiên cung không ai chống nổi, nhưng đi thỉnh kinh gặp bọn yêu quái dưới trần thì lần nào cũng bại, phải đi cầu viện khắp nơi, tựa hồ như có hai Tôn Ngộ Không khác nhau. Mà chính Tôn Ngộ Không thứ hai mới phù hợp với hình tượng trong những tác phẩm tiền thân của Tây du ký. Nếu gạt bỏ Tôn Ngộ Không chiếm sóng ở 7 hồi đầu mà thay bằng các hồi truyện về xuất thân của Đường Tăng thì cấu trúc toàn truyện Tây du ký mới trở nên hợp lý. Liệu có tồn tại một bản Tây du ký tiền thân dưới dạng như thế chăng? (còn tiếp)


#Tây du ký #Ngô Thừa Ân #Đường Tăng #Ô kê #Tam tạng #Hiệu đính #Văn Thù Bồ Tát #Đại náo thiên cung #Phủ đệ #Thỉnh kinh

Hơn 1 năm sử dụng XL7: Quá xứng đáng!

MSD Việt Nam nhận giải thưởng ‘Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp’

Lava Digital và Dailymotion trở thành đối tác thương mại độc quyền tại Việt Nam

SeABank tự hào được vinh danh ‘Ngân hàng của năm’ 2021

Ngân hàng, bán lẻ bứt phá tăng trưởng nhờ robot tự động hóa

Bí quyết khởi động một năm mới tràn đầy năng lượng của giới trẻ

Phục hồi, ‘bình thường hóa’ sản xuất F&B trong và hậu Covid-19