Tàu vũ trụ phương đông

     

Cách đây 59 năm, chuyến bay lịch sử vòng quanh Trái Đất của phi hành gia Yuri Gagarin trên tàu vũ trụ Vostok-1 đã gây chấn động toàn thế giới. Vào thời điểm những năm 1960, vũ trụ vẫn còn rất nhiều bí ẩn đối với các nhà khoa học, đồng nghĩa với việc Yuri Gagarin đã vượt qua được thử thách nguy hiểm nhất của nhân loại khi đó.


Mặc dù trước đây, Liên Xô đã có nhiều thử nghiệm thành công với động vật, một chuyến bay của con người vẫn ẩn chứa vô số rủi ro. Vì tính chất nguy hiểm và bí mật của nhiệm vụ này, sau khi được lựa chọn, Yuri Gagarin đã viết sẵn một bức thư tuyệt mệnh. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra, bức thư sẽ được chuyển đến gia đình ông.

Bạn đang xem: Tàu vũ trụ phương đông

Tính đến thời điểm năm 1961, giới khoa học không thể biết rõ sự cố gì sẽ xảy ra trong quá trình bay, hay phi hành gia sẽ phải chịu những tác động nào lên cơ thể cũng như tâm lý. Do đó, con tàu Vostok-1 được điều khiển từ mặt đất và Yuri Gagarin chỉ có thể can thiệp trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng, để chiếm quyền điều khiển, Yuri Gagarin phải nhập một mật mã nằm trong chiếc phong bì mà ông được nhận trước khi phóng. Theo trang mạng Russia Beyond, mật mã là kết quả của một phép tính số học, được thiết kế sao cho phi hành gia chỉ có thể giải đáp được khi thật sự bình tĩnh.

*
*
*
*
Yuri Gagarin mỉm cười hạnh phúc cùng tàu Phương Đông 1 khởi hành bay vào vũ trụ. Ảnh tư liệu.

Trong suốt thời gian bay, Yuri Gagarin báo cáo trung tâm chỉ huy rằng, ông cảm thấy ổn và cảm giác không trọng lực không gây ảnh hưởng đến hoạt động của mình. Tuy nhiên, khi trở về Trái Đất, Yuri Gagarin gặp phải một sự cố.

Xem thêm: Kết Quả Bóng Đá Anh Hôm Nay, Kqbd Anh Đêm Nay, Kết Quả Bóng Đá Anh Hôm Nay

Ngay sau khi bắt đầu rơi vào khí quyển, tàu Vostok-1 đã xoay tròn với tốc độ hơn 1 vòng/giây. Tờ New York Times dẫn nguồn tài liệu giải mật cho hay, trung tâm điều khiển chuyến bay đã báo động và chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp. 

May mắn thay, chiếc phong bì chứa mật mã đó đã không được mở ra. Sau 10 phút, cơ chế tự động tách khoang lái với động cơ khởi động thành công, con tàu ngừng quay, lao về phía mặt đất như một viên đạn. Ma sát với khí quyển cùng gia tốc trọng trường lớn khiến vỏ ngoài con tàu bốc cháy dữ dội. Tiếng rạn nứt bắt đầu xuất hiện. Yuri Gagarin lúc này như ngồi trong một “quả cầu lửa”. Mặc dù đã được tính đến, áp lực tâm lý của trải nghiệm như vậy vẫn rất khủng khiếp. 

Khi rơi xuống độ cao 7.000m, theo kế hoạch, Yuri Gagarin khởi động ghế phóng thoát hiểm để nhảy dù do con tàu không có cơ chế hạ cánh. Lúc này, đường ống cấp oxy vào bộ đồ phi hành gia của ông tách khỏi tàu, nhưng cơ cấu lấy không khí từ bên ngoài gặp trục trặc, không thể mở ngay. Người đầu tiên bay lên vũ trụ đã suýt chết ngạt khi vừa điều khiển dù của mình, vừa vật lộn với bộ đồ để lấy không khí. Tuy nhiên, Yuri Gagarin đã khắc phục được lỗi và tiếp đất an toàn. 

Chuyến bay lịch sử của Yuri Gagarin sau đó được các lãnh đạo thế giới ghi nhận là một thành công vĩ đại của Liên Xô, là tiền đề để nhân loại chinh phục không gian. Để có được những chuyến bay thành công sau này, không thể không kể đến lòng dũng cảm của người được coi là anh hùng của cả thế giới.