Tập thể dục quá sức

     
*

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp con người khỏe mạnh và có một thân hình cân đối nhưng nếu tập luyện quá sức sẽ gây ra những tác hại tới sức khỏe.

Bạn đang xem: Tập thể dục quá sức


Những năm gần đây, tập thể dục đã trở thành thói quen của người Việt. Vào buổi sáng sớm, chiều tối tại vườn hoa, công viên, nơi công cộng đâu đâu chúng ta cũng thấy các bậc bô lão, thanh niên, trẻ nhỏ… tập thể dục.

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp con người khỏe mạnh và có một thân hình cân đối nhưng nếu tập luyện quá sức sẽ gây ra những tác hại tới sức khỏe.

Vậy, tập thể thao quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Tập thể thao thế nào là đúng cách?

Tập từ 30 đến 60 phút/ngày.Chọn những bài tập phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi.Không tập quá sức.

Tập thể thao có tác dụng gì cho sức khỏe?

Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.Phòng chống bệnh Parkinson.Làm chậm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.Hạn chế nguy cơ giảm trí nhớ ở người cao tuổi.Tốt cho hệ thống tim mạch,…

Dấu hiệu của việc tập luyện quá sức

Cảm thấy chóng mặt.Tim đập nhanh.Đau ngực.Hơi thở ngắn.Người thấy ớn lạnh.Nhức đầu.Các cơ ê ẩm, nóng hừng hực…

*

Dấu hiệu của tập quá sức là chóng mặt, tim đập nhanh… (Ảnh minh họa)

Tập thể thao quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Gây tổn thương tinh binh ở nam và biến đổi hàm lượng hooc môn ở nữ

Những XY tập luyện quá sức sẽ dẫn đến các thay đổi trong hoóc môn, đồng thời làm suy giảm cả số lượng và chất lượng tinh trùng. Mặc dù những thay đổi này không vĩnh viễn nhưng việc luyện tập nặng vẫn có thể làm giảm khả năng sinh sản của XY.

Tương tự như vậy, những XX tập luyện căng thẳng cũng chịu những biến đổi trong hàm lượng hoóc môn: bạn gái có thể bị tắt kinh hoặc bị nam hoá.

Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu thì chính những tương tác trong não, tuyến yên và các tinh hoàn kiểm soát sự sinh sản đã bị xáo trộn khi cơ thể phải tập luyện đến mức quá tải.

Gây kiệt sức, chấn thương thậm chí tử vong

Hiện tượng khát nước và thấy đói cồn cào, thèm ăn sau khi tập luyện là điều bình thường. Nhưng nếu đã uống rất nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khát, ăn rất nhiều mà vẫn muốn ăn thêm thì đó là dấu hiệu cơ thể bị kiệt sức.

Trong khi vận động, hơi thở gấp, hổn hển là hiện tượng tự nhiên vì mức độ thở tùy vào cường độ vận động mạnh hay yếu. Nhưng nếu đang vận động chừng mực, động tác không mạnh mẽ mà đã thở dốc, thấy nhức đầu và có triệu chứng hoa mắt và chóng mặt thì phải ngừng tập và đi khám bệnh ngay. Nếu cố gắng tập tiếp sẽ dẫn đến đột quỵ, ngất thậm chí là tử vong.

Xem thêm: Bài Tập Cơ Chân Cho Nam, Nữ Giúp Sở Hữu Một Đôi Chân Cơ Bắp, Cuốn Hút

Những lưu ý khi tập luyện thể thao

– Không ăn trước giờ tập (chỉ nên ăn nhẹ trước khi tập từ 1 đến 1,5h) để tránh đầy bụng, đau dạ dày…

– Không nên chơi thể thao trước 5h sáng và 18h (tập quá sớm hoặc quá muộn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, hơn nữa môi trường cũng không thuận lợi trong lúc luyện tập)

– Không được bỏ qua các động tác khởi động (khởi động giúp cơ thể làm quen với sự vận động).

– Bổ sung nước trong khi tập (uống một lượng nhỏ, chia thành nhiều lần, không nên uống nhiều) tránh tình trạng mất nước do vận động nặng, vận động nhiều.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chất đạm, chất béo… trong thực đơn hàng ngày.

– Áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả (bổ sung các loại vitamin: A, D, E, K… các chất khoáng như: đồng, sắt, kẽm…) rất cần cho người chơi thể thao.

Anh N.X.T 25 tuổi (Hà Nội)

“Làm việc tại một công ty truyền thông, với thân hình cân đối, khuôn mặt nam tính anh T trở thành “hot boy” của Công ty. Để giữ gìn sức khỏe và “vóc dáng” của mình, ngoài giờ làm việc anh T chơi thể thao và tập thể hình. Tuy nhiên có một sự kiện mà mỗi khi nghĩ đến anh T vẫn thấy sợ:

Buổi trưa hôm đó, sau giờ ăn, mấy bạn trai rủ nhau chơi trò vật tay. Ai cũng mong mình là người thắng cuộc nên đều cố gắng hết sức. Tuy nhiên, khi anh T chơi xong mặt đỏ bừng, người nóng rực, chảy nước mắt, người mệt và choáng váng sau đó trên cơ thể (từ phần thắt lưng trở lên) xuất hiện những cục máu nhỏ li ti dưới da (biểu hiện giống xuất huyết dưới da)

Sau khi ngồi nghỉ, hiện tượng choáng đã đỡ dần nhưng mặt và phần trên cơ thể hiện tượng xuất huyết dưới da vẫn còn, sau vài ngày mới hết hẳn. Không đi khám bác sỹ để tìm hiểu nguyên nhân nhưng anh T biết mình đã bỏ qua giai đoạn khởi động và đã chơi quá sức dẫn đến hiện tượng trên”

Ý kiến của chuyên gia

Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam

“Ban ngày thuộc dương, ban đêm thuộc âm. Ngày có dương khí nên tốt cho sức khỏe, con người cảm thấy minh mẫn, sảng khoái, làm việc hiệu quả nhất, đêm có âm khí, không tốt cho sức khỏe, con người cảm thấy mệt mỏi, uể oải.

*

Tập thể thao quá sớm hoặc muộn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (Ảnh minh họa)

Thời điểm có dương khí là từ 6h sáng – 5h chiều, trong đó, khoảng thời gian 6h sáng – 12h trưa là lúc dương khí ở đỉnh điểm (khoảng 80%), còn lại, khoảng thời gian sáng sớm và chiều muộn thì có âm khí.

Âm khí vào trong cơ thể qua đường hô hấp và qua các lỗ chân lông. Âm khí rất lạnh. Với trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, phủ tạng chưa hoàn chỉnh, khí âm vào người sẽ gây cảm, viêm phổi, viêm đường hô hấp. Với những người có tiền sử bệnh tim, thận, gan, dạ dày, huyết áp… thì biểu hiện bệnh sẽ nặng hơn. Nếu vô tình không biết sẽ dẫn đến nguy cơ đột quỵ, thậm chí là tử vong ngay khi đang tập. Vì thế, nên hạn chế chơi thể thao trong khoảng thời gian này.

Bác sĩ Trương Công Dũng, Phó khoa Y học Thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM

“Với những bệnh nhân hen suyễn, tim mạch… không nên bỏ thể dục mà cần tìm các môn thể thao phù hợp. Tốt nhất là chọn các môn thể dục nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, chạy cự ly ngắn. Người bệnh tránh tập các môn gắng sức liên tục: thể dục nhịp điệu, chạy đua, đua xe đạp… hoặc chơi các môn thể thao tác động mạnh, cường độ gắng sức cao thuộc về bóng đá, bóng rổ, khúc côn cầu…

Tuy nhiên, trước khi tập luyện, cần khởi động cơ thể khoảng 5 – 10 phút, người lớn tuổi nên khởi động kéo dài hơn. Khởi động từ từ, cường độ gắng sức chỉ ở mức thấp, bắt đầu bằng các động tác nhẹ nhàng, mềm dẻo, hoặc đi bộ. Sau đó, chạy nhanh từng đoạn ngắn khoảng 30 giây, rồi nghỉ 60 giây, lặp lại 2 – 3 lần. Khi gắng sức, phải thở bằng mũi, tránh ngưng gắng sức đột ngột vì có thể nguy hiểm tính mạng cho người đang mắc các bệnh mãn tính”

Lời kết

Để có sức khỏe tốt, thân hình gọn gàng, nhanh nhẹn thì tập thể dục là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, khi tập thể dục, nhất là những người có bệnh cần lưu ý chọn loại hình phù hợp với sức khỏe của mình, không nên tập quá sức, tập khi quá sớm hoặc trời đã khuya dẫn đến cơ thể kiệt sức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.