Tăng lương 2018 cho giáo viên

     

GD&TĐ -Việc điều chỉnh lương của nhà giáo theo nguyên tắc và tiêu chí nào để đảm bảo công bằng và hiệu quả? Cách tăng cụ thể ra sao? Với tư cách chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Văn Vân – Trưởng khoa Luật Thương mại (Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh) trả lời câu hỏi này với 2 phương án được đưa ra.

Bạn đang xem: Tăng lương 2018 cho giáo viên


Đề xuất 2 phương án tăng lương cho nhà giáo

*


GD&TĐ -Việc điều chỉnh lương của nhà giáo theo nguyên tắc và tiêu chí nào để đảm bảo công bằng và hiệu quả? Cách tăng cụ thể ra sao? Với tư cách chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Văn Vân – Trưởng khoa Luật Thương mại (Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh) trả lời câu hỏi này với 2 phương án được đưa ra.

Phương án 1: Điều tiết thu nhập bằng phụ cấp

Phương án 1, theo PGS.TS Nguyễn Văn Vân là giữ nguyên hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hành; điều chỉnh phụ cấp thâm niên cho công bằng; tăng phụ cấp ưu đãi nghề giáo; rà soát hợp nhất các loại phụ cấp khác và dành một phần quỹ lương để chi trả theo vị trí,tính chất và hiệu quả công việc của nhà giáo.

Cụ thể, theo bảng lương hiện nay, thâm niên công tác của nhà giáo đã được phản ánh qua qua việc tăng hệ số lương khi nâng bậc lương theo chu kỳ. Trong khi đó phụ cấp thâm niên công tác được tính theo tỷ lệ % của hệ số lương theo ngạch bậc dẫn đến tình trạng thu nhập của nhà giáo có chênh lệch lớn do yếu tố thâm niên công tác. Để khắc phục tình trạng này, cần điều chỉnh lại tỷ lệ phụ cấp thâm niên công tác theo hướng: nhà giáo mới tuyển dụng được hưởng phụ cấp thâm niên ngày từ năm đầu tiên và thu hẹp mức chênh lệch. .

Cùng với đó, thực hiện rà soát và chuyển một số loại phụ cấp vào phụ cấp ưu đãi nhà giáo để tránh trường hợp phụ cấp chồng phụ cấp.

Tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề giáo so với mức hiện hành. Hiện nay, phụ cấp nhà giáo khoảng 25% đến 50% tùy đối tượng và khu vực, chủ yếu khoảng 30 đến 35%. Nên tính toán thiết kế mức tăng phù hợp với khả năng bố trí nguồn ngân sách, tăng có lộ trình, số tăng phải bù đắp phần phụ cấp thâm niên bị điều chỉnh giảm và chú trọng đặc biệt đến nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học và nhà giáo công tác ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.Phụ cấp này cũng được áp dụng cho cán bộ quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Ngoài ra, cần duy trì một quỹ lương khoảng 20% / tổng quỹ lương để chi trả theo tính chất, vị trí và mức độ hoàn thành công việc của mỗi giáo viên được đánh giá theo năm hoặc theo quý. Tỷ lệ này tăng theo lộ trình khi trình độ quản lý tài chính của cơ sở giáo dục được nâng cao, hệ thống tiêu chí phân loại đánh giá nhà giáo và quá trình đánh giá xếp loại được tiến hành dân chủ, minh bạch và công bằng.

Khẳng định cách làm trên đảm bảo công bằng và khắc phục được những bất cập hiện nay, PGS.TS Nguyễn Văn Vân đồng thời cho biết: Phương án này không hướng đến mục tiêu là xây dựng và duy trì một bảng lương riêng cho viên chức giáo dục, vì như vậy sẽ không đảm bảo tính liên thông, tương thích và khó khăn trong công tác kế toán, bảo hiểm xã hội…

Không tăng đều một hay hai bậc lương cho mọi nhà giáo hoặc tăng mức lương cơ sở vì như vậy sẽ cào bằng, không phát huy tính tính cực và ý nghĩa của việc tăng lương mà chỉ khoét sâu tình trạng cào bằng hiện nay.

Với phương án như trên, phụ cấp là công cụ hữu hiệu đề điều tiết thu nhập và thực hiện nguyên tắc công bằng; do vậy cần sử dụng một cách linh hoạt công cụ này để điều tiết thu nhập của nhà giáo.


*

Phương án 2: Tăng bậc lương

Phương án 2 được PGS.TS Nguyễn Văn Vân đề xuất là: Tăng 1 bậc lương cho tất cả giáo viên THCS, THPT, CĐ-ĐH; tăng 2 bậc lương cho tất cả giáo viên mầm non, tiểu học. Các phụ cấp tăng tương ứng theo tỷ lệ tăng của lương cơ bản và vẫn duy trì một quỹ lương khoảng 20% /tổng quỹ lương để chi trả theo tính chất, vị trí và mức độ hoàn thành công việc của mỗi giáo viên được đánh giá theo năm hoặc theo quý.

Xem thêm: Viện Công Nghệ Vũ Trụ Việt Nam, Chương Trình Khoa Học Vũ Trụ

Chi tiết phương án này như sau: Đối với giáo viên tiểu học và giáo viên mầm non (ngạch viên chức loại B) nếu đang công tác: điều chỉnh tăng 2 bậc so với bậc lương đang hưởng.

Đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu họckhi tuyển dụng sẽ được xếp lương khởi điểm ở bậc 3 trong ngạch tương ứng.

Đối với nhà giáo còn lại (Giáo sư/phó giáo sư/giảng viên cao cấp - ngạch A3 nhóm 1 (A3.1), giảng viên chính - ngạch A2 nhóm 1 (A2.1); giáo viên trung học cao cấp - ngạch A2 nhóm 2 (A2.2); giảng viên/giáo viên trung học - ngạch A1; giáo viên trung học cơ sở - ngạch A0) nếu đang công tác: điều chỉnh tăng 1 bậc so với bậc lương đang hưởng, tức được hưởng bậc lương liền kề sau bậc lương đang hưởng.

Đối với nhà giáo thuộc nhóm trên nhưng mới tuyển dụng sẽ được xếp lương khởi điểm ở bậc 2 trong ngạch tương ứng.

Ví dụ: áp dụng phương án này cho trường hợp mới tuyển dụng:

Lương hiện tại

Lương mới

Số tiền tăng thêm (đồng/tháng)

Vị trí

Viên chức loại

Bậc lương

Tiền lương

Bậc lương

Tiền lương

Giáo sư, giảng viên cao cấp

A3.1

6.20

8.060.000

6.56

(tăng 01 bậc)

8.528.000

460.000

Phó giáo sư – gv chính

A2.1

4.40

5.720.000

4.74

(tăng 01 bậc)

6.162.000

442.000

Giáo viên TH cao cấp

A2.2

4.00

5.200.000

4.34

(tăng 01 bậc)

5.642.000

442.000

Giảng viên/ Giáo viên TH

A1

2.34

3.042.000

2.67

(tăng 01 bậc)

3.471.000

429.000

Giáo viên trung học cơ sở

A0

2.10

2.730.000

2.41

(tăng 01 bậc)

3.133.000

403.000

Giáo viên tiểu học/ Giáo viên mầm non

B

1.86

2.418.000

2,26

(tăng 02 bậc)

2.938.000

520.000

Theo PGS Nguyễn Văn Vân, việc tăng bậc lương cho nhóm viên chức nhà giáo là nhằm thực hiện qui định đảm bảo lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương của viên chức nhà nước. Do vậy, ở trong cùng một nhóm/nhóm ngạch, viên chức nhà giáo được xếp vào bậc cao hơn thể hiện sự ưu tiên của viên chức nhà giáo so với các viên chức khác.

Giáo viên mầm non, tiểu học tăng 2 bậc do khoảng cách hệ số giữa các bậc ở ngạch viên chức loại B, không cao, nên nếu tăng 1 bậc thì số tiền tăng lên không lớn; thêm đó, đặc thù công việc của giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học khá nặng nề nên cần tăng 2 bậc.

Với phương án lương như trên, PGS Nguyễn Văn Vân cũng cho rằng, nên điều chỉnh lại tỷ lệ phụ cấp thâm niên công tác để giảm mức chênh lệch quá lớn như hiện nay. Rà soát và chuyển một số loại phụ cấp vào phụ cấp ưu đãi nhà giáo để tránh trường hợp phụ cấp chồng phụ cấp. Giữ nguyên mức phụ cấp ưu đãi nghề giáo hiện hành.

Đồng thời, duy trì một quỹ lương khoảng 20% /tổng quỹ lương để chi trả theo tính chất, vị trí và mức độ hoàn thành công việc của mỗi giáo viên được đánh giá theo năm hoặc theo quý. Tỷ lệ này tăng theo lộ trình khi trình độ quản lý tài chính của cơ sở giáo dục được nâng cao, hệ thống tiêu chí phân loại đánh giá nhà giáo và quá trình đánh giá xếp loại được tiến hành dân chủ, minh bạch và công bằng.

“Cách làm này đơn giản trong triển khai thực hiện nhưng chưa thật sự khắc phục tình trạng cào bằng” – PGS Nguyễn Văn Vân nhận định.