Tắm sáng sớm có tốt không

     

Cùng với việc thưởng thức một tách cà phê, có nhiều người có thói quen tắm vào buổi sáng thay vì buổi tối. Vậy, thói quen này liệu có hợp lý theo khoa học hay không? Bạn có nên tắm vào buổi sáng sớm? Những mặt lợi và hại của nó như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo thông tin có trong bài viết sau đây.

Bạn đang xem: Tắm sáng sớm có tốt không

Tắm là một hoạt động thường ngày rất bình thường giúp làm sạch cơ thể. Nhưng không phải ai cũng biết tắm vào thời điểm nào tốt nhất cho cơ thể.

Có nên tắm vào sáng sớm

Bạn là người bận rộn, thường phải rời nơi làm việc khi thành phố đã tắt đèn, khi trở về nhà bạn chỉ muốn ngủ ngay một giấc thật sâu. Sáng hôm sau khi thức dậy, sau khi tập thể dục bạn tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ và bắt đầu một ngày làm việc mới tràn đầy năng lượng. Và theo các chuyên gia, bạn có thể tắm vào buổi sáng với nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Dưới đây là một số lợi ích khi bạn tắm vào buổi sáng, cụ thể như sau:

- Giúp cải thiện lưu lượng máu: thói quen tắm vào buổi sáng giúp hỗ trợ dòng chảy lên bề mặt da giúp cải thiện lưu lượng máu rất tốt. Bởi, khi tuần hoàn máu kém có thể khiến bạn cảm thấy lạnh hoặc tê bì chân tay, điều này dẫn tới nhiều hệ lụy đến sức khỏe.

- Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi: cho dù bạn đã ngủ bao nhiêu tiếng vào buổi tối đi chăng nữa thì việc tắm vào buổi sáng có tác dụng rất tốt giúp dây thần kinh trung ương kích thích tuyến thượng thận, tăng cường năng lượng cho ngày mới.

- Tắm buổi sáng giúp loại bỏ vi khuẩn: theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tắm vào buổi sáng có thể giúp cơ thể sản xuất nhiều tế bào bạch cầu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bạn, chống lại các tác nhân gây bệnh, điển hình là loại virus, vi sinh vật khác.

- Tác dụng giảm đau: bạn có biết, nếu như tiếp xúc với nước lạnh sẽ làm cho các mạch máu co lại, tác dụng giảm tình trạng sưng đau phù nề rất hiệu quả.

- Giúp bạn tỉnh táo trước giờ làm việc: theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tắm vào buổi sáng có tác dụng tăng nhịp tim, nhịp hô hấp, tăng cường trao đổi chất rất tốt

- ……..

Như vậy có thể kết luận tắm vào buổi sáng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi tắm vào buổi sáng để mang lại nhiều lợi ích nhất có thể.

+ Hút thai xong có được tắm không?

+ Tắm đêm có tốt không?

Những điểm cần chú ý khi tắm vào buổi sáng

Khi tắm vào buổi sáng, bạn cần phải tắm đúng cách, do đó cần chú ý đến những quy tắc sau đây:

- Không nên tắm ngay sau khi đi tập thể dục, khi cơ thể đang đổ mồ hôi. Cần phải nghỉ ngơi sau khi tập luyện khoảng 20 phút trước khi tắm. Bởi lẽ, tắm lúc cơ thể hoạt động mạnh sẽ có nguy cơ các mạch máu bị giãn ra đột ngột, dẫn tới đau tim hoặc đột quỵ.

Xem thêm: Thủ Tục Đăng Ký Xe Ô Tô Mới Nhất 2020, Quy Trình Đăng Ký Xe Ô Tô

- Không nên tắm buổi sáng khi cơ thể đang rơi vào trạng thái mệt mỏi, không được khỏe hoặc có triệu chứng ốm. Vì như vậy, bạn có thể bị nặng hơn, có thể ốm hoặc cảm sốt ngay sau đó.

- Không nên tắm khi ăn no: nếu như bạn có thói quen ăn sáng sau khi tắm thì nên thay đổi ngay. Vì tắm sau khi ăn no sẽ khiến lượng máu dồn về dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn tắm lúc này có thể làm chậm tiến trình tiêu hóa, gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.

Điều cuối cùng bạn cần chú ý đó là vào mỗi mùa sẽ có nền khí hậu khác nhau. Tùy vào nền khí hậu mà bạn lựa chọn thời điểm tắm. Vào mùa lạnh nếu tắm vào buổi sáng cần tắm với nước ấm, tránh gió lùa và nếu mùa hè oi bức thì bạn hoàn toàn có thể tắm nước mát vào buổi sáng.


*
Bác sĩ Trương Thị Vân

+ Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I chuyên ngành Sản Phụ khoa.

+ Hoàn Thành khóa luận Thạc sĩ

+ Nguyên trưởng khoa Sản - Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội.

+ Từng làm việc tại Sở Y tế Hà Nội.

+ Từng làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế Cộng đồng 193C1 Bà Triệu.

+ Hiện đang công tác và làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế, địa chỉ số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.

+ Chuyên thăm khám và điều trị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung...

+ Thăm khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà...

+ Tư vấn kế hoạch hóa gia đình; đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi bằng 2 phương pháp (phá thai bằng thuốc và hút thai chân không)