Tầm quan trọng của giáo dục mầm non

     

Và ba mẹ cần làm thế nào để trẻ được “giáo dục sớm” một cách tốt nhất và hiệu quả nhất?

Từ 0 đến 8 tuổi được xem là giai đoạn trẻ có năng lực hấp thụ kiến thức mạnh mẽ. Những kiến thức khi được tiếp nhận thời gian này sẽ được ghi nhớ vào tiềm thức của trẻ một cách nguyên vẹn; theo thời gian những kiến thức này sẽ trở thành khả năng vận hành năng lực suy nghĩ, năng lực tư duy và năng lực sáng tạo. Cũng chính vì vậy mà giáo dục sớm ra đời để góp phần tạo nên sự phát triển toàn diện cho bé.

Bạn đang xem: Tầm quan trọng của giáo dục mầm non

Vậy giáo dục sớm là gì?

Giáo dục sớm không phải là nhồi nhét kiến thức cho trẻ, ép trẻ học chữ, học toán từ sớm để trẻ thông minh mà đặt trẻ vào môi trường thực nghiệm, năng động, với sự hỗ trợ của giáo viên thông qua các bài học thú vị, trò chơi vui nhộn giúp các tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ và làm tiền đề cho sự học hỏi, tư duy và sáng tạo của trẻ sau này.

*

Bên cạnh đó, giáo dục sớm không phải là phương pháp mang tính bó buộc chỉ mong con trở thành thiên tài mà chỉ giúp trẻ phát triển tối đa những tố chất và tài năng tiềm ẩn của trẻ cũng vì vậy mà tuổi càng ít, bé sẽ dễ trau dồi và phát triển toàn diện hơn.

Xem thêm: Phim Thượng Quan Uyển Nhi - Thượng Quan Uyển Nhi 1998 Tập 01

Giáo dục sớm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Nhiều nghiên cứu cho thấy giáo dục sớm có tác động rất tích cực đến giáo dục tổng thể của một con người. Khi áp dụng các phương pháp giáo dục sớm, lợi ích đầu tiên ba mẹ có thể thấy được ở trẻ đó là sự thay đổi trong cách trẻ ứng xử với môi trường xung quanh. Trẻ trở nên tự tin hơn mỗi khi tiếp xúc với môi trường mới, linh hoạt hơn, không còn e dè, nhút nhát, biết bộc lộ cảm xúc một cách rõ ràng và bộc lộ khả năng của bản thân ở một số lĩnh vực nhất định. Không những thế, trẻ khi được giáo dục sớm còn phát triển kỹ năng đọc tốt hơn, lượng từ vựng phong phú hơn và những kỹ năng toán học cơ bản tốt hơn những trẻ không tham gia phương pháp này.

*

Làm thế nào để trẻ nhận được 1 nền giáo dục sớm tốt nhất?

Việc chú ý đến tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau là rất quan trọng. Việc nhồi nhét kiến thức cho trẻ là điều không nên bởi điều đó gây áp lực và khiến trẻ sợ học. Chính vì thế, tạo môi trường cho trẻ được học mà chơi, chơi mà học để trải nghiệm những kiến thức mới, tự rút ra bài học cho bản thân, thích thú với sự khám phá, kích thích sự tò mò tìm tòi và học hỏi là cách mang giáo dục sớm đến với trẻ. Mọi sự cố gắng của giáo dục sớm, các chương trình kỹ năng sống đều với mục tiêu giúp trẻ nắm bắt được cơ hội để phát triển những năm đầu đời.

*

Chương trình giáo dục Mầm non Quốc tế iBS là chương trình giáo dục bản quyền của Anh Quốc, không chỉ là giáo dục mầm non mà trường còn giúp cho trẻ nhỏ phát triển não bộ, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng sống và làm giàu kiến thức cho trẻ những năm đầu đời. Đây là chương trình được công nhận trên toàn thế giới bổ sung tích cực nhất cho trẻ hoàn thiện được bản thân. Ba mẹ muốn kích thích, rèn luyện và phát triển tốt chất của con em mình, ba mẹ nên tích lũy kiến thức từ giáo dục sớm với chương trình giáo dục mầm non quốc tế iBS ngay hôm nay.