Tâm lý học tiểu học

     

Trẻ tiểu học nằm ở độ tuổi từ 6 - 11 có những đặc trưng riêng biệt về tâm lý so với học sinh lứa tuổi khác. Nếu nắm được tâm lý của trẻ thì ba mẹ và thầy cô có thể hiểu và đồng hành cùng con tốt hơn. Cùng tiengtrungquoc.edu.vn khám phá 7 đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học tiêu biểu để trẻ giai đoạn này có những điểm gì đặc trưng và cần chú ý nhé!

7 Đặc điểm tâm lý tiêu biểu của học sinh tiểu học

*

Dễ xúc động

Đặc điểm đầu tiên mà ba mẹ cần chú ý khi có con ở độ tuổi học sinh tiểu học chính là bé có nhiều cảm xúc đối với thế giới xung quanh. Cụ thể, bé dễ cảm thấy xúc động trước những thứ mà bé tiếp xúc. Với sự vật, hiện tượng, con người cụ thể, bé thường biểu hiện thái độ, cảm xúc trực tiếp ra bên ngoài.

Bạn đang xem: Tâm lý học tiểu học

Đây cũng là tâm lý học trẻ em lứa tuổi tiểu học nổi bật nhất mà ba mẹ chỉ cần quan sát là có thể nhận ra rõ rệt. Ngoài ra, bé thường khó kiểm soát được tư tưởng, tình cảm của bản thân trước sự vật, sự việc khác. Ví dụ: Bé buồn thì bé sẽ khóc luôn, bé giận bé hét lên và bé vui thì chắc chắn bé sẽ có hành động thể hiện niềm vui đó.

Các chuyên gia khẳng định tâm lý của học sinh tiểu học giai đoạn này mới hình thành, chưa bền vững, có những tình cảm mới xuất hiện nhưng chưa kiểm soát được. Các bé thường thay đổi tâm trạng rất nhanh ngay lập tức, đang buồn có thể trở nên vui và ngược lại, thiên về tình cảm, cảm xúc xúc động là chính.

Hay ghen tỵ

Đặc điểm tiêu biểu thứ hai ở học sinh tiểu học chính là bé hay ghen tỵ với người khác. Thông thường bé thường biểu hiện rõ ràng ra sự ghen tỵ đó ra bằng lời nói và hành động.

*

Học sinh tiểu học thường ghen tị về những điều rất nhỏ từ nhà trường cho đến gia đình. Bé có thể ghen tỵ khi em được đi chơi còn mình thì phải học bài, con được ở nhà còn mình phải đi học, ghen tị ở trường khi bạn đạt điểm cao hơn, bạn có cặp đẹp hơn, có váy xinh hơn…

Ba mẹ cần quan sát điều chỉnh và hướng dẫn sao cho bé điều khiển cảm xúc theo hướng tích cực, tránh để việc ghen tị thành cảm xúc, tính cách ích kỷ khi bé lớn lên và trưởng thành.

Thích khám phá điều mới mẻ

Ba mẹ cần chú ý thời điểm bé học tiểu học cũng là lúc con học được nhiều điều mới nhất. Ba mẹ có thể nhận thấy bé vẫn còn hồn nhiên, vô tư. Chủ yếu bé nhận thức cảm tính muốn nhìn thấy cái mới từ bên ngoài nhưng chưa thực sự sâu sắc để nhìn nhận sự việc từ bản chất.

Trẻ vẫn rất hiếu động nên thường sẽ khám phá thêm các kỹ năng mới trong quá trình lớn lên. Nắm được tâm lý tiểu học thì ba mẹ và thầy cô có thể hướng cho con học thêm những điều bổ ích rất hiệu quả như học tiếng Anh, học các môn năng khiếu, học những kỹ năng mới trong cuộc sống như làm việc nhà, làm việc nhóm, thuyết trình.

Thích được khen ngợi

Bất kỳ một đứa trẻ nào cũng thích được khen ngợi và công nhận. Và đối với tâm lý học sinh tiểu học thì điều này càng thể hiện rõ rệt. Bé có nhu cầu được khen ngợi nhiều ngợi nhiều hơn các bé ở lứa tuổi lớn hơn.

Chỉ cần được khen là bé cảm thấy mình đã làm được việc rất lớn và hoàn toàn có thể điều khiển bé. Nắm được đặc điểm tâm lý này, ba mẹ nên dành những lời khen tặng chân thành giúp con hoàn thiện mình tốt hơn. Khi bé đạt điểm cao, khi con làm việc nhà, khi con ngoan, khi con giúp mẹ…hãy khen con nhé!

Hay sợ hãi

Điều tiếp theo mà các mẹ cần chú ý khi có con ở độ tuổi này chính là bé rất hay sợ hãi. Chỉ cần một điều rất nhỏ cũng làm cho tâm lý của bé bị ảnh hưởng. Bé thường biểu hiện việc sợ hãi ra bên ngoài rất rõ rệt.

*

Đây là đặc điểm về tâm lý trẻ em tiểu học cơ bản nhất mà ba mẹ cần biết. Khi bé có biểu hiện sợ hãi cần tìm hiểu nguyên nhân, động viên, an ủi và chia sẻ cùng bé. Sau đó, ba mẹ cần cùng con giải quyết nỗi sợ đó để con cảm thấy an toàn và tin tưởng hơn. Vì tâm lý trẻ thời điểm này vẫn chưa bền vững.

Đôi lúc rụt rè

Đặc điểm tiếp theo ở tâm lý học sinh tiểu học chính là sự nhút nhát, rụt rè. Bởi vì bé vẫn còn hồn nhiên, ngây thơ nên việc rụt rè trước những việc mới lạ là điều dễ hiểu. Nhất là với những trẻ ít tiếp xúc với chỗ lạ, chỗ đông người thì càng nhút nhát hơn.

Để cải thiện điều này thì ba mẹ cần tạo điều kiện và cơ hội để con tiếp xúc với chỗ đông người, với những người lạ một cách an toàn. Hạn chế cho con tiếp xúc với điện thoại hay các thiết bị điện tử, để con làm quen với thế giới bên ngoài nhiều hơn. Điều này rất tốt cho sự phát triển của bé.

Thay đổi tâm trạng thường xuyên

Như đã nói, tâm lý trẻ tiểu học thay đổi liên tục và thường xuyên vì chưa có tính bền vững. Bé thường biểu hiện thái độ bất thường trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vì ba mẹ cần dành thời gian quan tâm đến bé để đoán biết sự thay đổi đó.

Bé có thể đang vui nhưng lại buồn sau đó, bé có thể đang khóc nhưng sau đó lại cười ngay lập tức. Học sinh tiểu học vẫn còn nét hồn nhiên, ngây thơ và trẻ con nên sẽ có tâm lý như vậy. Chỉ cần nắm bắt được thì ba mẹ có thể hiểu con đơn giản hơn.

Xem thêm: 6 Giờ Nhạc Cho Trẻ 1 Tháng Tuổi Nhạc Cho Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon Phát Triển

Những điều ba mẹ nên làm khi con ở độ tuổi tiểu học

Trò chuyện với con nhiều hơn

Để giúp ba mẹ có thể hiểu tâm lý học sinh tiểu học thì ba mẹ cần dành thời gian để trò chuyện với con nhiều hơn. Trừ những lúc con đi học thì khi ở nhà, ba mẹ cần gần gũi để chia sẻ nhiều hơn với con.

Chỉ cần ba mẹ quan tâm hỏi han về chuyện trường lớp, học tập, chuyện bạn bè thì bé đã có cơ hội để chia sẻ. Ba mẹ cần biến mình trở thành một người bạn của con để bé tin tưởng và thấu hiểu con nhiều hơn.

*

Tâm sự và chia sẻ với con về giới tính

Tiểu học là lứa tuổi từ 6 - 11, đây là giai đoạn quan trọng trong hành trình phát triển của bé. Vì bé thường sẽ dậy thì vào giai đoạn này và đầu năm cấp 2. Bởi thế, thời điểm này là lúc thích hợp nhất để ba mẹ dạy con về giới tính.

Tâm lý học sinh tiểu học thường biểu hiện về giới tính một cách tò mò. Bé thường băn khoăn về sự khác nhau giữa trai và gái, tại sao có những bé lại cao lớn, phổng phao và có thay đổi về tâm sinh lý. Để giúp bé hiểu được điều này thì từ khi lên lớp 1, ba mẹ cần chia sẻ về giới tính để con hiểu.

Đồng thời, dạy bé về giới tính và các biện pháp bảo vệ bản thân trước nạn xâm hại tình dục cũng là cách cơ bản nhất để bảo vệ cơ thể của con. Điều này giúp con hình thành nhận thức đúng đắn về giới tính, biết giữ khoảng cách với bạn khác giới, biết bảo vệ bản thân và không cho phép người khác chạm vào vùng nhạy cảm.

Tạo điều kiện và môi trường cho con giao tiếp bạn bè

Việc tiếp theo mà các ba mẹ có con học sinh tiểu học cần biết đó là cần tạo điều kiện thuận lợi để con giao tiếp với bạn bè càng nhiều càng tốt. Bởi vì, đây là kỹ năng giao tiếp quan trọng giúp con tự tin, hòa đồng hơn trong cuộc sống.

Bé càng giao tiếp tốt thì bé càng có kết quả học tập tốt. Hơn nữa, khi trò chuyện với bạn bè, sẽ sẽ tự tin hơn, chủ động hơn, bớt nhút nhát, sợ hãi hơn. Việc này có lợi cho các mối quan hệ của bé khi đến trường. Bé sẽ có thêm nhiều người bạn để chia sẻ và vui chơi giúp con có một tuổi thơ hồn nhiên và vui vẻ đúng nghĩa.

Cho con học thêm nhiều kỹ năng cần thiết

*

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là chìa khóa để con thành công hơn trong cuộc sống. Thông thường với những trẻ giao tiếp tốt, hoạt ngôn thường tự tin hơn. Điều này giúp bé có kết quả học tập tốt hơn, được bạn bè thầy cô quý mến và chú ý hơn.

Để giúp con, ba mẹ cần nói chuyện hàng ngày với con, chia sẻ với con. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho con giao tiếp, vui chơi với những đứa trẻ học cùng, bằng tuổi để bé được giao lưu nhiều hơn.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Kỹ năng quan trọng tiếp theo mà ba mẹ cần chuẩn bị cho bé ở học sinh tiểu học chính là kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Bởi vì, đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học hiện tại đang rất khó kiểm soát cảm xúc, bé thường thể hiện thái độ trực tiếp với những điều bé thích hoặc không thích.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc và tâm trạng giúp bé trưởng thành hơn, biết suy nghĩ trước khi nói hoặc hành động. Để học kỹ năng này, bé cần làm quen với các tình huống khác nhau và được hướng dẫn xử lý tình huống đó đúng cách. Ba mẹ cần làm gương cho con học thêm trong các bước kiểm soát cảm xúc.

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng tiếp theo mà ba mẹ cần trang bị cho bé là kỹ năng thuyết trình tức là trình bày vấn đề, thể hiện những suy nghĩ được trình bày một cách logic và có liên kết. Kỹ năng thuyết trình tốt sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng khác như: giao tiếp, kiểm soát tình huống, xử lý tình huống.

Ba mẹ có thể tự dạy kỹ năng này cho con bằng cách tập thuyết trình cho bé tại nhà. Cách này thể hiện bằng cách bé bắt chước cách ba mẹ làm và làm theo. Nếu bé chưa tự tin hãy động viên con và giúp con chủ động hơn. Nên chọn chủ đề thuyết trình hứng thú như đồ ăn, đồ chơi, các bài hát bé yêu thích…

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng cuối cùng dựa vào tâm lý học sinh tiểu học để điều chỉnh cho con bằng cách làm việc nhóm. Việc hình thành và phát triển kỹ năng này giúp bé hòa đồng hơn, tự tin hơn, chủ động hơn và biết hợp tác với người khác tốt hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm còn khuyến khích bé lãnh đạo, thống nhất trong nhóm. Kỹ năng này sẽ đóng góp vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé.

Như vậy, tiengtrungquoc.edu.vn đã chia sẻ đến ba mẹ những đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học cơ bản nhất giúp ba mẹ hiểu hơn về tâm lý và cảm xúc của trẻ ở giai đoạn này. Đồng thời từ đó ba mẹ có biện pháp hỗ trợ và giúp đỡ bé phát triển toàn diện hơn. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích được cho các ba mẹ có con ở độ tuổi tiểu học nhé!