Tại sao phải đổi mới quản lý giáo dục

     

Sự thay đổi phản ánh sự tất yếu của đổi mới giáo dục và đào tạo trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ. Giáo dục và đào tạo hiện nay đang phát triển theo hướng đảm bảo chất lượng, trường học tự chủ và quản lý thay đổi. Từ việc phân tích những thách thức của quản lý giáo dục trong bối cảnh phát triển, chúng tôi xác định một số vấn đề quản lý thay đổi và đề xuất các giải pháp quản lý thay đổi để giúp các nhà quản lý thay đổi nhận thức và đổi mới phương pháp quản lý theo hướng hiệu quả và chất lượng. Từ khóa: quản lý giáo dục, quản lý sự thay đổi, đảm bảo chất lượng, văn hóa nhà trường.

Bạn đang xem: Tại sao phải đổi mới quản lý giáo dục

Bạn đang xem: Tại sao phải đổi mới quản lý giáo dục


*

0 SHARES 7.6k VIEWS Share on FacebookShare on Twitter Đặt vấn đề

Đổi mới căn bản, toàn diên giáo dục – đào tạo đặt ra yêu cầu tái cấu trúc nền giáo dục nằm đáp ứng nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình này, quản lý giáo dục đóng vai trò đầu tàu để vận hành cả một hệ thống giáo dục vận hành theo đúng hướng và đi đến đích. Để hệ thống này được thay đổi theo hướng tích cực, hiện đại và hiệu quả thì phải thay đổi phương thức hoạt động quản lý giáo dục, đòi hỏi các nhà chức trách địa phương và những người quản lý ở các trường học được đầu tư phát triển các kỹ năng để giúp họ thực hiện một cách có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình. Nếu như quản lý nhà trường theo phương thức truyền thống tuân thủ những quy định mang tính chất pháp lý được xây dựng dựa trên cái chung nhất để có khả năng áp dụng thực thi trên diện rộng thì quản lý sự thay đổi là sự thay đổi phương thức quản lý để quản lý những con người thực thi sự thay đổi đặt ra từ chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Trong bài viết này, chúng tôi xác định tính tất yếu của sự thay đổi trong giáo dục và đưa ra một số giải pháp về quản lý sự thay đổi trong nhà trường để góp thêm sức gió vào cơn bão đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam.

Xu hướng thay đổi

2.1. Xu hướng đảm bảo chất lượng

Giáo dục hiện đại có sự dịch chuyển mục tiêu, từ việc đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí mang tính xã hội sang đáp ứng nhu cầu người học như một khách hàng. Người học như một khách hàng được các nước Tây Âu đưa vào phát triển chất lượng giáo dục trong những năm 80 và 90 của thế kỷ XX để hướng tới các quyền lợi của khách hàng, trong đó (dẫn theo C.Jain và N. Prasad):

– Họ có quyền sử dụng các sản phẩm và dịch vụ giáo dục và mong muốn có được sản phẩm và dịch vụ tốt hơn trong tương lai.

– Họ có quyền lựa chọn những dịch vụ giáo dục tốt và phù hợp với điều kiện kinh tế của họ.

– Họ hiểu rõ quyền của mình trong mọi trường hợp.

Những gì mà việc đảm bảo chất lượng giáo dục thỏa mãn nhu cầu khách hàng không làm được ở những năm cuối của thế kỷ XX thì phải được hoàn thiện trong thế kỷ XXI bởi nó là xu thế của sự phát triển.

Nhà trường trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay vừa phải đáp ứng các chính sách xã hội vừa phải cạnh tranh chất lượng để tồn tại. Việc đa dạng hóa các loại hình trường học chưa phải là giải pháp tốt nhất để phát triển giáo dục mà trong mỗi trường học trong sự phát triển của mình phải đảm bảo cân bằng các mục tiêu xã hội và thị trường, dân sinh và dịch vụ. Xu hướng này đòi hỏi các nhà lãnh đạo và người quản lý trường học phải chuyển đổi từ phương pháp quản lý nhà trường như một tổ chức xã hội sang phương pháp quản lý chất lượng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

2.2. Xu hướng trường học tự chủ

Vấn đề tự chủ trong quản lý trường học không còn là mối quan tâm của nhà chính trị và cộng đồng mà nó đang trở thành hiện thực ở các nền giáo dục tiên tiến bởi xuất phát từ ý thức chính trị “việc quản lý sát hơn đối với người dân thì người dân càng có cơ hội chịu trách nhiệm về nhu cầu và mong muốn của mình” (Davies and Hentschke: 32). Hiện nay ở Việt Nam, tự chủ trong quản lý nhà trường đang ở giai đoạn thử nghiệm và mang tính chất thăm dò nhiều hơn là phổ biến và vấn đề quản lý sự thay đổi chưa được coi là yếu tố then chốt của quản lý chất lượng. Việc làm trước mắt là phân loại các loại trường học và phân định tiêu chuẩn về chất lượng của trường học để làm cơ sở cho các quyết định về tự chủ trong quản lý nhà trường. Chỉ khi nhận được quyền tự chủ trong quản lý thì quản lý sự thay đổi trong nhà trường mới có điều kiện để thực hiện.

2.3. Xu hướng quản lý sự thay đổi

Nếu như những năm cuối của thế kỉ XX, trên thế giới xuất hiện các hướng tiếp cận quản lý nhà trường như: quản lý chất lượng toàn diện (TQM), quản lý đảm bảo chất lượng với các mô hình như: AUN, BS 5750/ ISO 9000, EFQM,… thì những năm gần đây, tiếp cận quản lý nhà trường đã dịch chuyển sang quản lý sự thay đổi. Những nhà giáo dục học trên thế giới đã đề xuất một số phương pháp tiếp cận quản lý sự thay đổi theo cách riêng của mình. Trong cuốn Quản lý nhà trường hiệu quả (Effective School Management), Ian Wilson đưa ra 5 chiến lược để quản lý sự thay đổi trong trường học: (1) Quản lý nhận thức về sự thay đổi, (2) Thay đổi một phần của văn hóa học đường, (3) Đánh giá cao những người hay có sự hoài nghi, (4) Hiểu biết lịch sử thay đổi trong tổ chức, (5) Luôn luôn nhận thức về định kiến của mọi người (2004: 37-49). Còn Geoff Morris đề xuất 6 giai đoạn chính của hệ thống tiếp cận để thay đổi: (1) Đánh giá sự đúng đắn của một sự thay đổi được đề xuất, (2) Mô tả tương lai, (3) Mô tả hiện tại, (4) Phân tích trường học, (5) Xác định vấn đề cần giải quyết, (6) Tìm nguồn lực đáp ứng sự thay đổi (2004: 66-72). Những cách tiếp cận nói trên đều hướng đến sự thay đổi để cạnh tranh về chất lượng và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học như một khách hàng.

Trước thực trạng “Hệ thống giáo dục của New Zealand có đầy đủ các sáng kiến, nhưng không thay đổi hiệu quả”, Hiệp hội Giáo viên Tiểu học New Zealand (PPTA) xuất bản cuốn Bộ công cụ quản lý thay đổi giáo dục (PPTA Education Change Management Toolkit 2016) để hướng dẫn kỹ thuật về quản lý sự thay đổi trong trường tiểu học. Cuốn sách này được xem là cẩm nang kỹ thuật quản lý sự thay đổi bởi “Nó chứa các nguyên tắc chung để thực hiện thay đổi giáo dục thành công trong trường học và một loạt các câu hỏi để trả lời trước, trong và sau khi thay đổi được thử thách” (PPTA 1996: 3).

Những thách thức đối với quản lý nhà trường

3.1. Về tính chuyên nghiệp của công tác quản lý

Các hoạt động đảm bảo chất lượng trong nhà trường được tiếp sức bởi sự thay đổi giáo dục đã nâng tầm quan trọng của nhà trường trong vị thế xã hội. Những thay đổi giáo dục này hướng đến mục tiêu có lợi cho người học nhưng cũng sẽ làm thay đổi điều kiện học tập của học sinh và điều kiện làm việc của giáo viên. Nhà lãnh đạo và người quản lý nhà trường phải chấp nhận sự thay đổi này như là một tất yếu và phương pháp quản lý như là một khởi đầu và phải bắt đầu bằng thay đổi các thói quen và tư duy. Điều này đòi hỏi hoạt động quản lý giáo dục trở thành hoạt động mang tính chuyên biệt để công việc quản lý sự thay đổi trong nhà trường không bị những ràng buộc khác cản trở làm hạn chế tính năng động, sáng tạo và tự chủ của người quản lý; đồng thời sàng lọc và chọn lọc những nhà quản lý chuyên nghiệp.

3.2. Làm sao thoát khỏi chủ nghĩa kinh nghiệm?

Thay đổi giáo dục như là một tất yếu của lịch sử đòi hỏi các nhà chức trách phải xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đồng hành với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa cả về kinh tế và xã hội, sự phát triển với tốc độ nhanh của khoa học và công nghệ, các nhà lãnh đạo và những người quản lý trường học đang phải đối mặt với những khó khăn về hoạt động trong một môi trường thay đổi rất nhanh. Những kinh nghiệm quản lý sẽ không còn là lợi thế của quản lý thay đổi mà có khi còn trở thành rào cản của hoạt động quản lý giáo dục trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo. Mặt khác, thách thức đặt ra đối với nhà lãnh đạo và người quản lý trường học mang tính lịch sử cá nhân khi họ đã từng trải qua môi trường giáo dục của quá khứ và đang thực hiện hoạt động quản lý môi trường giáo dục hiện tại nhưng phải thực hiện mục tiêu giáo dục tương lai. Phân tích những thách thức đối với giáo dục thế kỷ XX, Beare và Slaughter đã chỉ ra sự vô lý của tầm nhìn khi “Chúng ta rất giỏi trong việc nhìn lại quá khứ nhưng chúng ta lại không giỏi trong việc nhìn về tương lai với khoảng thời gian tương tự” (1993: 145). Nhà quản lý phải thay đổi nhận thức, từ việc xem kinh nghiệm như là nguồn lực trong quản lý sang việc coi nó là rào cản; đồng thời xác định sự thay đổi để đảm bảo chất lượng là yếu tố sống còn nên tư duy quản lý là tư duy về sự thay đổi và phương pháp của sự thay đổi.

3.3. Quản lý nhà trường tương lai

Những thách thức đặt ra cho nhà lãnh đạo và người quản lý trong các trường học là những thay đổi buộc phải diễn ra trong các nhà trường theo yêu cầu của Chiến lược phát triển giáo dục mang tầm lịch sử của quốc gia trong khi họ đang thực hiện hoạt động quản lý theo mô hình đa cấp hành chính quen thuộc. Người quản lý trong tương lai không còn trông chờ vào những hướng dẫn chi tiết, cũng không ngại đến tính pháp lệnh của chương trình và sách giáo khoa mà giáo viên và học sinh của họ phải tuân thủ theo những qui định cứng nhắc mà họ phải chủ động nắm bắt tình hình, đối tượng và khả năng, tiềm lực mà họ có để xác định mục tiêu cụ thể. Những phương thức chỉ đạo bằng các phương tiện hành chính như trước đây sẽ không còn hiệu quả trong quản lý nhà trường tương lai mà đòi hỏi người quản lý trực tiếp cùng tham gia vào quá trình của sự thay đổi, nắm bắt những nội dung cần thay đổi, phân tích được giá trị đạt được từ sự thay đổi và thực nghiệm nó, biết được khoảng cách của quá trình từ hiện tại đến tương lai để xác định công việc cần thực hiện, xác định công việc và trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường để giúp họ làm cách nào đạt được cam kết.

Quản lý sự thay đổi trong nhà trường: vấn đề và giải pháp

4.1. Quản lý sự thay đổi

Quản lý thay đổi là một thuật ngữ xuất hiện trong các ngành kinh tế với các tình huống dự án thực hiện không thành công phải thay đổi phướng thức quản lý bằng quản lý sự thay đổi.

Quản lý sự thay đổi là một cách tiếp cận có cấu trúc để đảm bảo rằng các thay đổi được thực hiện triệt để và suôn sẻ, và những lợi ích lâu dài của thay đổi đã đạt được.

Trọng tâm là các tác động rộng lớn hơn của sự thay đổi, đặc biệt là về con người và cách làm của họ, với tư cách cá nhân và đội nhóm, chuyển từ tình huống hiện tại sang tình huống mới. Sự thay đổi trong câu hỏi có thể bao gồm từ một thay đổi quy trình đơn giản, đến những thay đổi lớn trong chính sách hoặc chiến lược cần thiết nếu tổ chức muốn đạt được tiềm năng của nó.

Các lý thuyết về cách các tổ chức thay đổi thu hút nhiều ngành, từ tâm lý học và khoa học hành vi, cho đến kỹ thuật và tư duy hệ thống. Nguyên tắc cơ bản là sự thay đổi không xảy ra trong sự cô lập – nó tác động đến toàn bộ tổ chức (hệ thống) xung quanh nó và tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan. Do đó, để quản lý sự thay đổi thành công, nhà quản lý cần phải tham gia vào các tác động rộng lớn hơn của các thay đổi. Cùng với việc xem xét các tác động hữu hình của sự thay đổi, điều quan trọng là phải xem xét tác động cá nhân đối với những người bị ảnh hưởng và hành trình của họ hướng tới làm việc và hành xử theo những cách mới để hỗ trợ thay đổi. Từ đó cho thấy, quản lý sự thay đổi là một lĩnh vực rất rộng và cách tiếp cận để quản lý sự thay đổi rất khác nhau, từ tổ chức đến tổ chức và từ dự án này sang dự án khác. Nhiều tổ chức và chuyên gia tư vấn đăng ký các phương pháp quản lý thay đổi chính thức. Chúng cung cấp bộ công cụ, danh sách kiểm tra và kế hoạch phác thảo về những gì cần được thực hiện để quản lý các thay đổi thành công.

Quản lý sự thay đổi trong nhà trường bao giờ cũng chứa đựng hạt nhân cần thay đổi mà những người liên quan và thực hành sự thay đổi đó chính là giáo viên và học sinh. Người quản lý có trách nhiệm vận hành bộ máy để các tổ chức, cá nhân cùng chuyển động theo một hướng là sự thay đổi và đạt được các mục tiêu của nó.

Xem thêm: Những Chiếc Mô Tô Chính Hãng Đắt Đỏ Nhất Việt Nam, Xe Mô Tô Đắt Nhất Việt Nam Hiện Nay

4.2. Giải pháp quản lý nhà trường trước bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo ở Việt Nam

4.2.1. Nhận diện bản chất của sự thay đổi

Thứ nhất, sự thay đổi để thực hiện mục tiêu quốc gia: đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đó là sự thay đổi chính trị trong lĩnh vực giáo dục, một tư tưởng chỉ đạo có tính nhất quán. Trong Nghị quyết 29-NQ/TW có một luận điểm hết sức quan trọng đối với công tác quản lý: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng” (2013).

Thứ hai, sự thay đổi xuất phát từ sự thay đổi mục tiêu giáo dục, chuyển từ vấn đề trọng tâm “nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài” vì đất nước, vì xã hội sang mục tiêu đảm bảo chất lượng vì lợi ích thiết thực của người học. Sự thay đổi này chi phối những thay đổi khác, không chỉ nội dung và phương pháp giáo dục, mà còn các mối quan hệ khác của giáo dục với kinh tế – xã hội và đời sống cá nhân, cộng đồng.

Thứ ba, sự thay đổi nhận thức về giáo dục: nhà trường không còn nắm giữ vai trò độc tôn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người mà chỉ tham gia vào đó như một thành tố. Sự phát triển nhân cách và để nhân cách trở thành yếu tố quyết định số phận của con người còn phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và xã hội của con người. Sự phát triển thể chất và quá trình biến chuyển tâm sinh lý như là một quá trình tự giáo dục của mỗi cá nhân. Môi trường xã hội và tự nhiên chi phối cuộc sống của con người như là một đối tác thúc đẩy quá trình tự giáo dục. Chất lượng giáo dục chỉ có thể đạt được trong sự phù hợp với mỗi con người khi các hoạt động giáo dục trong nhà trường được kết hợp với các quá trình tự giáo dục của mỗi con người.

4.2.2. Tạo tầm nhìn cho sự thay đổi và loại bỏ chướng ngại vật

Tầm nhìn rõ ràng có thể giúp mọi người hiểu lý do tại sao phải yêu cầu họ làm điều gì đó. Khi mọi người tự nhìn thấy những gì người quản lý đang cố gắng đạt được, thì những chỉ thị mà họ đưa ra có ý nghĩa thiết thực hơn. Để truyền đạt tầm nhìn về sự thay đổi đến với tất cả mọi người trong nhà trường, người quản lý hãy biên soạn một tóm tắt ngắn gọn về những gì mà mình cho rằng mình đã thấy được những gì ở tương lai của nhà trường để làm sao được nhiều người hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc và đồng thuận; đồng thời phải luôn thực hành lời nói tầm nhìn của mình một cách thường xuyên.

Tầm nhìn của người quản lý có thể đại diện được cho toàn bộ những con người trong tổ chức của mình, tức là nhà trường, một khi người quản lý thực hành giải quyết các mối quan tâm, lo lắng của tất cả mọi người về một tương lai của đơn vị. Tuy nhiên, vấn đề quyền lợi và sự bất cập về mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, sự thiếu minh bạch, thiếu công bằng trong một tổ chức luôn là rào cản của quản lý sự thay đổi trong nhà trường bởi nó không tập hợp được mọi nguồn lực và phá vỡ động cơ.

4.2.3. Thay đổi phương thức quản lý

Quy trình của hoạt động quản lý nhà trường thông thường diễn ra 4 giai đoạn: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đôn đốc, tổng kết đánh giá. Trong quy trình này, kế hoạch đóng vai trò quyết định và chủ thể của kế hoạch là các hoạt động của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Mặt khác, kế hoạch hoạt động của nhà trường chủ yếu dựa trên một khuôn mẫu nhất định, tuân thủ những nguyên tắc, quy định của các văn bản pháp quy, cá nhân người quản lý chỉ cụ thể hóa nó ở mức độ phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện của nhà trường.

Yêu cầu của phương thức quản lý sự thay đổi phải bắt đầu từ cách xây dựng kế hoạch và xác định đối tượng quản lý sự thay đổi là con người. Để xây dựng kế hoạch quản lý sự thay đổi, người quản lý nhà trường phải làm cho mọi người hiểu được tại sao thay đổi phải diễn ra bằng cách tổ chức cho mọi người cùng tham gia thực nghiệm cái mới, tức là ‘cái đích’ của một thay đổi để tự mỗi người trải nghiệm và cảm nhận được hiệu quả của cái mới. Từ đó, người quản lý yêu cầu mỗi người đóng góp những ý tưởng của mình để làm sao sự thay đổi phải đến những ‘cái đích’ như thế. Dựa trên những ý tưởng đó, người quản lý tiến hành thống kê, phân loại và xác lập thông tin cho kế hoạch. Kế hoạch chính là sản phẩm được xây dựng gần giống với trí tuệ nhân tạo bởi nó được kết nối với các ý tưởng và ý chí của nhiều người. Đây chính là giai đoạn tạo động lực với mục tiêu: động lực thay đổi phải được tạo ra trước khi thay đổi có thể xảy ra. Kế hoạch như là một mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau và giữa cá nhân với cộng đồng để họ có thể tham gia vào quá trình kiểm tra và đối chứng các kết quả.

4.2.4. Xây dựng văn hóa nhà trường về sự thay đổi

Người quản lý nhà trường coi việc quản lý mang tính sự vụ, hành chính như thiên chức thì mong muốn sự đồng thuận và chấp hành, không chấp nhận sự khác biệt hay cá nhân hóa. Quản lý sự khác biệt thúc đẩy quá trình cá nhân hóa để tạo ra sự khác biệt giữa những con người trong tập thể, coi trọng cá tính, đề cao sáng kiến, chấp nhận định kiến. Giáo dục hiện đại luôn phát huy các yếu tố cá nhân, tạo điều kiện người học bộc lộ những năng lực tiềm ẩn, biết khẳng định mình trong cộng đồng và xã hội. Chính mối quan hệ và giao tiếp giữa người quản lý với giáo viên và nhân viên là yếu tố chi phối văn hóa ứng xử nhà trường và tạo mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp giữa người dạy và người học, giữa đồng nghiệp với nhau.

Xây dựng văn hóa về sự thay đổi bằng việc củng cố niềm tin vào giá trị của sự thay đổi, người quản lý phải tổ chức được cho giáo viên và học sinh nhận thức về giá trị và tham gia vào việc tạo ra giá trị, tôn trọng giá trị. Từ đó, việc đánh giá con người dựa trên giá trị sẽ tạo được động lực cho mọi người có khát vọng và tham gia vào những hoạt động làm cho nó thay đổi thực sự. Như vậy, sự thay đổi hiện diện mọi lúc, mọi nơi trong nhà trường.

Kết luận

Mọi sự thay đổi trong một tổ chức phải được bắt đầu từ bộ máy vận hành nó, tức là hoạt động quản lý. Quản lý sự thay đổi trong nhà trường liên quan đến nhiều tổ chức và cá nhân trong một mối liên hệ phức tạp. Điều quan trọng là những cá nhân, tổ chức này nhận thức được giá trị của sự thay đổi, sự cần thiết phải thay đổi để có những hành động quản lý không bị trái chiều nhau. Nhà trường vừa là một tổ chức xã hội vừa là cơ quan chuyên môn nên sự sự thay đổi của nhà trường tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của con người và xã hội. Quản lý sự thay đổi trong nhà trường muốn đạt được thành công phải nằm trong hệ thống sự thay đổi của nền giáo dục, đồng thời những yếu tố khác biệt ở mỗi cá nhân, đơn vị phải được phát huy. Việc trao quyền tự chủ cho các nhà trường như là một sự giải thoát và tạo ra động lực cho quản lý sự thay đổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Beare, H. and Slaughter, R. (1993). Education for the Twenty-Firrst Century, London: Routledge.

Davies, B and Ellison, L. (1997). School leadership in the 21st century – a competency and knowledge approach, London and New York.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết số 29/NQ-TƯ ( Khóa XI) Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Hà Nội.

Jain C., Prasad N. (2018). “Quality in Education—Concept, Origin, and Approaches”. In: Quality of Secondary Education in India. Springer, Singapore.

PTTA (2016). Education Change Management Toolkit 2016. New Zealand.

Rock KB Everard, Geoff Morris, Ian Wilson (2004). Effective School Management. P.C.P publishing, London.

CHANGE MANAGEMENT IN SCHOOLS: TRENDS, CHALLENGES, AND SOLUTIONS

Abstract

The change reflects the inevitability of education and training innovation in the context of globalization of economy – society, science and technology. Education and training are now developing in the direction of quality assurance, autonomy school, and change management. From analyzing the challenges of education management in the context of development, we identify a number of change management issues and propose change management solutions to help managers change perceptions and innovate management methods towards efficiency and quality.

Keywords: educational management, change management, quality assurance, school culture.