Tác hại của phèn chua

     
Mục lụcCÔNG DỤNG CỦA PHÈN CHUAMỘT SỐ CÁCH KẾT HỢP PHÈN CHUA ĐỂ CHỮA CÁC BỆNH THÔNG THƯỜNGCÔNG DỤNG CỦA PHÈN CHUA THEO ĐÔNG Y VÀ MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ PHÈN CHUABài thuốc chữa bệnh từ phèn chua

Phèn chua là gì? Công thức hoá học, tính chất, tác dụng của phèn chua. Lưu ý khi sử dụng phèn chua. Điều chế phèn chua. Phân biệt phèn chua và đường phèn. Một số cách kết hợp phèn chua để chữa các bệnh thông thường.

Bạn đang xem: Tác hại của phèn chua

Phèn chua chắc hẳn không còn xa lạ gì với mọi người vì nó đã được sử dụng từ rất lâu với công dụng nổi bật là làm sạch nước. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm để xem phèn chua là gì, có tính chất như thế nào, được điều chế ra sao và có công dụng nào khác nữa không nhé.

PHÈN CHUA LÀ GÌ?

*
Phèn chua là gì

Phèn chua có tên khoa học là kali alum, là một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc màu trắng, cũng có khi trong hoặc hơi đục. Muối này tan trong nước nhưng không tan trong cồn và là một loại muối sulfat kép của kali và nhôm.

Phèn chua còn có tên gọi khác là phèn nhôm, vũ nát, vũ trạch, nát thạch, mã xĩ phàn, bạch phàn, tất phàn, sinh phàn, trấn phong thạch, khô phàn, minh phàn,…

CÔNG THỨC HOÁ HỌC CỦA PHÈN CHUA

Công thức hoá học của phèn chua là KAl(SO4)2

Thông thường, phèn chua được tìm thấy ở dạng tinh thể khi ngậm 24 phân tử nước: KAl(SO4)2·12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Tìm hiểu thông tin: Nước Javen Là Gì? Những Công Dụng Của Nước Javen

TÍNH CHẤT CỦA PHÈN CHUA

Phèn chua tồn tại ở dạng tinh thể nhỏ, không đều, không màu hoặc màu trắng, hoặc cũng có thể trong hay đục.Muối này có vị chát, chua, tan nhiều trong nước nóng và không tan trong cồn.Nhiệt độ nóng chảy vào khoảng 92-93 độ C.Nhiệt độ sôi vào khoảng 200 độ C.Phèn chua được xem là không độc hại vì chỉ chứa khoảng 10% nhôm, ở mức này thì không gây hại cho sức khoẻ con người.

CÔNG DỤNG CỦA PHÈN CHUA

*
Công dụng của phèn chua

Ứng dụng trong công nghiệp

Phèn chua được dùng lọc nước vì khi cho chúng vào nước thì sẽ xảy ra phản ứng: Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+ . Trong phản ứng trên, Al(OH)3 là chất kết tủa ở dạng keo và keo này sẽ dính vào các, bụi trong nước làm chúng chìm xuống đáy.Trong công nghiệp giấy, phèn chua có công dụng làm cho giấy không bị nhoè mực khi viết. Cụ thể, người ta sẽ chúng cho vào giấy cùng với muối ăn, nhôm clorua tạo nên phản ứng trao đổi thuỷ phân mạnh hơn, nhờ đó tạo nên hidroxit và hidroxit này sẽ kết dính nhưng sợi xenlulozo với nhau và giấy sẽ không bị nhoè mực khi viết.Đối với công nghiệp dệt, phèn chua có tác dụng làm chất cắn màu.

Ứng dụng trong y học

Trong y học cổ truyền, phèn chua có tác dụng giải độc, sát trùng ngoài da, viêm ruột, các bệnh về dạ dày và chữa hôi nách hiệu quả.Ngoài ra, nó còn được sử dụng để trị một số bệnh khác như ngứa âm hộ, viêm tai giữa hay lỡ miệng.Không chỉ vậy, người ta còn dùng phèn chua để điều chế ra nhiều loại thuốc trị các bệnh khác nhau như bệnh đau răng, đau mắt, ho ra máu, giúp cầm máu và các loại xuất huyết.

Ứng dụng đối với thực phẩm

Phèn chua được biết đến từ rất lâu với công dụng làm tăng độ trắng và giòn cho thực phẩm như mứt, dưa chua.Giúp trứng tươi lâu hơn bằng cách ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5% trong vòng 15 phút.Phèn chua còn dùng để khử mùi hôi của lòng lợn bằng cách nghiền chúng thành bột và chà lên lòng lợn, sau đó rửa sạch.

GIÁ PHÈN CHUA LÀ BAO NHIÊU?

Phèn chua có giá khá rẻ, bạn có thể mua ở bất ki quán tạp hoá hoặc khu chợ nào vì nó rất phổ biến. Thông thường, 100 gam phèn chua có giá khoảng từ 20.000 đến 50.000 đồng tùy cho các mục đích sử dụng khác nhau.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÈN CHUA

*
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÈN CHUAKhi dùng phèn chua làm bột nở, phải tuân theo quy định mức tối đa được phép sử dụng của cơ quan an toàn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.Phèn chua cũng làm nhiều người quan ngại về vấn đề an toàn sức khoẻ khi sử dụng vì trong nó có chứa nhôm mà nhôm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh. Theo một số nghiên cứu khoa học thì nhôm chỉ gây ra nhiễm độc hệ thần kinh với chuột chứ chưa có bằng chứng nào cho thấy nó sẽ có tác hại ở người.Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, các tổ chức an toàn châu Âu – EFSA và tổ chức y tế thế giới- WHO đã chủ động siết chặt lượng nhôm được phép sử dụng trong thực phẩm. Cụ thể, hằng tuần, mức dung nạp nhôm tối đa là 1mg/kg.

ĐIỀU CHẾ PHÈN CHUA

PHÂN BIỆT ĐƯỜNG PHÈN VÀ PHÈN CHUA

Nhiều người vẫn hay lầm tưởng đường phèn là phèn chua, tuy nhiên về cơ bản thì đây là hai chất khác nhau hoàn toàn.Đường phèn là hợp chất hữu cơ, được sản xuất từ mía, có công thức hoá học, thành phần nguyên liệu khác hoàn toàn so với phèn chua.Phèn chua được xem là một hợp chất vô cơ.

PHÈN CHUA CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG? VÀ CÓ GÂY ĐỘC HẠI ĐẾN CƠ THỂ KHÔNG?

Trong một lượng nhất định thì phèn chua không hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, bạn phải thận trọng nếu sử dụng lượng lớn phèn chua nhé! Vì nó sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu như nôn ói, chóng mặt và tiêu chảy. 

Dù công dụng của phèn chua là rất nhiều nhưng việc lạm dụng phèn chua quá mức có thể dẫn tới nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Lý do là bởi trong thành phần của phèn chua có chứa nhôm. Nếu nhôm từ phèn chua được cơ thể hấp thụ thì một phần nhôm đó sẽ được tích lũy ở xương, một phần khác sẽ được bài tiết ra ngoài. Trong trường hợp cơ thể có quá nhiều nhôm, nó sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm là rất cao.

Tìm hiểu thêm bài viết: Isoamyl acetat và Ancol isoamyl là những chất gì? Tìm Hiểu Ngay Nhé!

MỘT SỐ CÁCH KẾT HỢP PHÈN CHUA ĐỂ CHỮA CÁC BỆNH THÔNG THƯỜNG

*
Một số cách kết hợp phèn chua

Trị mùi cơ thể:

Dùng bộ phèn chua đã được tán nhỏ, ray mịn và xát vào vùng nách sau khi đã lau khô. Mỗi ngày dùng một lần.

Chữa nước ăn chân:

Ngâm phèn chua với nước trong chậu, ngâm chân vào, sau đó lau khô chân.

Chữa hắc lào:

Kết hợp 4 phần phèn chua và 1 phần hàn the nung, sau đó tán nhỏ, ray mịn rồi trộn đều. Dùng nước lá trầu không chấm lên vùng da bị tổn thương đã được rửa sạch sau đó rắc hỗn hợp bột đã trộn lên. Sử dụng 2 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng bệnh đã biến mất.

Chữa cao huyết áp:

Trộn đều một lượng phèn chua và uất kim bằng nhau (đã tán mịn) sau đó vo viên lại như thuốc. Sử dụng 3 lần mỗi ngày, một lần dùng khoảng 6g trong vòng khoảng 20 ngày cho 1 liệu trình (thưc hiện ít nhất 2 liệu trình).

Chữa viêm tai giữa mãn tính:

Nhỏ nước phèn chua vào tai mỗi ngày 1 lần.

Chữa sốt rét:

Dùng khoảng 2g phèn chua uống vào mỗi sáng trước khi ăn sáng.Hoặc dùng 120g bột đậu xanh và khoảng 60g phèn chua nghiền thành bột. Cho hỗn hợp này vào bột gạo đã khuấy thành hồ và vo viên bằng hạt tiêu. Uống 20 viên với nước sôi để nguội trước khi lên cơn sốt khoảng 1 giờ.

Hỗ trợ chưa bệnh viêm âm đạo, khí hư bạch đới:

Lấy 3 lá trầu không rửa sạch, vò ra đun với 0,5 lít nước sôi, khi gần nguội thì cho 4g phèn chua vào khuấy tan.Hoặc: kết hợp phèn chua, xà sáng tử với 1 lượng bằng nhau, tán nhỏ và sắc thành nước.Trước khi đi ngủ, dùng hỗn hợp nước thuốc trên rửa vùng âm đạo bị viêm nhiễm.

CÔNG DỤNG CỦA PHÈN CHUA THEO ĐÔNG Y VÀ MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ PHÈN CHUA

CÔNG DỤNG CỦA PHÈN CHUA THEO ĐÔNG Y VÀ MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ PHÈN CHUA

Công dụng của phèn chua theo Đông y

Tính vị: vị chua chát, tính ẩmQuy kinh y: Quy vào kinh tỳCông năng – chủ trị: Phèn chua có công năng sát trùng, chỉ huyết, khử đàm và táo thấp. Chủ trị làm mửa manh nhiệt đàm, chảy máu, ghẻ ngứa, mụn nhọt, điện giải phát cuồng, thấp nhiệt hoàng đản, tả lỵ,…

Bài thuốc chữa bệnh từ phèn chua

Chữa chàm lở và chốc đầuChuẩn bị: Tùng hương 200g, mỡ lợn mới 500g và minh phàn 1500g.Thực hiện: Cho mỡ lợn và tùng hương vào nồi, đun cho tùng hương tan trong mỡ và để nguội. Dùng minh phèn nung thành khô phèn, tán bột mịn và trộn với mỡ, dùng lên thoa lên chỗ đau nhức.

Xem thêm: Tối Nay, Việt Nam Tiếp Tục Đón Mưa Sao Băng 2020 Ở Việt Nam ?

Trị các bệnh ngoài da do thấpChuẩn bị: Băng phiến 2g, thạch cao nung 1000g, khô phàn và lưu huỳnh mỗi thứ 12g, thanh đại 63g.Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó bảo quản trong lọ sành và đậy kín. Khi dùng, lấy một ít bột thuốc trộn với dầu và thoa lên chỗ đau nhức 2 lần/ ngày liên tục trong 5 – 7 ngày.Trừ đờm và khai bếChuẩn bị: Phèn chua 3 phần và uất kim 7 phần.Thực hiện: Đem các vị nghiền thành bột, cho nước vào thành hỗn hợp khô. Mỗi lần dùng từ 4 – 8g, ngày dùng 2 lần uống với nước sắc xương bồ hoặc nước đun sôi còn ấm.Lưu ý: Nếu có nhiều đờm dãi, nên dùng từ 40 – 60g/ ngày.Trị táo thấpChuẩn bị: Bạch phàn và tiêu thạch bằng lượng nhau.Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 4g, ngày dùng 3 lần (nên uống cùng với nước cháo).Trị viêm gan gây vàng da cấp tínhChuẩn bị: Thanh đại và minh phàn bằng lượng nhau.Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, sau đó cho vào viên nang, dùng 2 – 4g, ngày dùng 3 lần.Trị chứng đại tiện ra máu, nôn ra máu, băng huyết, chảy máu cam và các chứng chảy máu khácChuẩn bị: Hài nhi trà và bạch phàn mỗi vị bằng lượng nhau.Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 1 – 1.5g uống với nước.Trị khí hư bạch đớiChuẩn bị: Khô phàn và xà sàng tử liều lượng bằng nhau.Thực hiện: Đem các vị sắc và dùng nước ngâm rửa âm hộ.Trị mụn lươn ở trẻ emChuẩn bị: Chu sa và khô phàn các vị bằng lượng nhau.Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn, sau đó hòa với dầu vừng và thoa lên vùng da cần điều trị cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.Trị ung nhọt sưng tấy, thấp chẩnChuẩn bị: Hùng hoàng và minh phàn bằng lượng nhau.Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, trộn đều với nước trà đặc và thoa lên chỗ đau nhức.Trị động kinh, đờm dãi nhiều và cổ họng sưng đauChuẩn bị: 1 – 2 chỉ đường phèn.Thực hiện: Đem hòa nước và uống trực tiếp.Trị nhọt độc đầy người, đinh nhọt và nhọt độc ở lưng (phát bối)Chuẩn bị: Sáp ong vừa đủ và bạch phàn (sống) 1 lượng.Thực hiện: Đun sáp ong cho nóng chảy, trộn với bạch phàn nghiền làm thành viên to bằng hạt đậu đen, dùng từ 10 – 20 viên uống cùng với nước nóng.Trị nhức đầu ăn uống không ngon do đờm kết ở cổ họngChuẩn bị: 2 muỗng mật ong và bạch phàn 1 lượng.Thực hiện: Đem bạch phàn sắc với 1 chén nước, còn lại 1 chén trộn đều với mật ong và uống trực tiếp. Sau khi uống, người bệnh sẽ nôn ra đờm. Nếu không nôn được nên uống thêm cho đến khi nôn mửa ra dịch đờm ứ.Trị trẻ sơ sinh khóc nhiều do hàn khí ở trong bụng mẹChuẩn bị: Bạch phàn.Thực hiện: Nung lửa 1 ngày, tán bột làm thành viên bằng hạt ngô đồng, đem 2 viên mài với sữa và cho trẻ uống đều đặn cho đến khi khỏi.Trị trẻ em không bú được do miệng lưỡi trắngChuẩn bị: Phèn chua phi 1 chỉ.Thực hiện: Tán bột mịn, lấy lông gà chấm bột và rà vào miệng.Trị đau bụng thổ tảChuẩn bị: Phèn phi 1 chỉ.Thực hiện: Đem uống với nước đun sôi.Chữa hôi nách bằng phèn chuaChuẩn bị: Phèn phi tán bột.Thực hiện: Đem bọc vào khăn tay và xát vào vùng dưới cánh tay hằng ngày.Chữa da đầu lở vảy và ngứa ngáyChuẩn bị: Tùng hương (tán bột) 3 lượng, trư bản du tươi 0.5 cân và khô phàn (tán bột) 1 cân rưỡi.Thực hiện: Đem trư bản quậy với tùng hương, nấu lên cho dẻo, sau đó để nguội và trộn với bột khô phàn, khuấy đều và phết dán.Trị trúng phong cấm khẩuChuẩn bị: Tạo giáp 15g và bạch phàn 30g.Thực hiện: Đem tán bột từng vị riêng, sau đó dùng 3g/ lần uống với nước sôi để nguội..Trị động kinh do phong đờmChuẩn bị: Chè tày nhỏ cánh 5 chỉ và bạch phàn 30g.Thực hiện: Đem các dược liệu tán bột, luyện với mật ong làm thành viên to bằng hạt đậu đen. Người lớn dùng 15 viên, trẻ nhỏ dùng 5 – 6 viên uống cùng với nước nóng.

Với những chia sẽ trên về phèn chua, Trung Sơn hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về loại muối đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu này. Phèn chua khi sử dụng đúng cách quả thực đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ cũng như trong các ngành công nghiệp và một số lĩnh vực khác. Mong rằng với những chia sẽ trên, bạn sẽ sử dụng được chúng thật đúng cách để đạt được hiệu quả như mong muốn. Nếu vẫn còn thắc mắc nào về phèn chua hoặc bất kì hoá chất nào thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Trung Sơn để được giải đáp. Vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết nhé.