'trung quốc đã quân sự hóa hoàn toàn một số đảo nhân tạo

     
Dinh dưỡng - món ngon Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp - giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
tiengtrungquoc.edu.vn - Người đứng đầu lực lượng Hải quân Đức, Phó Đô đốc Kay-Achim Schonbach cho rằng sức mạnh của hải quân Trung Quốc đang phát triển với tốc độ "bùng nổ" và gây ra mối lo ngại, đồng thời hối thúc Bắc Kinh tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc.

Bạn đang xem: 'trung quốc đã quân sự hóa hoàn toàn một số đảo nhân tạo


Ông Schonbach cho rằng Trung Quốc đang gia tăng quy mô của lực lượng hải quân tương đương với toàn bộ Hải quân Pháp trong 4 năm/lần.

"Tôi có thể hiểu các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện đang muốn nói rằng: "Chúng tôi muốn có một lực lượng hải quân lớn. Chúng tôi muốn hải quân nước xanh", dĩ nhiên là để củng cố quyền lực. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu các hành vi của Trung Quốc có phù hợp với trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc hay không", ông Schonbach nhận định với CNBC ngày 22/12.


*

Lực lượng Hải quân Trung Quốc. Ảnh: ReutersPhó Đô đốc Schonbach đưa ra những bình luận trên giữa bối cảnh tàu khu trục Bayern của Đức đang neo đậu ở Singapore. Tàu Bayern đã đến khu vực vào 20/12 như một phần trong chiến dịch triển khai lực lượng 6 tháng tới châu Á - Thái Bình Dương. Tàu khu trục trên cũng đi qua Biển Đông, đánh dấu sự trở lại đầu tiên của tàu chiến Đức ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong gần 2 thập kỷ.

Sức mạnh hải quân gia tăng của Trung Quốc đã trở thành mối lo ngại lớn với Mỹ cũng như các đồng minh của Washington ở châu Âu và châu Á.

Theo một bài báo gần đây về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Trung Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới và đang gần như tự cung tự cấp trong lĩnh vực này. Dự kiến, tàu sân bay nội địa thứ hai của Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động năm 2024 và nước này sẽ duy trì khoảng 65 - 70 tàu ngầm vào giữa những năm 2020.

Xem thêm: Dự Án Trọng Điểm Vành Đai 2 Hà Nội ), Đường Vành Đai 2 Đoạn Cầu Mai Động

Washington đã bày tỏ lo ngại về những động thái của Bắc Kinh ở Biển Đông, vùng biển có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông và bao gồm một số tuyến vận chuyển quan trọng nhất thế giới.

Trung Quốc đã đưa ra những yêu sách chủ quyền phi pháp nhằm độc chiếm hầu hết Biển Đông và bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế ở Hague.

Trong chuyến công du Ấn Độ - Thái Bình Dương vào tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã kêu gọi Trung Quốc chấm dứt "những hành vi gây hấn" trong khu vực. "Không có nơi nào mà trật tự trên biển dựa trên các quy tắc đứng trước mối đe dọa lớn hơn ở Biển Đông. Trung Quốc tiếp tục cưỡng ép và bắt nạt các nước ven biển ở Đông Nam Á, đe dọa tự do hàng hải tại tuyến đường biển quan trọng này", Ngoại trưởng Blinken nhận định hồi tháng 7.

Việc triển khai tàu chiến Bayern cũng diễn ra sau khi Đức ban hành chỉ dẫn chính sách tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào năm ngoái, theo đó khẳng định rằng các nền kinh tế ở châu Âu và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương "kết nối chặt chẽ với nhau qua chuỗi cung ứng toàn cầu". Berlin cũng cho biết trong một thông báo rằng nếu xung đột xảy ra trong khu vực, điều đó sẽ "tác động bất lợi đến an ninh và sự ổn định ở đây, cũng như tác động ngược trở lại Đức".

Ông Schonbach cho rằng, việc triển khai lực lượng của Đức "giống như phần mở đầu" và là dấu hiệu cho những cam kết của nước này nhăm tăng cường sự can dự ở châu Á, trong đó có việc mở rộng sự hợp tác an ninh và quốc phòng với các nước đối tác trong khu vực./.